Đảo Liancourt

Các đảo tranh chấp
Đảo Liancourt
Tên khác: Dokdo, Tokdo, Tok, Takeshima
Vị trí của đảo Liancourt trong biển Nhật Bản giữa Hàn Quốc và Nhật Bản
Địa lý
Vị tríBiển Nhật Bản
Tọa độ37°14′30″B 131°52′0″Đ / 37,24167°B 131,86667°Đ / 37.24167; 131.86667
Tổng số đảo90 (37 có đất vĩnh cửu)
Các đảo chínhĐảo Đông, đảo Tây
Diện tích0,18745 km² (46,32 mẫu Anh)
Đảo Đông: 0,0733km² (18,10 mẫu Anh)
Đảo Tây: 0,08864 km² (21,90 mẫu Anh)
Điểm cao nhấtkhông có tên trên đảo Tây
Độ cao cao nhất169 mét (554 ft)
Quản lý
Quốc gia quản lý Hàn Quốc
HuyệnUlleung
Tranh chấp giữa
Quốc gia Nhật Bản
Thị trấnOkinoshima

Quốc gia

 Hàn Quốc
HuyệnUlleung

Quốc gia

 CHDCND Triều Tiên
Dân cư
Dân số2 + 43 người hỗ trợ (luân phiên)
Các nhóm sắc tộcNgười Hàn Quốc

Đảo Liancourt là tên gọi quốc tế của một nhóm đảo nhỏ nằm giữa Hàn QuốcNhật Bản, cách đảo Honshu của Nhật Bản và phía đông nam của bán đảo Triều Tiên khoảng 220 km. Liancourt đang ở trong trạng thái tranh chấp lãnh thổ giữa Nhật Bản và Hàn Quốc.[1] Hiện nay, Hàn Quốc là quốc gia đang duy trì sự kiểm soát trên thực tế đối với toàn bộ nhóm đảo này.

Hàn Quốc gọi nhóm đảo là Dokdo hay Tokdo (Tiếng Hàn독도; Hanja獨島; Hán-Việt: Độc Đảo) có nghĩa là "Hòn đảo đơn độc" trong khi Nhật Bản gọi đảo Liancourt là Takeshima (tiếng Nhật: たけしま (竹島?), Hán-Việt: Trúc Đảo), nghĩa là "Đảo Trúc".[2]

Hàn Quốc kiểm soát và tuyên bố chủ quyền của mình với nhóm các đảo này kể từ tháng 7 năm 1954.[3]

Địa danh

Tên quốc tế của đảo Liancourt được lấy từ Le Liancourt, tên một ngư thuyền săn cá voi của Pháp suýt đắm ở vùng đá ngầm của nhóm đảo này vào năm 1849.[4] Trong tiếng Anh và theo một số bản đồ cũ còn ghi tên là "Hornet Rocks" (1855) cho nhóm đảo này trong khi thư tịch hải hành của Nga đặt tên Manala và Olivutsa cho đảo Liancourt.[5]

Địa danh của đảo bằng tiếng Hàntiếng Nhật cũng liên tục bị thay đổi theo thời gian, chứng tỏ còn nhiều tính bất nhất gây thêm sự rắc rối lịch sử về chủ quyền của nhóm đảo này.[3][6]

Địa hình

Nhóm đảo Liancourt bao gồm 90 đảo nhỏ, trong đó 37 mỏm đất không bị ngập. Số còn lại chỉ là đá ngầm.[7] Trong số 37 đảo thì chỉ có hai hòn đảo cư trú được: đảo Tây và đảo Đông; 35 hòn đảo kia chỉ là mỏm đá. Tổng diện tích cua cả vùng đảo này chỉ khoảng 0,18745 km² với điểm cao nhất đo được 169 m (554,5 ft) trên đảo Tây.[8]

Hình chụp đảo Dokdo:
Bên trái: đảo Đông (với tháp hải đăng)
Bên phải: đảo Tây

Seodo (tiếng Hàn: 서도/西島 Tây đảo) hay Ojima (tiếng Nhật: 男島 Nam đảo) và Dongdo (tiếng Hàn: 동도/東島 Đông đảo) hay Mejima (tiếng Nhật: 女島 Nữ đảo), cách nhau khoảng 150 m[8]. Đảo Tây lớn hơn, với diện tích khoảng 88.640 mét vuông (22 mẫu Anh); đảo Đông chỉ 73.300 mét vuông (18 mẫu Anh).[7]

Đảo Tây là một đỉnh núi thấp với nhiều hang động dọc theo bờ biển. Bên đảo Đông có nơi bờ biển là vách đá dựng đứng cao khoảng 10 tới 20 m; có 2 hang lớn thông ra biển và một hố trũng.[9][10]

Theo khảo cứu của địa chất học thì nhóm đảo này hình thành khoảng 4,5 triệu năm trước do núi lửa hình thành trong Đại Tân sinh rồi sau đó bị xói mòn.[9][11]

Vì Liancourt nằm án ngữ biển Nhật Bản nên có vai trò vị trí chiến lược cực kỳ quan trọng đối với cả hai phía Nhật Bản và Hàn Quốc. Ngoài ra khu vực Liancourt là một nguồn ngư sản dồi dào và có tiềm năng lưu trữ lượng lớn khí đốt sâu trong lòng đất.[12]

Vị trí

Đảo Liancourt nằm ở tọa độ khoảng 131°52´ kinh đông và 37°14´ vĩ bắc[7]. Đảo Tây nằm ở tọa độ khoảng 37°14′31″B 131°51′55″Đ / 37,24194°B 131,86528°Đ / 37.24194; 131.86528 (West Islet) còn đảo Đông nằm tại tọa độ 37°14′27″B 131°52′10″Đ / 37,24083°B 131,86944°Đ / 37.24083; 131.86944 (East Islet).

Đảo Liancourt cách Hàn Quốc khoảng 217 km (135 dặm Anh) và cách Nhật Bản khoảng 212 km (131 dặm Anh)[13]. Khoảng cách, cao độ và các điều kiện thời tiết ảnh hưởng tới hình dạng đảo khi hiện, khi khuất.

Địa thể của Hàn Quốc gần Liancourt nhất là đảo Ulleung-do, cách khoảng 87 km (54 dặm Anh). Vào những ngày khí trời trong sáng người đứng trên Ulleung có thể thấy được Liancourt.[14][15]

Đối với Nhật Bản thì quần đảo Oki là địa thể gần nhất lui về hướng đông nam, cách Liancourt 157 km (98 dặm Anh). Với khoảng cách đó người đứng ở Oki không thể trông thấy Liancourt bất kể khí trời và thời tiết.[16][17][18]

Dân cư

Hai công dân Hàn Quốc, cặp vợ chồng dân chài là hai cư dân duy nhất trên Liancourt. Ngoài ra là một đội cảnh sát cùng viên chức chính quyền và nhân viên hải đăng người Hàn Quốc luân phiên nhau làm việc để đảm bảo chủ quyền trên đảo.[19]

Tranh chấp chủ quyền

Căn cứ của Cảnh sát biển Hàn Quốc trên đảo

Từ cuối thế kỷ 20 Liancourt trở thành một điểm nóng trong các cuộc tranh chấp chủ quyền giữa Nhật Bản, Hàn Quốc và cả Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên.

Hàn Quốc lập nhóm đảo này thành xã Dokdo-ri[20] thuộc huyện Ulleung, tỉnh Gyeongsang Bắc. Nhật Bản thì khẳng định đảo này thuộc thôn Okinoshima, huyện Oki, tỉnh Shimane. Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết cuộc tập trận bảo vệ quần đảo Dokdo là hoạt động huấn luyện định kỳ, được tiến hành lần đầu tiên vào năm 1986 và kể từ năm 2003 tiến hành diễn tập mỗi năm 2 lần nhằm ngăn chặn một cuộc xâm lược của các lực lượng bên ngoài.[21]

Khí hậu

Do vị trí và diện tích quá bé nhỏ khí hậu đảo Liancourt hoàn toàn phụ thuộc vào thời khí của biển Nhật Bản đôi khi rất khắc nghiệt. Có lúc khi gió tây bắc thổi mạnh, thường là vào mùa đông, tàu thuyền không thể cập bến vào đảo được.[8][10] Nói chung khí hậu đảo ẩm ướt và không quá lạnh, chịu tác động mạnh của nguồn hải lưu nước ấm. Lượng mưa cao quanh năm (trung bình khoảng 1.324 mm), thỉnh thoảng có tuyết rơi,[10] nhưng thường có sương mù. Vào mùa hè gió chủ yếu thổi từ hướng nam.[10] Nhiệt độ nước biển quanh đảo lạnh nhất vào mùa xuân, khoảng 10 °C. Vào tháng 8 nhiệt độ nước biển có thể lên tới 25 °C.[10]

Sinh thái

Cảnh quan nhìn từ một đảo đá trong ngày trời yên.

Liancourt chủ yếu cấu tạo bởi đá bazan do núi lửa bồi lên. Trên lớp đá nền là một lớp đất mỏng, trên cùng rêu mọc phủ.[7] Khoảng 80 loài thực vật, trên 22 loài chim và 37 loài côn trùng có mặt trên đảo; ngoài ra là một số sinh vật biển.[8] Vì diện tích nhỏ, Liancourt không có nguồn ngọt đáng kể nào. Khe nước dù khi có chảy, con người cũng không dùng được vì nhiễm chất thải phân chim. Một công ty Hàn Quốc đã cho xây nhà máy lọc nước biển để cung cấp nước ngọt cho đảo.[22]

Vào đầu thập niên 1970 người Hàn có cho trồng thêm cây cối, hoa cỏ trên đảo, tăng cường thảm thực vật vì Liancourt là đảo trọc.[8]. Tuy nhiên theo thư tịch xưa thì Liancourt thuở trước có cây xanh; sau bị con người đốn chặt hết. Cây cối theo luật quốc tế là một yếu tố để xếp một mỏm đất ngoài biển vào hạng hải đảo tự nhiên, thay vì là một rạn san hô hay đá ngầm.[10][19]

Dân cư và kinh tế

Tới thời điểm năm 2009, có hai người dân Hàn Quốc sống thường xuyên trên đảo là Kim Sung-do (김성도) và Kim Shin-yeol (김신열), với nghề nghiệp là đánh bắt cá. Ngoài ra, 37 cảnh sát Hàn Quốc (독도경비대/獨島警備隊) cũng tạm trú tại đây để làm nhiệm vụ bảo vệ. Bên cạnh đó còn có 3 viên chức của Bộ Hải dương và Ngư nghiệp Hàn Quốc và 3 nhân viên giữ tháp hải đăng sống luân phiên trên đảo. Trong quá khứ, một số ngư dân cũng tạm trú trên đảo.[19]

Trong nhiều năm, du lịch của dân thường tới đảo phải được chính quyền Hàn Quốc cho phép do nhóm đảo này là khu bảo tồn tự nhiên. Các tàu chở du khách với tổng cộng 1.597 người đã được phép cho người lên đảo vào năm 2004. Kể từ giữa tháng 3 năm 2005, nhiều du khách hơn đã được phép lên đảo, tới 70 người mỗi lần. Một phà chạy tới đảo mỗi ngày và có hàng chờ khá dài[23]. Chỉ 60% những người đi phà là có thể lên đảo, phần còn lại chỉ là khách đi vòng quanh đảo. Trên đường tới đảo Liancourt, trên phà người ta cho khách xem tranh biếm họa Hàn Quốc về một con Robot khổng lồ bảo vệ các đảo khỏi bàn tay người Nhật[24]. Vào thời điểm năm 2009, các công ty du lịch thu từ mỗi du khách 350.000 Won (khoảng 250 USD).[19]

Tranh chấp quốc tế

Đảo Liancourt bị Hàn Quốc và Nhật Bản tranh chấp, mặc dù hiện nay Hàn Quốc đang quản lý. Các tranh chấp giữa hai quốc gia đã kéo dài hàng trăm năm cùng nhiều chứng cứ đã được cả hai bên đưa ra và tranh cãi.[25]

Xây dựng

Dưới sự quản lý của Hàn Quốc, đảo Liancourt đã trải qua một cuộc xây dựng lớn. Hiện tại, trên đảo có một tháp hải đăng, một đường đậu cho máy bay trực thăng, một cột cờ lớn nhìn thấy từ trên không và một hòm thư[26], một cầu thang lên xuống và một đồn cảnh sát.[24] Năm 2007, hai nhà máy khử mặn đã được xây xong, có thể sản xuất 28 tấn nước sạch mỗi ngày.[22] Cả hai công ty điện thoại lớn của Hàn Quốc đều có các tháp viễn thông trên các đảo nhỏ.[27]

Vai trò trong quan hệ Nhật-Hàn

Hàn Quốc đã cho phát hành các con tem mô tả đảo đá Liancourt kể từ năm 1954

Đảo Liancourt là điểm tranh chấp căng thẳng, bên cạnh các tranh chấp Nhật–Hàn khác. Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho rằng lập trường của mình là "không thay đổi".[28] Khi quận Shimane của Nhật Bản thông báo "Ngày Takeshima" năm 2005, người Hàn Quốc đã phản ứng bằng các cuộc biểu tình và phản đối trong khắp cả nước. Năm 2006, 5 "Dokdo Riders" Hàn Quốc đã thực hiện một chuyến du hành thế giới để gây chú ý trên bình diện quốc tế về tranh chấp này.[29]

Sự kiện bên lề

Ngày 21/01/2022, Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã gửi hộp quà, trong đó có rượu truyền thống và nhiều món quà khác, tới Đại sứ Nhật Bản Koichi Aiboshi và các đại sứ nước ngoài khác tại Seoul để chúc mừng Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, phía Nhật Bản cho biết hộp bên ngoài của món quà này có hình minh họa giống với nhóm đảo Dokdo (theo cách gọi của Hàn Quốc)/Takeshima (theo cách gọi của Nhật Bản) ở biển Nhật Bản. Ngoài trả lại hộp quà, Đại sứ quán Nhật Bản còn gửi tuyên bố phản đối tới Hàn Quốc.[30]

Phía Hàn Quốc đã giải thích rằng, hộp bên ngoài của món quà có in hình mặt trời mọc, được cho là đại diện cho cam kết vượt qua đại dịch COVID-19 của Hàn Quốc và bắt đầu một năm mới. Nhóm đảo Dokdo/Takeshima là nơi mọi người có thể ngắm bình minh đầu tiên ở Hàn Quốc.[31]

Liên kết ngoài

Ghi chú

  1. ^ Charles Scanlon, South Koreans vent fury at Japan, BBC Online, ngày 18 tháng 3 năm 2005
  2. ^ Staff, Seoul and Tokyo hold island talks BBC, ngày 20 tháng 4 năm 2006
  3. ^ a b Liancourt Rocks/Takeshima/Dokdo/Tokto, Globalsecurity.org
  4. ^ Kirk, Donald (ngày 26 tháng 7 năm 2008). “Seoul has desert island dreams”. Asia Times Online. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 27 tháng 3 năm 2009.
  5. ^ Dokdo in old maps
  6. ^ Shin Yong-Ha. “Disputes over Ullungdo and Tokdo at the End of the 17th Century”. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 27 tháng 3 năm 2009.
  7. ^ a b c d Gyongsangbuk-do (2001). Cyber Dokdo Lưu trữ 2008-07-29 tại Wayback Machine. Tra cứu ngày ngày 9 tháng 1 năm 2006.
  8. ^ a b c d e Korea.net (1999–2006). Dokdo: A Profile Lưu trữ 2008-06-05 tại Wayback Machine. Tra cứu ngày 9 tháng 1 năm 2006.
  9. ^ a b Địa lý Dokdo Lưu trữ 2007-09-28 tại Wayback Machine, truthofdokdo.or.kr, tra cứu ngày 21 tháng 8 năm 2007, trích dẫn: Dokdo is composed of alkaline effusive rocks which erupted during the Cenozoic Era. Dokdo began to form about 4.6 million years ago
  10. ^ a b c d e f Truth of Dokdo. Story of Dokdo Lưu trữ 2007-09-28 tại Wayback Machine. Tra cứu ngày ngày 9 tháng 1 năm 2006.
  11. ^ "독도, 일본보다 빠른 속도로 침몰하고 있다" Lưu trữ 2012-02-07 tại Wayback Machine, The Korea Times, ngày 1 tháng 12 năm 2006. 손영관교수 `독도ㆍ울릉도 `침몰하고 있다``, JoongAng Ilbo, ngày 1 tháng 12 năm 2006.
  12. ^ Island row hits Japanese condoms
  13. ^ http://www.freemaptools.com/measure-distance.htm
  14. ^ Baek In-ki, Shim Mun-bo, Viện Hải dương học Hàn Quốc. “Nghiên cứu khoảng cách giữa Ulleungdo và Dokdo và các hải lưu (울릉도와 독도의 거리와 해류에 관한 연구), 12/2006 (pdf)” (PDF).Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)[liên kết hỏng] trang 20-22: "Kawakami Kenzo đã đưa ra công thức toán học để tính toán khoảng cách nhìn thấy... với độ cao lớn nhất của Dokdo là 157 mét trên mực nước biển... hỗ trợ quan điểm cho rằng ở độ cao 4 mét trên mực nước biển (độ cao của boong tàu thường là 2,5 mét cộng chiều cao của mắt của người quan sát khoảng 1,5 mét sẽ có 4,0 mét), ông thu được khoảng cách nhìn thấy là 30,305 hải lý (56,124 km). Lee Han-key (1969), thực hiện phép đo gần đây hơn về độ cao của Dokdo... ở 174 mét trên mực nước biển, và cao độ của đỉnh Seong tại đảo Ulleung là 985 mét trên mực nước biển, đã thu được khoảng cách nhìn thấy là 93,17 hải lý (172,55 km)... chứng minh rằng bất kỳ người quan sát nào, nhìn về hướng Dokdo từ đảo Ulleung ở độ cao lớn hơn 120 mét, đều có thể nhìn thấy Dokdo." (가와카미 겐조(川上健三; 1966)는 시달거리(視達距離, visible distance) 공식을 제시하고... 독도... 157m로 보고 眼高를 4m(높이 2.5m의 갑판 상에서 1.5m의 사람이 선 경우)로 가정하여, 독도를 볼 수 있는 범위를 약 30.305해리 (56.124km)로 계산하였다. 이에 따라 가와카미는 울릉도와 독도는 50해리 떨어져 있으므로 울릉도에서는 독도를 볼 수 없다고 주장하였다. 이에 대해 이한기(1969)는 서도... 174m로 하고, 울릉도... 985m를 적용하여 93.17해리라는 시달거리를 계산하였다... 울릉도에서 120 m 만 올라가면 독도를 볼 수 있다는 것을 보였다.)
  15. ^ ibid. trang 43-44: "Không phải ngày trời quang mây nào thì Dokdo cũng có được nhìn thấy từ đảo Ulleung; thời tiết địa phương xung quanh khu vực Dokdo phải không được có sương mù... Các đảo nhỏ nằm cận kề Ulleung được nhìn thấy trong bất kỳ ngày nào trong năm nếu như sương mù là không quá dày để có thể xuyên qua. Dokdo, ngược lại, là đủ xa đến mức nó chỉ có thể nhìn thấy được trong những ngày quang mây và khi không có sương mù gần Dokdo." (오늘날 울릉도에서 독도를 볼 수 있는 날은 그냥 맑은 날이 아니라 '독도 부근에 해무가 없는 맑은 날'이다... 울릉도 주위의 섬들은 해무가 아주 짙게 낀 날을 제외하고 일년 중 대부분 볼 수 있다. 그러나 독도는 '독도 주변에 해무가 없는 맑은 날'에만 보일 만큼 떨어져 있다.)
  16. ^ National Geographic Atlas of the World, ấn bản lần thứ 7, trang 103-104. Bản đồ này của Hàn Quốc và Nhật Bản chỉ ra điểm cao nhất trên mọi đảo của quần đảo Oki là trên đảo Dogo (島後) với đỉnh cao là 608 mét trên mực nước biển
  17. ^ Ở độ cao nhỏ hơn 377 mét so với đỉnh cao nhất của Ulleung Is, khoảng cách nhìn thấy từ đỉnh cao nhất của đảo Dogo về phía đảo có độ cao 174 mét (con số của Lee Han-key cho đảo Tây của đảo Liancourt) là nhỏ hơn 93,17 hải lý (172,55 km) một cách đáng kể. Khoảng cách thực tế từ quần đảo Oki tới đảo Liancourt là 85 hải lý (157 km). Công thức tính khoảng cách nhìn thấy của Kawakami đòi hỏi độ cao tối thiểu của người quan sát trên đỉnh đảo Dogo là 755 mét; người quan sát phải đứng ở độ cao lớn hơn so với điểm cao nhất của đỉnh Dogo là 147 mét để có thể nhìn thấy đảo Liancourt.
  18. ^ Joong'ang Daily. “A 1454 Dokdo Description Confirmed (옛 문헌에 나온 독도기록은 사실이었다)”. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 27 tháng 3 năm 2009. "Các ghi chép [lịch sử] của người Nhật.... không thể là chứng minh cho việc nhìn thấy Dokdo (đảo Liancourt) bằng mắt thường [từ lãnh thổ Nhật]." (일본 측 문헌에는... 독도를 눈으로 확인했다는 기록조차 없다.)
  19. ^ a b c d Korea.net (1999–2006). Dokdo: Inhabitants and Visitors Lưu trữ 2008-06-05 tại Wayback Machine. Tra cứu ngày 9 tháng 1 năm 2006.
  20. ^ “Luật 1395 sửa đổi Chương 14-2, đơn vị hành chính Ri thuộc huyện Ulleung, Luật tự trị địa phương, huyện Ulleung (울릉군리의명칭과구역에관한조례, 개정 2000. 4. 7 조례 제1395호)”. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 27 tháng 3 năm 2009. "Theo Luật 1395 sửa đổi Chương 14-2, đơn vị hành chính Ri thuộc huyện Ulleung, Luật tự trị địa phương, huyện Ulleung, thông qua ngày ngày 20 tháng 3 năm 2000, có hiệu lực ngày ngày 7 tháng 4 năm 2000, định danh hành chính các địa chỉ của Dokdo là 42 tới 76, Dodong-ri, Ulleung-eup, huyện Ulleung, tỉnh Gyeongsang Bắc, được thay đổi tới địa chỉ 1 tới 37, Dokdo-ri, Ulleung-eup, huyện Ulleung, tỉnh Gyeongsang Bắc." ("2000년 4월 7일 울릉군조례 제1395호로 독도리가 신설됨에 따라 독도의 행정구역이 종전의 경상북도 울릉군 울릉읍 도동리 산42~76번지에서 경상북도 울릉군 울릉읍 독도리 산1~37번지로 변경 됨."), www.dokdomuseum.go.kr Lưu trữ 2009-03-01 tại Wayback Machine
  21. ^ Yonhap/TTXVN/Báo Tin tức (18 tháng 6 năm 2018). “Hàn Quốc tập trận bảo vệ quần đảo tranh chấp với Nhật Bản”. baotintuc.vn.
  22. ^ a b Korea.net. "Doosan pours big drink for Dokdo residents" Lưu trữ 2009-03-02 tại Wayback Machine ngày 12 tháng 6 năm 2007.
  23. ^ Michael Ha. "A Unique Trip to Dokdo — Islets in the News". The Korea Times. ngày 26 tháng 8 năm 2008.
  24. ^ a b Choe Sang-Hun, "A fierce Korean pride in a lonely group of islets". International Herald Tribune. ngày 28 tháng 8 năm 2008
  25. ^ Fahim, Kareem (ngày 20 tháng 3 năm 2009). “On Plastic Bags, an Old and Distant Dispute”. New York Times. Truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2009.
  26. ^ “Vadivostok News report”. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 8 năm 2009. Truy cập ngày 27 tháng 3 năm 2009.
  27. ^ “Korea.net”. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 3 năm 2009. Truy cập ngày 27 tháng 3 năm 2009.
  28. ^ The Issue of Takeshima, mofa.go.jp
  29. ^ Charles Burress, 'Dokdo Riders' on world tour for rocks, San Francisco Chronicle. ngày 1 tháng 4 năm 2006.
  30. ^ Embassy returns Korean President’s Tet gifts[liên kết hỏng]
  31. ^ [1][liên kết hỏng]