Chiếc máy bay cất cánh lần đầu năm 1960. Hơn 1.000 chiếc đã được chế tạo và 880 chiếc vẫn đang hoạt động trên khắp thế giới, chủ yếu tại các nước thuộc Cộng đồng các quốc gia độc lập và Châu Phi. Tới tháng 8 năm 2006 tổng cộng 448 chiếc Antonov An-24 đang hoạt động hàng không.[1]
Chiếc máy bay này được thiết kế để thay thế loại máy bay vận tải Il-14 đã quá cũ trên các đường bay ngắn và trung bình. Thiết kế máy bay chú trọng tới hoạt động trên các đường băng chất lượng kém và kể cả đường băng chưa được chuẩn bị tại các vùng hẻo lánh. Vị trí cánh trên cao giúp bảo vệ động cơ và cánh quạt khỏi các mảnh rác từ đường băng, và tỷ lệ công suất trên khối lượng của nó cao hơn đa số các máy bay cùng loại khác. Máy khoẻ và không cần các thiết bị bảo dưỡng phức tạp trên mặt đất. Chúng chủ yếu được chế tạo tại các nhà máy Irkutsk, Ulan Ude và Kiev
Công ty Sản xuất Máy bay Xian Trung Quốc đã chế tạo các phiên bản An-24 với tên gọi Yunshuji Y-7. Công việc sản xuất vẫn đang tiếp tục ở nước này trong khi tại Ukraine đã dừng từ năm 1978.
Các biến thể và các giai đoạn thiết kế
An-24:: Thiết kế ban đầu. Máy bay vận tải hai động cơ và 44 chỗ.
An-24B: Phiên bản máy bay chở hàng.
An-24T: Phiên bản máy bay chở hàng.
An-24P:: Phiên bản trang bị vũ khí.
An-24V: Phiên bản vận tải tầm gần 50 chỗ, hai động cơ phản lực cánh quạt 2.550-ehp (1902-ekW) Ivchenko AI-24A.
An-24V Series II: Phiên bản vận chuyển hàng hóa, và hành khách 50 chỗ.
An-24RT: Giống với AN-24T, mang thêm động cơ phản lực phụ.
An-24RV: Phiên bản sử dụng động cơ tuốc bin phản lực. Giống với An-24V, nhưng lắp động cơ phản lực phụ 1.985-lb (900-kg).
Xian Y-7: Phiên bản của Trung Quốc - xem thêm Xian MA60
Y-7-100: Phiên bản cải tiến, buồng lái và cabin thiết kế lại, lắp thêm cánh nhỏ.
Y-7-200: Trang bị hệ thống điện tử hàng không mới, cánh nhỏ bị bỏ đi.
Y-7-200A: Lắp hai động cơ phản lực cánh quạt Pratt & Whitney PW127C.
Y-7-200B: Chế tạo cho thị trường nội địa của Trung Quốc.
Ngày 19 tháng 1 năm 2006, một chiếc An-24 vận tải quân sự của Slovakia với 43 người trên khoang (trong số đó có 28 binh sĩ) đã lao xuống đất tại Hungary, chỉ cách biên giới Slovakia 3 km. Chỉ một người sống sót, và 42 người đã được thông báo tử nạn. Chiếc máy bay chở lực lượng KFOR của Slovakia đã hoàn thành hoạt động tại Kosovo trong nửa năm.[2]
Ngày 25 tháng 6 năm 2007, một chiếc An-24 của Campuchia chuyến bay thương mại PMTair với 16 hành khách và 6 thành viên phi hành đoàn đã đâm vào một dãy núi cách 130 km phía nam thủ đô Phnom Penh. Chiếc máy bay đang trên đường từ Siem Reap, gần khu vực Angkor Wat, tới thị trấn Sihanoukville ven biển. Hậu quả là tất cả hành khách trên máy bay thiệt mạng.[3][4]
Thông số kỹ thuật (An-24)
Đặc điểm riêng
Phi đoàn: 3-4: 2 phi công, 1 kỹ sư máy, (tuỳ chọn) 1 sĩ quan radio
^Nærland, Mina Hauge (ngày 19 tháng 1 năm 2006). “Slovakisk militærfly styrtet”. Dagbladet.no (bằng tiếng Na Uy). DB Medialab. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2006.
^RTE News, Ireland (ngày 24 tháng 6 năm 2007). “Angkor Wat tourists in plane crash”. RTE.ie (bằng tiếng Anh). Radio Telefis Eireann. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2007.
^CNN International (ngày 25 tháng 6 năm 2007). “Tourists missing as plane crashes” (bằng tiếng Anh). Associated Press. Truy cập ngày 25 tháng 6 năm 2007.