Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương
Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (Tên giao dịch tiếng Anh: Central Institute for Economic Management, tên viết tắt: CIEM) được thành lập năm 1978, là Viện cấp Quốc gia, trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, có chức năng nghiên cứu và đề xuất về thể chế, chính sách, kế hoạch hoá, cơ chế quản lý kinh tế, môi trường kinh doanh, cải cách kinh tế; tổ chức nghiên cứu khoa học, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý kinh tế và tổ chức hoạt động tư vấn theo quy định của pháp luật. Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương là đơn vị sự nghiệp khoa học, có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng; hoạt động tự chủ theo quy định của pháp luật. Các chức năng nhiệm vụTheo Quyết định số 117/2009/QĐ-TTg ngày 15/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ[2] về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương Trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Viện có các chức năng và nhiệm vụ chính sau: 1. Nghiên cứu và đề xuất cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định: a) Dự thảo lộ trình, kế hoạch xây dựng, sửa đổi các cơ chế chính sách quản lý kinh tế vĩ mô và cơ chế, chính sách quản lý kinh tế vĩ mô trong từng thời kỳ kế hoạch. b) Đề án về đổi mới cơ chế, chính sách quản lý kinh tế, phát triển môi trường kinh doanh và những vấn đề quản lý kinh tế liên ngành khác. 2. Tổng kết thực tiễn quản lý kinh tế trong nước, kinh nghiệm quốc tế; đề xuất việc thí điểm áp dụng cơ chế, chính sách, mô hình quản lý kinh tế mới. 3. Nghiên cứu lý luận và phương pháp luận về khoa học quản lý kinh tế và phát triển khoa học quản lý kinh tế ở Việt Nam. 4. Nghiên cứu, tham giá ý kiến về cơ chế, chính sách quản lý kinh tế do các cơ quan, tổ chức khác soạn thảo. 5. Xây dựng hệ thống thông tin về quản lý kinh tế và cung cấp cho cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật. 6. Thực hiện cung ứng dịch vụ công. a) Triển khai các chương trình đề tài nghiên cứu khoa học về quản lý kinh tế, phát triển môi trường kinh doanh và lĩnh vực khoa học có liên quan khác theo quy định của pháp luật; b) Đào tạo tiến sĩ và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chuyên ngành quản lý kinh tế theo quy định của pháp luật; c) Thực hiện hoạt động tư vấn về quản lý kinh tế, phát triển môi trường kinh doanh; d) Biên soạn và xuất bản các ấn phẩm, công trình nghiên cứu khoa học, tài liệu nghiên cứu về quản lý kinh tế, phát triển môi trường kinh doanh theo quy định của pháp luật; đ) Hỗ trợ hoạt động của Câu lạc bộ doanh nghiệp nhà nước, hợp tác với câu lạc bộ doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác. 7. Thực hiện hợp tác quốc tế trong quản lý kinh tế theo phân công của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư. 8. Quản lý tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư. 9. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao và theo quy định của pháp luật Lãnh đạo hiện nay
Lãnh đạo qua các thời kỳViện trưởng
Học viên nổi tiếngTham khảo
|