Đại bản doanh Bộ Tổng tư lệnh tối cao

Đại bản doanh
Bộ Tổng tư lệnh tối cao
Hoạt động23 tháng 6, 1941 - 3 tháng 8, 1945
Quốc gia Liên Xô
Chức năngChỉ đạo tác chiến chiến lược
Quy môTổng tư lệnh
Tham chiếnChiến tranh Vệ quốc vĩ đại
Các tư lệnh
Chỉ huy
nổi tiếng
Iosif Stalin

Đại bản doanh Bộ Tổng tư lệnh tối cao (tiếng Nga: Ста́вка Верхо́вного главнокома́ндования, Stavka Verkhovnogo glavnokomandovaniya) hay Tổng hành dinh Bộ Tổng tư lệnh tối cao, còn được gọi tắt là Stavka VGK, SVGK hay đơn giản là Stavka (Ставка ВГК, СВГК, Ставка), là một cơ quan đặc biệt lãnh đạo chiến lược của Lực lượng vũ trang Liên Xô trong Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại.

Lịch sử

Vào ngày 23 tháng 6 năm 1941, Tổng Hội đồng quân sự của Hồng quân đã bị bãi bỏ. Cùng ngày, theo nghị định của Hội đồng Dân ủy Liên XôBan Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô số 825, Đại bản doanh Bộ Tổng tư lệnh của Lực lượng Vũ trang Liên Xô đã được thành lập. Nó bao gồm: S. K. Timoshenko (chủ tịch), G. K. Zhukov, I. V. Stalin, V. M. Molotov, K. E. Voroshilov, S. M. Budyonny, N. G. Kuznetsov.

Ngày 10 tháng 7 năm 1941 theo sắc lệnh của Ủy ban Quốc phòng Nhà nước liên quan đến việc thành lập Bộ Tổng tư lệnh chỉ đạo các hướng (Tây Bắc, Tây và Tây Nam), Đại bản doanh Bộ Tổng tư lệnh đã được chuyển đổi thành Đại bản doanh Bộ Tư lệnh tối cao. Stalin trở thành chủ tịch, và B.M. Shaposhnikov được bổ sung vào thành phần Đại bản doanh. Đến ngày 10 tháng 7 năm 1941, Đại bản doanh Bộ Tư lệnh tối cao lại được đổi tên thành Đại bản doanh Bộ Tổng tư lệnh tối cao.[1]

Vào ngày 17 tháng 2 năm 1945, theo sắc lệnh của Ủy ban Quốc phòng Nhà nước (GOKO), thành phần của Đại bản doanh được xác định: I.V. Stalin (Tổng tư lệnh tối cao), G.K. Zhukov (Phó ủy viên nhân dân quốc phòng), A.M. Vasilevsky (phó Ủy viên nhân dân quốc phòng), A.I. Antonov, N.A. Bulganin, N.G. Kuznetsov.

Trong suốt cuộc chiến, trụ sở Đại bản doanh không rời Moskva. Các thành viên của Đại bản doanh tập trung làm việc tại văn phòng Kremlin của Stalin, nhưng với việc quân Đức ném bom Moskva, trụ sở Đại bản doanh chuyển từ điện Kremlin đến một biệt thự nhỏ ở số 37 đường Kirova, với các phòng ban và bộ phận liên lạc an toàn. Trong vụ đánh bom, công việc đã chuyển đến ga tàu điện ngầm Kirovskaya, nơi chuẩn bị một trung tâm chiến lược ngầm để điều khiển không quân.

Vào tháng 10 năm 1945, Stavka VGK bị bãi bỏ.

Thành viên

23 tháng 6 năm 1941 - 10 tháng 7 năm 1941 10 tháng 7 năm 1941 - 17 tháng 2 năm 1945 17 tháng 2 năm 1945 - 3 tháng 8 năm 1945
Lãnh đạo Semyon Timoshenko Iosif Stalin Iosif Stalin
Thành viên Iosif Stalin Semyon Timoshenko Aleksey Antonov
Georgy Zhukov Georgy Zhukov Georgy Zhukov
Semyon Budyonny Semyon Budyonny Aleksandr Vasilevsky
Kliment Voroshilov Kliment Voroshilov Nikolay Bulganin
Nikolay Kuznetsov Boris Shaposhnikov Nikolay Kuznetsov
Vyacheslav Molotov Vyacheslav Molotov

Trụ sở

Chú thích

Tài liệu

Xem thêm

Ghi chú

  1. ^ А.С. Орлов, В.А. Георгиев, Н.Г. Георгиева, Т.А. Сивохина (Lỗi Lua: bad argument #2 to 'formatDate': invalid timestamp '1 tháng 1'.). История России (учебник для абитуриентов) (ấn bản thứ 2). Москва: ООО "Проспект". tr. 536. ISBN 9785392291526. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  2. ^ Жуков Г. К. Воспоминания и размышления. Глава 11. Ставка Главного Командования Вооруженных Сил СССР”. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 31 tháng 5 năm 2020.
  3. ^ [1]В. В. Карпов. Генералиссимус. Кн. 1. М., «Вече», 2009. С. 337—338>
  4. ^ Юлиан Толстов. Дворец мецената — приёмная министра обороны.
  5. ^ Дмитрий Андреев/ Шесть бед — один ответ // «Красная звезда», 26 декабря, 2006.

Tài liệu

  • Василевский А. М. Дело всей жизни. 4-е изд. М., Политиздат, 1983.
  • Колл. авт. Великая Отечественная война 1941—1945: Словарь-справочник / Под общей редакцией М. М. Кирьяна. — 2-е изд. — М.: Политиздат, 1988. — ISBN 5-250-00107-6.
  • Военный энциклопедический словарь. М., Военное издательство, 1984.
  • Горьков Ю. А. И. В. Сталин и Ставка ВГК // Военно-исторический журнал. — 1995. — № 3. — С.20—25.
  • Горьков Ю. А. К истории создания Госкомитета Обороны и Ставки Верховного Главнокомандования. По новым архивным материалам // «Новая и новейшая история». — 1999. — № 4. — С.17—34.
  • Горьков Ю. А. Кремль. Ставка. Генштаб. — Тверь: РИФ ЛТД, 1995. — 384 с.
  • Н. Г. Кузнецов. Накануне. — М.: Воениздат, 1969. — 376 с. — (Военные мемуары). — 200 000 экз.

Liên kết ngoài