Việt nhân caViệt nhân ca (tiếng Trung: 越人歌; bính âm: Yuèrén Gē; nghĩa đen 'Bài ca Việt nhân') là một khúc ca dao ngắn trong một thứ ngôn ngữ cổ đại chưa được xác định ở miền nam Trung Quốc, tương truyền được chép lại vào khoảng năm 528 TCN. Bản phiên âm bằng Hán tự cũng như một bản dịch nghĩa tiếng Trung được bao gồm trong Thuyết uyển soạn bởi Lưu Hướng tận 5 thế kỷ sau.[1] Chú ý: Thứ ngôn ngữ chưa xác định ở đây không phải là nhánh Việt-Mường của hệ Nam Á. Chữ Việt (越) ở đây không có nghĩa là người Việt theo nghĩa hiện đại mà đơn thuần chỉ là tộc danh do người Hán đặt cho các dân tộc bị họ coi là man di ở phương Nam. Bối cảnh
Bản Việt ngữ cổNguyên bản bài ca được chép bằng 32 ký tự, mỗi ký tự đó ký âm cho một âm tiết của thứ tiếng bản địa ngoại lai:[1]
Giống với trường hợp các văn liệu tiếng Pai-lang, việc dịch giải bài ca này rất phức tạp do các học giả vẫn chưa thể đồng thuận về vấn đề ngữ âm của tiếng Hán thượng cổ.[5] Chú thích
Tham khảo
Liên kết ngoài
|