Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia (Việt Nam)

Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia (Việt Nam)
Cổng vào Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, năm 2020
Thành lập29 tháng 10 năm 1997; 27 năm trước (1997-10-29)[1]
Vị thế pháp lýĐang hoạt động
Trụ sở chính80B Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Vùng phục vụ
Việt Nam
Lãnh đạoTrần Hồng Hà
Trang webWebsite chính thức

Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia (tiếng Anh: National Traffic Safety Committee) là một tổ chức phối hợp liên ngành, có chức năng giúp Thủ tướng Chính phủ Việt Nam chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương thực hiện các chiến lược, đề án quốc gia về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và triển khai các giải pháp liên ngành nhằm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong phạm vi Việt Nam.[2][3]

Nhiệm vụ và quyền hạn

  1. Nghiên cứu, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ kế hoạch tổ chức thực hiện các chiến lược, đề án quốc gia, các giải pháp phối hợp liên ngành về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông để phát huy tính hiệu quả, đồng bộ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương phối hợp thực hiện sau khi được phê duyệt.
  2. Giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, điều hành các hoạt động phối hợp giữa các Bộ, ngành, địa phương để giải quyết, khắc phục hậu quả các vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng, các vấn đề đột xuất, phức tạp cần tập trung xử lý liên quan đến tình hình trật tự, an toàn giao thông trên phạm vi cả nước.
  3. Giúp Thủ tướng Chính phủ kiểm tra, đôn đốc các Bộ, ngành, địa phương thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các chiến lược, đề án quốc gia và các giải pháp liên ngành về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
  4. Định hướng nhiệm vụ và xây dựng kế hoạch tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông để các Bộ, ngành và các địa phương tổ chức triển khai thực hiện.
  5. Hướng dẫn Ban An toàn giao thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện các kế hoạch, giải pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn quản lý; kiểm tra việc thực hiện của các ngành, các địa phương. Đề xuất hoặc trực tiếp giải quyết các kiến nghị của địa phương để xử lý các tình huống, sự cố xảy ra nhằm bảo đảm an toàn giao thông, chống ùn tắc giao thông.
  6. Phối hợp với Ủy ban Quốc gia phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn chỉ đạo công tác cứu hộ, cứu nạn và khắc phục hậu quả các vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng trên các tuyến đường bộ cao tốc, đường sắt quốc gia và các tuyến đường thủy nội địa quốc gia.
  7. Phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo công tác cứu hộ, cứu nạn và khắc phục các vụ tai nạn, ùn tắc giao thông đặc biệt nghiêm trọng; đề xuất kịp thời các biện pháp nhằm ngăn chặn những tai nạn, ùn tắc tương tự xảy ra.
  8. Xây dựng các báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về tình hình trật tự an toàn giao thông với Thủ tướng Chính phủ, hoặc các báo cáo về trật tự, an toàn giao thông của Chính phủ với Quốc hội; chỉ đạo công tác phân tích, đánh giá, xác định nguyên nhân tình hình tai nạn, ùn tắc giao thông trên toàn quốc và kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, giải pháp về đảm bảo trật tự, an toàn giao thông.
  9. Chỉ đạo việc xây dựng và nhân rộng các mô hình, các điển hình tiên tiến trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông.
  10. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
  11. Chỉ đạo nghiên cứu áp dụng các kết quả khoa học và công nghệ mới trong lĩnh vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
  12. Đề nghị và thực hiện công tác thi đua, khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu, xuất sắc trong hoạt động bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
  13. Huy động các nguồn lực ngoài ngân sách để hỗ trợ nạn nhân tai nạn giao thông khắc phục hậu quả, hòa nhập cộng đồng và tiếp tục phát triển.
  14. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Thủ tướng Chính phủ giao.

Tổ chức

Tổ chức của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia như sau[2]:

Bộ Giao thông vận tải là cơ quan Thường trực của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, có trách nhiệm bảo đảm các điều kiện hoạt động của Ủy ban, sử dụng các cơ quan, đơn vị chức năng trực thuộc Bộ để thực hiện các nhiệm vụ của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia.

Lãnh đạo hiện nay (theo Quyết định số 919/QĐ-TTg)

Tham khảo

  1. ^ “Quyết định số 917/TTG của Thủ tướng Chính phủ: QĐ: thành lập Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia”. Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. ngày 29 tháng 10 năm 1997. Truy cập ngày 12 tháng 5 năm 2020.
  2. ^ a b PV/VOV.VN (23 tháng 6 năm 2017). “Thủ tướng ban hành quyết định về Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia”. VOV. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 5 tháng 9 năm 2017.
  3. ^ “QUYẾT ĐỊNH Về tổ chức và hoạt động của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia và Ban An toàn giao thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương”. 22 tháng 6 năm 2017. Truy cập ngày 5 tháng 9 năm 2017.
  4. ^ baochinhphu.vn (28 tháng 8 năm 2024). “Thủ tướng Phạm Minh Chính phân công nhiệm vụ các Phó Thủ tướng Chính phủ”. baochinhphu.vn. Truy cập ngày 28 tháng 8 năm 2024.
  5. ^ “Ông Nguyễn Văn Thắng làm Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia”.
  6. ^ “Bổ nhiệm Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia”.
  7. ^ “Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Lâm làm Phó Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia”.
  8. ^ a b baochinhphu.vn (16 tháng 5 năm 2024). “Kiện toàn nhân sự Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia”. baochinhphu.vn. Truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2024.
  9. ^ “Kiện toàn nhân sự Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia”. Văn phòng Chính phủ Việt Nam. 10 tháng 6 năm 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 5 tháng 9 năm 2017.
  10. ^ a b PV/VOV.VN (28 tháng 3 năm 2017). “4 Thứ trưởng được bổ nhiệm làm Ủy viên Ủy ban ATGT Quốc gia”. VOV. Truy cập ngày 5 tháng 9 năm 2017.

Liên kết ngoài