153 Hilda

153 Hilda
Trường sao hiển thị Hilda (apmag 14,2)
Khám phá[1]
Khám phá bởiJohann Palisa
Nơi khám pháĐài quan sát Hải quân Áo
Ngày phát hiện2 tháng 11 năm 1875
Tên định danh
(153) Hilda
Phiên âm/ˈhɪldə/[2]
A875 VC; 1935 GD
Vành đai chính (Hilda)
Tính từHildian /ˈhɪldiən/[3]
Đặc trưng quỹ đạo[1]
Kỷ nguyên 25 tháng 2 năm 2023
(JD 2.460.000,5)
Tham số bất định 0
Cung quan sát51.960 ngày (142,3 năm)
Điểm viễn nhật4,5341 AU (678,29 Gm)
Điểm cận nhật3,4225 AU (512,00 Gm)
3,9783 AU (595,15 Gm)
Độ lệch tâm0,139 71
7,94 năm (2898,3 ngày)
51,690°
0° 7m 27.156s / ngày
Độ nghiêng quỹ đạo7,8249°
228,16°
38,617°
Trái Đất MOID2,40939 AU (360,440 Gm)
Sao Mộc MOID0,575754 AU (86,1316 Gm)
TJupiter3,024
Đặc trưng vật lý
Kích thước170,63±3,3 km[1]
Khối lượng~5,2×1018 kg
~ 6 m/s
5,9587 giờ (0,24828 ngày)[1]
0,0618±0,002[1]
7,48[1]

Hilda /ˈhɪldə/ (định danh hành tinh vi hình: 153 Hilda) là một tiểu hành tinh rộng 170 km ở phần bên ngoài của vành đai chính.[1] Nó được cấu tạo bằng chondrite cacbonat nguyên thủy, nên có bề mặt rất tối. Ngày 2 tháng 11 năm 1875, nhà thiên văn học người Áo Johann Palisa phát hiện tiểu hành tinh Hilda khi ông thực hiện quan sát tại Đài quan sát Hải quân ÁoPula, nay là Croatia.[1] Tên của tiểu hành tình được chọn bởi nhà thiên văn học Theodor von Oppolzer, ông đã chọn đặt tên nó theo tên một trong những cô con gái của ông.[4]

Quỹ đạo và họ tiểu hành tinh

Giản đồ của quỹ đạo 153 Hilda (màu xanh lá cây), với Sao Mộc (màu đỏ). Các vòng tròn màu đỏ mở là các điểm Jovian Lagrange mà Hilda tiếp cận[a]

Hilda được dùng để đặt tên cho nhóm tiểu hành tinh họ Hilda, nhưng chúng không cùng một họ vì về vật chất, chúng không liên quan với nhau. Thay vào đó, chúng là những tiểu hành tinh được bao quanh trong một 2:3 cộng hưởng quỹ đạo với Sao Mộc.[5] Sao Mộc di chuyển quanh Mặt Trời trong 11,9 năm trong khi 153 Hilda di chuyển quanh Mặt Trời trong 7,9 năm,[1] nghĩa là Sao Mộc di chuyển quanh Mặt Trời 2 vòng thì Hilda di chuyển được 3 vòng. Có trên 1.100 vật thể được biết là ở trong một 2:3 cộng hưởng quỹ đạo với Sao Mộc.[5]

Hilda đã che khuất một sao vào ngày 31 tháng 12 năm 2002, được quan sát thấy từ Nhật Bản.

Nó có một biên độ đường cong ánh sáng rất thấp, cho thấy nó có dạng hình cầu hoặc có albedo (cường độ phản chiếu ánh sáng) không thay đổi.

Chú thích

  1. ^ Dựa trên dữ liệu quỹ đạo từ năm 2000. Hilda hiếm khi tiếp cận chính xác điểm Lagrange.

Xem thêm

Tham khảo

  1. ^ a b c d e f g h i “JPL Small-Body Database Browser: 153 Hilda”. ngày 12 tháng 2 năm 1998. Truy cập ngày 12 tháng 5 năm 2016.
  2. ^ “Hilda”. Dictionary.com Chưa rút gọn. Random House.
  3. ^ Bhattacharya & Lichtman (2016) Solar Planetary Systems, p. 6
  4. ^ Schmadel, Lutz D. (2003). Dictionary of Minor Planet Names. Springer Science & Business Media. tr. 29. ISBN 978-3-540-00238-3.
  5. ^ a b M. Brož & Vokrouhlický, D. (2008). “Asteroid families in the first-order resonances with Jupiter”. Monthly Notices of the Royal Astronomical Society. 390 (2): 715–732. doi:10.1111/j.1365-2966.2008.13764.x. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2009.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)

Liên kết ngoài