Vô môn quan
Vô môn quan (zh. wúmén-goān/ wu-men-kuan 無門關, ja. mumonkan), nghĩa là "ải không cửa vào", là tên của một tập công án do Thiền sư Vô Môn Huệ Khai biên soạn. Cùng với Bích nham lục, đây là hai tập công án lừng danh nhất của Thiền tông. Vô môn quan ghi lại 48 công án, mỗi công án được bổ sung thêm một lời bình và một bài kệ. Những bài kệ tụng trong đây là những kiệt tác của văn chương Phật giáo tại Trung Quốc. Vô môn quan ra đời khoảng một thế kỉ sau Bích nham lục. Cấu trúc của tập này đơn giản hơn nhiều so với Bích nham lục, và sự việc này chứng tỏ là sư Huệ Khai chú trọng đến việc sử dụng những tắc công án trong đây làm phương tiện thực hành, tu tập. Sư xem nó là những "viên gạch gõ cửa tâm" của các thiền sinh và viết như sau trong lời tựa:
Trong bài kệ đầu, lời tựa của tác phẩm, Huệ Khai viết như sau (Trần Tuấn Mẫn dịch):
Mỗi công án bao gồm ba phần:
Tắc công án thứ 12 sau đây sẽ nêu rõ cấu trúc này (Chân Nguyên dịch Hán-Việt). Thuỵ Nham Sư Ngạn gọi ông chủTắc công ánHoà thượng Thuỵ Nham Sư Ngạn (zh. 瑞巖師彥, ja. zuigan shigen) mỗi ngày tự gọi:
Rồi tự trả lời:
Lại nói:
Lời bình của Huệ KhaiÔng già Thuỵ Nham tự biên tự diễn, bày vẻ ra nhiều đầu thần mặt quỷ. Vì sao lại một ông gọi, một ông đáp, một ông tỉnh, một ông không bị người gạt? Biết ra rồi thì thật là chẳng phải. Nếu bắt chước ông ta thì đó cũng là kiến giải của loài chồn hoang. Kệ tụng
Mặc dù nguồn tài liệu của những tập công án danh tiếng đều như nhau nhưng trong tập Vô môn quan, người ta có thể thấy một dấu ấn đặc biệt của sư Vô Môn Huệ Khai, những nét đặc sắc, thật dụng chỉ có ở riêng đây và có lẽ vì thế Vô môn quan được ưa chuộng và phổ biến rộng rãi đến ngày nay. Tham khảo
|