Vương quốc Iberia (cổ đại)

Vương quốc Iberia
Tên bản ngữ
  • ქართლის სამეფო
    kartlis samepo
khoảng năm 302 TCN–580
Hiệu kỳ sau khi bị Kitô giáo hóa Iberia, Kartli
Hiệu kỳ sau khi bị Kitô giáo hóa
Colchis và Iberia
Colchis và Iberia
Tổng quan
Vị thếVương quốc
Thủ đôArmazi
Mtskheta
Tbilisi
Ngôn ngữ thông dụngTiếng Gruzia cổ
Chính trị
Chính phủQuân chủ
Lịch sử 
• Vương triều Pharnavaz I
khoảng năm 302 TCN
• Kitô giáo hóa Iberia dưới triều vua Mirian III
326 ?/337 ?
• Trực thuộc Sasan và triều đình cáo chung
580
Tiền thân
Kế tục
Đế quốc Achaemenes
Colchis
Iberia thuộc Sasan
Hiện nay là một phần của Armenia
 Azerbaijan
 Gruzia
 Nga
 Thổ Nhĩ Kỳ

Trong địa lý học Hy Lạp-La Mã, Iberia (tiếng Hy Lạp cổ: Ἰβηρία Iberia; tiếng Latinh: Hiberia) là ngoại danh để chỉ Vương quốc Kartli ở Gruzia (tiếng Gruzia: ქართლი), là một chế độ quân chủ nổi bật ở vùng Kavkaz trong thời cổ đại Hy-Lasơ kỳ Trung cổ, trải qua nhiều thời kỳ từ một vương quốc độc lập đến một chư hầu, phiên quốc của các đế chế hùng mạnh, đặc biệt là Đế quốc SasanĐế quốc La Mã.[1] Iberia ngày nay ở vào miền đông nước Gruzia, giáp với Colchis ở phía tây, Albania Kavkaz ở phía đông và Armenia ở phía nam.

Vào thế kỷ 4, Kitô giáo thu phục Iberia dưới triều Vua Mirian III và trở thành quốc giáo của vương quốc. Từ đầu thế kỷ 6 trở đi, Iberia bị Sasan (Ba Tư) cai trị trực tiếp thay vì cho làm nước chư hầu như trước đó. Năm 580, vua Hormizd IV (578-590) của Sasan cho xóa bỏ quân chủ ở Iberia sau khi vua Bakur III của Iberia băng hà, từ đó Iberia bị thôn tính thành một tỉnh Ba Tư, đặt dưới quyền một vị marzpan (thống đốc).

Suốt thời kỳ lịch sử, Iberia đã từng là chư hầu của Vương quốc Seleukos (302–159 TCN), Cộng hòa La Mã (65–63 TCN, 36–32 TCN), Đế quốc La Mã (1–117), Đế quốc Đông La Mã (298–363), quốc gia triều cống cho Đế quốc Sasan (252–272), chư hầu của Sasan (363–482, 502–523) và cuối cùng là trực thuộc Sasan (523–580).

Thuật ngữ"Iberia Kavkaz"được dùng để phân biệt Iberia này với bán đảo IberiaNam Âu.

Tham khảo

  1. ^ Ehsan Yarshater (1983). The Cambridge History of Iran: The Seleucid, Parthian, and Sasanian periods. Cambridge University Press. tr. 520–. ISBN 978-0-521-20092-9. Truy cập ngày 18 tháng 9 năm 2013.