Vắc-xin bạch hầu

Vắc-xin bạch hầu là một loại vắc-xin chống lại Corynebacterium diphtheriae, vi khuẩn gây bệnh bạch hầu.[1] Việc sử dụng nó đã dẫn đến việc giảm hơn 90% số ca bạch hầu trên toàn cầu trong khoảng thời gian từ 1980 đến 2000.[2] Liều đầu tiên được khuyến nghị ở sáu tuần tuổi với hai liều bổ sung cách nhau bốn tuần, sau thời gian đó văc-xin có hiệu quả khoảng 95% trong thời thơ ấu.[2] Ba liều tiếp theo được khuyến nghị trong thời thơ ấu.[2] Không rõ liệu có cần thêm liều văcxin nào sau này trong đời hay không.[2]

Vắc-xin bạch hầu rất an toàn.[2] Tác dụng phụ đáng kể là rất hiếm.[2] Đau đớn có thể xảy ra tại chỗ tiêm.[2] Một vết sưng có thể hình thành tại vị trí tiêm kéo dài một vài tuần.[3] Vắc-xin là an toàn trong cả thai kỳ và ở những người có chức năng miễn dịch kém.[3]

Vắc-xin bạch hầu được cung cấp trong một số kết hợp.[4] Một số kết hợp (Td và DT vắc-xin) bao gồm vắc-xin uốn ván, những vắc xin khác (được gọi là DPT vắc-xin hoặc DTaP vaccine tuỳ theo kháng nguyên ho gà được sử dụng) đi kèm với các loại vắc-xin uốn ván và ho gà, và vẫn còn những vắc xin tổng hợp khác bao gồm vắc xin bổ sung như vắc-xin Hib, vắc-xin viêm gan B hoặc vắc-xin bại liệt bất hoạt.[2] Tổ chức Y tế Thế giới đã khuyến nghị sử dụng văcxin này từ năm 1974.[2] Khoảng 84% dân số thế giới được tiêm phòng.[5] Nó được tiêm dưới dạng tiêm bắp thịt.[2] Vắc-xin cần được giữ lạnh nhưng không được đông lạnh.[3]

Vắc-xin bạch hầu được phát triển vào năm 1923.[6] Nó nằm trong Danh sách các loại thuốc thiết yếu của Tổ chức Y tế Thế giới, loại thuốc hiệu quả và an toàn nhất cần có trong hệ thống y tế.[7] Giá bán buôn ở thế giới đang phát triển của một phiên bản có chứa độc tố uốn ván là từ 0,12 đến 0,99 USD mỗi liều vào năm 2014.[8] Ở Hoa Kỳ, nó có giá chưa tới 25 USD.[9]

Tham khảo

  1. ^ “MedlinePlus Medical Encyclopedia: Diphtheria immunization (vaccine)”. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 3 năm 2009. Truy cập ngày 7 tháng 3 năm 2009.
  2. ^ a b c d e f g h i j “Diphtheria vaccine: WHO position paper- August 2017” (PDF). Weekly epidemiological record. 92: 417–436. ngày 4 tháng 8 năm 2017. PMID 28776357. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 8 tháng 9 năm 2017.
  3. ^ a b c Atkinson, William (tháng 5 năm 2012). Diphtheria Epidemiology and Prevention of Vaccine-Preventable Diseases (ấn bản thứ 12). Public Health Foundation. tr. 215–230. ISBN 9780983263135. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 9 năm 2016.
  4. ^ Centre for Disease Control and Prevention. “Diphtheria Vaccination”. Department of Health and Human Services. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 11 năm 2011. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2011.
  5. ^ “Diphtheria”. who.int. ngày 3 tháng 9 năm 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 27 tháng 3 năm 2015.
  6. ^ Macera, Caroline (2012). Introduction to Epidemiology: Distribution and Determinants of Disease. Nelson Education. tr. 251. ISBN 9781285687148. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 3 năm 2016.
  7. ^ “WHO Model List of Essential Medicines (19th List)” (PDF). World Health Organization. tháng 4 năm 2015. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 13 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2016.
  8. ^ “Vaccine, Diphtheria-Tetanus”. International Drug Price Indicator Guide. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 1 năm 2018. Truy cập ngày 6 tháng 12 năm 2015.
  9. ^ Hamilton, Richart (2015). Tarascon Pocket Pharmacopoeia 2015 Deluxe Lab-Coat Edition. Jones & Bartlett Learning. tr. 313. ISBN 9781284057560.