Yêu sách Tứ SaYêu sách Tứ Sa (tiếng Anh: Four Sha) là chiến thuật mới thay thế đường lưỡi bò được Vụ phó Vụ Điều ước và pháp luật thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mã Tân Dân đưa ra trong cuộc họp kín với Hoa Kỳ ở thành phố Boston vào ngày 28 và 29.8. Yêu sách này khẳng định chủ quyền của Trung Quốc đối với “Tứ Sa” bao gồm bốn nhóm đảo: Đông Sa (quần đảo Pratas), Tây Sa (quần đảo Hoàng Sa), Nam Sa (quần đảo Trường Sa) và Trung Sa (bãi Macclesfield); đồng thời, cũng đòi hỏi quyền được hưởng vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý (gần như toàn bộ Biển Đông) xung quanh bốn khu vực quần đảo này.[1] Bối cảnhYêu sách của Trung Quốc được triển khai sau khi Tòa án Trọng tài thường trực (PCA) ở The Hague (Hà Lan) vào tháng 7.2016 ra phán quyết bác bỏ dứt khoát yêu sách ‘chủ quyền lịch sử’ của “đường lưỡi bò” ở Biển Đông do chính họ vẽ ra. Mục đích cuối cùng của nó vẫn là nhằm sở hữu một khu vực rộng lớn ở Biển Đông, cho đó là một phần thuộc thềm lục địa mở rộng của Trung Quốc.[2] Vào năm 2012, Trung Quốc đã lập một đơn vị hành chánh mới gọi là thành phố Tam Sa để quản lý các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, và bãi Macclesfield, với dân số khoảng 2.500 người.[2] Phân tíchHai chuyên gia luật pháp quốc tế Julian Ku và Christopher Mirasola cho biết, mặc dù chiến thuật mới yếu về mặt pháp lý (thậm chí yếu hơn cả “đường đứt đoạn”), nhưng vẫn đem lại cho Trung Quốc một số lợi ích nhất định.
Nhận xét
Quan điểm quốc tếHoa kỳHoa Kỳ không thừa nhận quyền kiểm soát của Trung Quốc đối với các quần đảo vừa nêu, và nhấn mạnh vùng biển nơi qua lại của lượng hàng hóa trị giá ước lượng khoảng 3,37 nghìn tỷ đôla hàng năm, là biển quốc tế. Ngũ Giác Đài và Bộ Ngoại giao Mỹ khẳng định Biển Đông là lãnh hải quốc tế và tàu bè cũng như máy bay Mỹ sẽ qua lại trong khu vực, bất chấp các tuyên bố của Trung Quốc rằng vùng biển này là thuộc quyền kiểm soát của Trung Quốc.[2] Chú thích
|