Annabella của Scotland

Annabella của Scotland
Bá tước phu nhân xứ Ginevra
Bá tước phu nhân xứ Huntly
Thông tin chung
SinhKhoảng năm 1436
Mất1509
Phối ngẫu
Luigi của Savoia
(cưới 1447⁠–⁠annulled1458)

George Gordon, Bá tước thứ 2 xứ Huntly
(cưới 1459⁠–⁠annulled1471)
Hậu duệIsabella Gordon
Alexander Gordon, Bá tước thứ 3 xứ Huntly
Vương tộcNhà Stewart
Thân phụJames I của Scotland Vua hoặc hoàng đế
Thân mẫuJoan Beaufort

Annabella của Scotland (khoảng năm 1436 – 1509) là Vương nữ Scotland, là con gái thứ sáu của James I của ScotlandJoan Beaufort. Annabella từng 2 lần kết hôn, do đó được biết đến với các tước hiệu Bá tước phu nhân xứ Ginevra và Bá tước phu nhân xứ Huntly. Tuy nhiên, cả hai lần hôn nhân của Annabella đều bị tiêu hủy, lần đầu tiên vì không thành sự[a] và lần thứ hai vì lý do huyết thống.

Tiểu sử

Những năm đầu đời

Annabella của Scotland là con thứ 8 và là con gái thứ 6 của James I của ScotlandJoan Beaufort. Annabella có thể được đặt theo tên của bà nội là Annabella Drumond. Các chị gái của Annabella là Margaret, Isabella, Eleanor, MaryJoan và các anh trai của Annabella là James và người anh em song sinh Alexander, người đã qua đời khi còn nhỏ.

Cuộc hôn nhân đầu tiên

Ngày 14 tháng 12 năm 1444, thỏa thuận hôn ước giữa Annabella và Luigi của Savoia, Bá tước xứ Ginevra, con trai của Ludovico I xứ Savoia đã được ký kết tại Lâu đài Stirling,[1] khi ấy cả Annabella và Luigi đều được khoảng 8 tuổi.[2] Năm sau đó Annabella đến Savoia để tiếp nhận nền giáo dục của nơi đây.[3]

Đoàn tùy tùng của Vương nữ Annabella, được hộ tống bởi các đại sứ của bố chồng, đến Savoia vào tháng 9 năm 1445, sau một cuộc hành trình đầy biến cố kéo dài 86 ngày.[1] Nhiều chi phí đã phát sinh cho việc tiếp đón Vương nữ, mặc dù thực tế rằng Annabella không phải là người thừa kế của Vương quốc Scotland, cũng nhưng người chồng hứa hôn Luigi không phải là Công tước xứ Savoia trong tương lai.[1]

Tuy nhiên, đám cưới chính thức không bao giờ được tiến hành.[1] Charles VII của Pháp không ủng hộ liên minh này và đã gửi một số sứ thần đến để ngăn cản cuộc hôn nhân.[2] Do đó, hôn ước đã bị hủy bỏ trong các cuộc đàm phán tại Gannat vào năm 1458, trước sự chứng kiến của Quốc vương Pháp và các đại diện của Công tước xứ Savoia và Quốc vương Scotland.[1] Công tước Savoia đã phải bồi thường thiệt hại 25.000 đồng écus cho Vương thất Scotland.[2]

Cuộc hôn nhân thứ hai

Annabella trở lại Scotland và kết hôn với Ngài George Gordon, con trai và là người thừa kế của Alexander Gordon, Bá tước thứ 1 xứ Huntly trước ngày 10 tháng 3 năm 1460. Sau cái chết của bố chồng vào ngày 15 tháng 7 năm 1470, George trở thành Bá tước thứ 2, do đó Annabella cũng trở thành Bá tước phu nhân xứ Huntly. Tuy nhiên, Bá tước thứ 2 nhanh chóng tiến hành các thủ tục để tiêu hôn với Annabella với lý do Vương nữ có quan hệ huyết thống đời thứ ba và thứ tư với người vợ đầu tiên của George là Elizabeth Dunbar, Nữ Bá tước thứ 8 xứ Murray. Cuộc hôn nhân đã bị hủy bỏ vào ngày 24 tháng 7 năm 1471.[4]

Hậu duệ

Thông qua cuộc hôn nhân, Annabella có với người George, Bá tước thứ 2 xứ Huntly những đứa con sau:

Tuy nhiên, có những đứa con khác của Bá tước Huntly thứ 2 vẫn còn bị tranh cãi về người mẹ; họ có thể là con của Annabella hoặc người vợ cuối cùng và thứ ba của George (trước đó là tình nhân) là Elizabeth Hay:

  • Adam Gordon, kết hôn với Elizabeth Moravia, con gái và là người thừa kế của John Moravia, Bá tước thứ 8 xứ Sutherland. Elizabeth cũng trở thành Nữ Bá tước xứ Sutherland sau cái chết của anh trai. Con trai của hai vợ chồng là Alexander Gordon, Quý ngài xứ Sutherland.[4]
  • William Gordon, kết hôn với Janet Ogilvy và là tổ tiên của Gordons xứ Gight.[c][7]
  • James Gordon, được nhắc đến năm 1498.[7]
  • Janet Gordon, kết hôn lần đầu với Alexander Lindsay, Quý ngài xứ Crawfurd; lần thứ hai với Patrick, Quý ngài xứ Grey (bị tiêu hủy); lần thứ ba với Patrick Buttar xứ Gormark và lần thứ tư với James Halkerston xứ Southwood. janet qua đời trước tháng 2 năm 1559.[8]
  • Elizabeth Gordon, người đã được định hôn ước với William Keith, Bá tước Marischal thứ 3 vào năm 1481.[9]

Gia phả

Ghi chú

  1. ^ Tức là chưa động phòng
  2. ^ Hiện vẫn chưa thể chắc chắn mẹ của Alexander là Annabella hay Elizabeth Hay. Tuy nhiên, George Gordon đã kết hôn với Elizabeth Hay vào khoảng ngày 12 tháng 5 năm 1476[5] và Alexander là một thành viên của quốc hội, và là một trong số Ủy ban thường trực (Lords of the Articles) vào năm 1485, do đó việc Alexander là con trai của Elizabeth Hay là không hợp lý về mặt thời gian, do đó khả năng cao Alexander là con trai của Annabella. [4][5][6]
  3. ^ Lãnh chúa Byron khẳng định mình là hậu duệ của Annabella thông qua mẹ là Catherine, con gái của George Gordon, Lãnh chúa thứ 12 xứ Gight. Byron viết rằng: "Bởi [Annabella], ông ấy [tBá tước thứ 2 xứ Huntly] có bốn con trai: người thứ 3, Ngài William Gordon, tôi có vinh dự khẳng định đó là một trong các vị tổ tiên của tôi."

Tham khảo

  1. ^ a b c d e Eva Pibiri (2003). “A la recherche d'une épouse. Ambassades et voyages autour des fiançailles d'Annabelle d'Ecosse et de Louis de Savoie, comte de Genève (1444–1445)”. Cahiers lausannois d'histoire médiévale (bằng tiếng Pháp). L'itinérance des seigneurs (XIVe-XVIe s.): 123–171.
  2. ^ a b c Guichenon 1660, tr. 536.
  3. ^ Downie, Fiona (1999). “La Voie Quelle Menace Tenir': Annabella Stewart, Scotland, and the European Marriage Market, 1444-56”. The Scottish Historical Review. 78: 170–191. doi:10.3366/shr.1999.78.2.170. JSTOR 25530900. PMID 22272424..
  4. ^ a b c d The Scots Peerage, Founded on Wood's Edition of Sir Robert Douglas's Peerage of Scotland, ed. James Balfour Paul, Vol. IV (Edinburgh: David Douglas, 1907), p. 529.
  5. ^ a b George Edward Cokayne, The Complete Peerage; or, a History of the House of Lords and all its members from the earliest times, Vol. VI, eds. H. A. Doubleday: Howard de Walden (London: The St. Catherine Press, Ltd., 1926), p. 677.
  6. ^ The Scots Peerage, Founded on Wood's Edition of Sir Robert Douglas's Peerage of Scotland, ed. James Balfour Paul, Vol. IV (Edinburgh: David Douglas, 1907), p. 532
  7. ^ a b The Scots Peerage, Founded on Wood's Edition of Sir Robert Douglas's Peerage of Scotland, ed. James Balfour Paul, Vol. IV (Edinburgh: David Douglas, 1907), p. 530
  8. ^ The Scots Peerage, Founded on Wood's Edition of Sir Robert Douglas's Peerage of Scotland, ed. James Balfour Paul, Vol. III (Edinburgh: David Douglas, 1905), p. 24
  9. ^ The records of Aboyne MCCXXX-MDCLXXXI, ed. Charles Gordon Huntly (Aberdeen: The New Spalding Club, 1894), p. 402
  10. ^ “Person Page”. thepeerage.com. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2023.
  11. ^ McAndrew, Scotland's Historic Heraldry, p 173

Nguồn tài liệu