Uyển Quý phi

Thanh Cao Tông Uyển Quý phi
清高宗婉貴妃
Càn Long Đế Quý phi
Thông tin chung
Sinh(1716-02-01)1 tháng 2, 1716
Mất10 tháng 3, 1807(1807-03-10) (90 tuổi) thọ 92 tuổi
An táng3 tháng 11 năm 1807
Phi viên tẩm của Dụ lăng
Phu quânThanh Cao Tông
Càn Long Hoàng đế
Tước hiệu[Cách cách; 格格]
[Thường tại; 常在]
[Quý nhân; 貴人]
[Uyển tần; 婉嫔]
[Uyển phi; 婉妃]
[Uyển Quý phi;
婉貴妃]
Thân phụTrần Đình Chương

Uyển Quý phi Trần thị (chữ Hán: 婉貴妃陳氏; 20 tháng 12 năm 1717 - 2 tháng 2 năm 1807) là một phi tần của Thanh Cao Tông Càn Long Hoàng đế.

Cuộc đời

Đại Thanh tần phi

Uyển Quý phi vốn họ Trần, xuất thân Mãn Châu Chính Bạch Kỳ, sinh ngày 20 tháng 12 (âm lịch) năm Khang Hi thứ 55 (1716)nhi nữ Trần Đình Chương (陳廷章)[1]. Bà nhập phủ làm thiếp của Càn Long Đế khi khi còn là bảo thân vương (hoằng lịch hoàng tử thứ 4 của thanh thế tông (ung chính đế), phân vị cách cách ở tiềm đệ.

Khi Càn Long Đế lên ngôi, năm 1736 Trần thị sơ phong Thường tại[2][3]. Năm Càn Long thứ 2 (1737), khi chính thức đại phong hậu phi, Trần Thường tại thăng làm Quý nhân, trong hậu cung khi ấy thì Trần thị cùng Hải thị là hai người có phân vị kém nhất, và cả hai đều sống tại Diên Hi cung[4]. Năm thứ 13 (1748), tháng 7, Càn Long Đế đại phong hậu cung hậu cung, tấn thăng Quý nhân Trần thị làm Tần vị , nội vụ phủ cho chọn 1 trong 3 chữ [Uyển; 婉], [Tốn; 巽] và [Dĩnh; 穎], cuối cùng là Uyển tần (婉嬪)[5][6][7], tận sang năm sau (1749) mới tiến hành lễ sách phong[8].

Năm Càn Long thứ 20 (1755), thọ thần của Uyển tần tròn 40 tuổi, theo ghi chép thì thọ thần của bà được thưởng 200 lượng bạc, mức này trên Quý nhân (150 lượng) và Thường tại (100 lượng) nhưng thấp hơn mức bình thường của Phi và Tần là 300 lượng. Cho đến 10 năm sau (1765), khi Uyển tần 50 tuổi đại thọ, Nội vụ phủ trình tấu nên nâng mức thưởng của Uyển tần, Càn Long Đế khôi phục lại đãi ngộ bình thường cho bà, cấp 300 lượng bạc cùng vật phẩm, khôi phục quy cách bình thường.

Tấn làm Phi

Năm Càn Long thứ 59 (1794), tháng 10, tấn thăng Uyển phi (婉妃), tháng 12 tiến hành lễ sách phong[9].

Năm Gia Khánh thứ 6 (1801), tháng giêng, bà được Gia Khánh Đế tấn thăng làm Quý phi. Dù vậy, Gia Khánh Đế vẫn thường tôn gọi bà là Uyển Quý Thái phi (婉貴太妃)[10]. Ngày 15 tháng 4 (âm lịch) cùng năm, mệnh Lễ Văn các Đại học sĩ Lưu Dung làm Chính sứ, Nội các Học sĩ Nạp Thanh Bảo (纳清保) làm Phó sứ, cầm Tiết, sách bảo chính thức cử hành lễ tấn phong Quý Thái phi[11].

Năm Gia Khánh thứ 12 (1807), ngày 2 tháng 2 (âm lịch), Uyển Quý phi Trần thị qua đời, hưởng thọ 92 tuổi. Bà là hậu phi của Càn Long Đế sống lâu nhất, cũng là người có tư lịch lâu nhất, từ khi còn ở Tiềm để đến tận khi cả Càn Long Đế đã băng hà và là thái phi có tư cách cao nhất trong hàng thái phi nhưng khi đó có rất ít phi tần của Càn Long đế còn sống. Gia Khánh Đế đối với bà cũng rất kính trọng, tôn gọi 「Uyển Quý thái phi Mẫu phi; 婉貴太妃母妃」, tang lễ của bà Gia Khánh Đế đã đích thân tới tế rượu[12]. Ngày 3 tháng 11 (âm lịch) cùng năm, bà được an táng tại Phi viên tẩm của Dụ lăng.

Trong văn hóa đại chúng

Năm Phim ảnh Diễn viên Nhân vật
2018 Hậu cung Như Ý truyện Tào Hi Văn Trần Uyển Nhân

Xem thêm

Tham khảo

  1. ^ 《皇朝文獻通考》卷二百四十一 婉嬪陳氏陳廷璋女乾隆十四年四月封婉嬪
  2. ^ 《宮內等處女子嬤嬤媽媽裡食肉底賬》皇后官女子二,家下女子六,嬤嬤二,媽媽里二、貴妃官女子四,家下女子四、那妃官女子三,家下女子三、蘇嬪官女子五家下女子一、金貴人官女子三家下女子一、海常在官女子二,家下女子一、陳常在官女子三。
  3. ^ 《內務府上諭檔》:金姓格格封為貴人,海姓格格、陳姓格格均封為常在。高姓側福晉封為貴妃,納喇姓側福晉封為妃,蘇姓格格、黃姓格格均封為嬪。貴妃娘家是包衣佐領人,出為本旗滿洲人。黃姓嬪娘家是包衣管領下人,出為本旗包衣佐領下人。
  4. ^ 《清宮述聞》底檔並載:乾隆二年除夕酉時,乾清宮 設擺萬歳爺晚宴。用器:四庫金龍大宴桌、銀庫伺候黃緞繡金龍鑲寶石桌刷一份、寶座龍頭至宴桌邊八寸、兩邊花瓶中松棚果罩四座、中點心高頭五品(五寸金龍座盤)、一字高頭九品、頭號金龍座盤、俱安大花。次中果桌二副、果盒兩邊棰手蘇糕鮑螺四品(金龍小座碗)、果鐘八品、群膳、冷膳、熱膳四十品(白裏黃碗)、兩邊幹濕點心四品、奶餅丶敖爾布哈一品、奶皮一品(俱五寸黃盤)、中金匙象牙筷紙花筷套、兩邊小菜三品、青醬一品。 (金碟左插手)地平設擺皇后頭桌宴一桌、用器四庫一字金龍宴桌一桌、黃緞幃子、兩邊花瓶高頭七品(頭號金龍大碗俱安大花)、群膳三十二品(五寸黃盤)、兩邊幹濕點心四品、匙箸紙花筷套。嫻妃二桌宴一桌,嘉嬪、陳貴人三桌宴一桌。右棰手貴妃頭桌宴一桌、純妃二桌宴一桌。海貴人、裕常在三桌宴一桌。內廷宴桌是敬事房總管設擺、有幃子高桌五張......
  5. ^ 《 移会 》移會內閣典籍廳為陳貴人晉封為嬪其封號字樣查從前封過妃嬪字號會典內所載並無婉巽穎三字重複
  6. ^ 《宮內等處女子嬤嬤媽媽裡食肉底賬》皇后官女子十五人嬤嬤二人家下女子一人使女一人,四月大行皇后官女子十五人嬤嬤二人家下女子一人使女一人、五月大行皇后官女子十五人家下女子一人使女一人;嫻貴妃官女子七人二月九人;純貴妃官女子八人;嘉妃官女子六人;愉妃官女子六人,五月五人;怡嬪官女子六人;舒嬪官女子一人家下女子六人,五月舒妃官女子一人家下女子六人;令嬪官女子六人五月,令妃官女子六人;陳貴人官女子四人,五月陳嬪官女子四人;慎貴人官女子四人、陸常在官女子三人,五月陸貴人官女子三人;那常在官女子二人家下女子一人,五月那貴人仍相同;柏常在官女子三人;林常在官女子三人,五月林貴人仍相同;揆常在官女子三人,鄂常在官女子三人。
  7. ^ 《清实录·乾隆朝实录·卷之三百十八》乾隆十三年。戊辰。秋。七月。癸未朔。......皇帝春秋鼎盛。内治需人。娴贵妃那拉氏系皇考向日所赐侧室妃......○又谕、朕奉皇太后懿旨。嘉妃、令嫔、舒嫔、陈贵人侍奉宫庭。恪勤淑顺。嘉妃著晋封为贵妃。令嫔、舒嫔、著晋封为妃。陈贵人著晋封为嫔。钦此。传谕该部、将应行典礼。察例具奏......
  8. ^ 《清实录·乾隆朝实录·卷之三百三十八》乾隆十四年。己巳。夏四月。戊寅朔......○又谕曰。皇贵妃、嘉贵妃、令妃、舒妃、婉嫔初五日进册宝仪注。内开初六日行谢恩礼......○壬午。上御太和殿宣制......命内阁学士观保为正使。礼部侍郎齐召南为副使。持节、册封贵人陈氏为婉嫔。册文曰。朕惟协赞璇闺。必柔嘉之是赖。翊宣内则。宜位号之攸加。贲以徽章。光兹茂典。尔贵人陈氏、承流椒殿。备娴敬慎之仪。奉职掖庭。久著恪勤之范。兹仰承皇太后慈谕。册封尔为婉嫔。尔其祇承象服。昭恭顺以流徽。笃迓鸿禧。履谦和而裕庆。钦哉。各正使跪受节......
  9. ^ 命大学士公阿桂为正使。礼部左侍郎铁保为副使。持节册封婉嫔陈氏为婉妃。册文曰、朕惟锡寰区以都福。肇始宫闱。修内教而服勤。首隆位号。爰申嘉命。用晋荣封。尔婉嫔陈氏,夙著徽柔。允称淑慎。旧依桐邸。小心久侍乎丹宸。新耀翚衣。令范克传于彤史。庆掖庭之盛事。寿届八旬。贲纶綍之殊荣。礼隆九御。兹晋封尔为婉妃。锡之册印。尚其钦承彝典。宣四德以延庥。益荷恩光。迓万年而笃庆。钦哉。
  10. ^ 《清仁宗实录》 - 嘉庆六年正月 ○又谕、婉太妃母妃。从前皇考在藩邸时。蒙皇祖所赐。侍奉皇考多年。嗣经晋封为妃。现 在寿康宫位次居首。年跻八十有六。康健颐和。宜崇位号。以申敬礼。应尊封为婉贵太妃。所有应行事宜。着各该衙门查照定例豫备。于四月十五日举行。
  11. ^ 《清实录·嘉庆朝实录·卷之八十二》命体仁阁大学士劉墉为正使。内阁学士纳清保为副使。持节、赍册、宝、尊封婉妃陈氏为婉贵太妃。册文曰。翊坤仪而布化。德茂前徽。修壸教以延庥。年登大耋。式稽彝典。益阐芳声。皇考婉妃陈氏,禀则柔嘉。持躬肃慎。宵衣日侍。小心夙著于椒闱。宫翟申颁。恩眷久隆于星掖。树采珩之令范。群奉师宗。标彤管之徽音。宜崇位号。谨以册、宝、尊为皇考婉贵妃。于戏。舒长岁月。弥膺介祉以康宁。肃穆规型。洊受期龄之福履。谨言。
  12. ^ 《清史稿·卷二百十四·列传一》: 嘉庆十二年二月○ 上至吉安所婉贵太妃金棺前奠酒。