Vincent d'Indy

Vincent d'Indy
Sinh27 tháng 3 năm 1851
Paris, Pháp
Mất2 tháng 12, 1931(1931-12-02) (80 tuổi)
Paris, Pháp
Quốc tịch Pháp
Trường lớpNhạc viện Paris
Giải thưởngGiải thưởng âm nhạc của Paris
Sự nghiệp khoa học
Ngành
Nơi công tác
Các nghiên cứu sinh nổi tiếng

Paul Marie Théodore Vincent d'Indy (1851-1931) là nhà soạn nhạc, nghệ sĩ đàn organ, nhạc trưởng, nhà sư phạm người Pháp.

Cuộc đời và sự nghiệp

Vncent d'Indy học âm nhạc ở nhiều người, gồm Antoine François Marmontel, Louis Diémer, Albert Lavignac, Henri DuparcCésar Franck. D'Indy học Franck tại Nhạc viện Paris. Năm 1872, d'Indy trở thành nhạc công bộ gõ tại Dàn nhạc Giao hưởng Colonne. Trong các năm 1875-1879, d'Indy trở thành chỉ huy của dàn hợp xướng của dàn nhạc này. Năm 1885, với tác phẩm Khúc hát tiếng chuông đồng, ông đoạt giải thưởng âm nhạc của Paris. Năm 1890, sau khi Franck qua đời, d'Indy trở thành chủ tịch Hội Âm nhạc quốc gia Pháp. Năm 1894, ông cùng Charles BordesAlexandre Guilmant thành lập Trường dạy hát để giảng dạy và nghiên cứu nhạc nhà thờ. Từ năm 1900, trường trở thành nơi giảng dạy âm nhạc nói chung và d'Indy giảng dạy tại đó cho đến cuối đời. Từ năm 1911, ông trở thành hiệu trưởng của trường[1].

Phong cách sáng tác

Là học trò cũng là bạn của César Franck, d'Indy đứng đầu trường phái Franck. Ông nhiệt thành giúp Charles Lamoureux đưa các tác phẩm của Richard Wagner vào Paris, bênh vực cho Claude Debussy và làm sống lại âm nhạc của Claudio Monteverdi, Jean-Philippe Rameau, Christoph Willibald GluckJohann Sebastian Bach. Âm nhạc của d'Indy kết hợp những yếu tố dân gian-hiện thực-với những khí sắc tôn giáo-huyền bí, truyền thống của văn hóa Pháp với những ảnh hưởng của âm nhạc Đức (nhất là của Wagner). Lối phối dàn nhạc của d'Indy rất phong phú và thường sử dụng phương pháp chu kỳ của Franck[2].

Các tác phẩm

Vincent d'Indy đã sáng tác[3]:

  • Các tác phẩm dành cho dàn nhạc giao hưởng, nổi bật có:
  • Các bản nhạc dành cho hợp xướng
  • Các bản nhạc tính phòng
  • Các tác phẩm dành cho piano

Chú thích

  1. ^ Từ điển tác giả, tác phẩm âm nhạc phổ thông, Vũ Tự Lân, xuất bản năm 2007, trang 71
  2. ^ Từ điển tác giả, tác phẩm âm nhạc phổ thông, Vũ Tự Lân, xuất bản năm 2007, trang 71, 72
  3. ^ Từ điển tác giả, tác phẩm âm nhạc phổ thông, Vũ Tự Lân, xuất bản năm 2007, trang 72

Tham khảo

  • Norman Demuth, Vincent d'Indy: Champion of Classicism (London, 1951)
  • Steven Huebner, Vincent d'Indy and Moral Order' and 'Fervaal': French Opera at the Fin de Siècle (Oxford, 1999), pp. 301–08 and 317–50
  • Vincent d'Indy (Marie d'Indy, ed.), Vincent d'Indy: Ma Vie. Journal de jeunesse. Correspondance familiale et intime, 1851–1931 (Paris, 2001). ISBN 2-84049-240-7
  • James Ross, 'D'Indy's "Fervaal": Reconstructing French Identity at the Fin-de-Siècle', Music and Letters 84/2 (May 2003), pp. 209–40
  • Manuela Schwartz (ed.), Vincent d'Indy et son temps (Sprimont, 2006). ISBN 2-87009-888-X
  • Andrew Thomson, Vincent d'Indy and his World (Oxford, 1996)
  • Robert Trumble, Vincent d'Indy: His Greatness and Integrity (Melbourne, 1994)
  • Huebner, Steven (2006). French Opera at the Fin de Siècle: Vincent d'Indy. Oxford Univ. Press, US. tr. 301–350. ISBN 978-0-19-518954-4.

Liên kết ngoài