Vòng cung mặt trời phụ

Vòng cung mặt trời phụ (subhelic arc) là một dạng hiện tượng hào quang hiếm gặp, được hình thành do phản xạ toàn phần bên trong qua các tinh thể băng. Vòng cung cong đi lên từ đường chân trời và tiếp xúc với vòng cung tricker phía trên điểm đối nhật. Cung mặt trời phụ là kết quả của tia đi vào và đi ra qua các mặt đáy của lăng kính với hai phản xạ toàn phần bên trong.

Sự hình thành

Một cung mặt trời phụ được hình thành khi tia mặt trời đi vào một mặt đáy của một tinh thể băng thuộc các cột định hướng đơn lẻ và cột Parry, phản xạ tại hai trong số các mặt bên của tinh thể và rời khỏi tinh thể qua mặt đáy đối diện. Tia rời khỏi tinh thể theo một góc hoàn toàn ngược lại, dẫn đến góc lệch toàn phần là 120°, chính là góc để tạo thành mặt trời giả 120°.[1]

Vòng cung mặt trời phụ tiếp xúc với đỉnh của vòng cung tricker, thể hiện rằng hai loại cung có các đường đi của tia liên quan chặt chẽ với nhau.[2]

Vòng cung mặt trời phụ cắt vòng tròn parhelic theo một góc nhọn và ở độ cao mặt trời 27°, nó đi qua chính xác điểm mặt trời giả 120°.[3]

Xem thêm

Ghi chú

  1. ^ Cowley, South Pole Halos - Zenith View
  2. ^ Cowley, South Pole Halos - Anthelic View
  3. ^ Vornhusen, First Report on the Danzig Halo Display

Tham khảo

  • Cowley, Les. “South Pole Halos - Zenith View”. Atmospheric Optics. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2008.
  • Cowley, Les. “South Pole Halos - Anthelic View”. Atmospheric Optics. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2008.
  • Vornhusen, Mark. “First Report on the Danzig Halo Display”. Arbeitskreis Meteore e.V. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2008.

Liên kết ngoài

  • Moilanen, Jarmo. “A short introduction into halos”. FHON - Finnish Halo Observing Network. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2008. (Kèm theo một bức vẽ của quan sát hào quang tại Oulunsalo, Phần Lan, vào tháng 4 năm 1996.)
  • Moilanen, Jarmo. “Subhelic arc in Finland”. Ice Crystal Halos. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 2 năm 2012. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2008. (Một hào quang thể hiện vòng cung mặt trời phụ, quan sát được ở Oulu, Phần Lan, tháng 5 năm 2008.)