Tuyến 1 (Đường sắt đô thị Thành phố Hồ Chí Minh)

Tuyến 1: Bến Thành – Suối Tiên
L1
Đoạn đi trên cao của tuyến metro song song với đường Võ Nguyên Giáp thuộc thành phố Thủ Đức
Tổng quan
Tình trạngĐang hoạt động
Sở hữu Đường sắt Việt Nam
Ga đầuGa Bến Thành
(Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh)
Ga cuốiGa Bến xe Suối Tiên
(Dĩ An, Bình Dương)
Nhà ga14
Dịch vụ
KiểuTàu điện ngầm
Hệ thống Đường sắt đô thị Thành phố Hồ Chí Minh
Điều hànhBan Quản lý Đường sắt đô thị Thành phố Hồ Chí Minh (MAUR)
Trạm bảo trìDepot Long Bình
Thế hệ tàuHitachi
Lịch sử
Hoạt động22 tháng 12 năm 2024
(2 tuần và 6 ngày)
Thông tin kỹ thuật
Chiều dài tuyến19,7 km (12,2 mi)
Khổ đường sắt1.435 mm (4 ft 8+12 in) 
Khổ tiêu chuẩn
Điện khí hóaĐường dây trên cao 1500V DC
Tốc độ110 km/h (68 mph) (trên cao)
80 km/h (50 mph) (ngầm)
35 km/h (22 mph) (vào nhà ga)
25 km/h (16 mph) (ở nhà ga)
Bản đồ hành trình

Up arrow Tân Kiên L3A
Left arrow Bến tàu Hiệp Phước L4
Củ Chi UpperRight arrow L2
L1-01 Bến Thành
LowerLeft arrow Thủ Thiêm L2
Thạnh Xuân Right arrow L4
L1-02 Nhà hát Thành Phố
Cầu Ba Son
L1-03 Ba Son
Kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè
Rạch Văn Thánh
Đường Nguyễn Hữu Cảnh
L1-04 Công Viên Văn Thánh
Đường Điện Biên Phủ
Bến Xe Cần Giuộc mới UpperRight arrow L5
L1-05 Tân Cảng
Sông Sài Gòn
L1-06 Thảo Điền
L1-07 An Phú
L1-08 Rạch Chiếc
Rạch Chiếc
L1-09 Phước Long
L1-10 Bình Thái
Đường Vành đai 2
L1-11 Thủ Đức
Đường Võ Văn Ngân
Suối Cái
L1-12 Khu Công Nghệ Cao
Quốc lộ 1
L1-13 Đại Học Quốc Gia
Ranh giới TPHCMBình Dương
Quốc lộ 1, Xa lộ Hà Nội
L1-14 Bến Xe Suối Tiên
LowerRight arrow Thủ Dầu Một (Bình Dương)
Down arrow Biên Hòa (Đồng Nai)
Ranh giới Bình DươngTPHCM
Depot Long Bình

Tuyến 1: Bến Thành – Suối Tiên là một tuyến metro thuộc hệ thống Đường sắt đô thị Thành phố Hồ Chí Minh, vận hành vào lúc 10:00 ngày 22 tháng 12 năm 2024.[1] Tuyến đường sắt đô thị này có đoạn đi ngầm dài 2,6 km qua 3 ga và đoạn đi trên cao dài 17,1 km qua 11 ga, tổng chiều dài toàn tuyến là 19,7 km.

Dự án được phê duyệt lần đầu tiên vào năm 2007, được khởi công vào năm 2008[2] với tổng mức đầu tư hơn 17.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến năm 2011, dự án được điều chỉnh lên hơn 47.000 tỷ đồng, tăng thêm 30.000 tỷ đồng so với dự tính. Trong đó, vốn vay Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) là hơn 41.800 tỷ đồng, còn lại là vốn ngân sách thành phố. Theo kế hoạch ban đầu, dự án này được dự kiến hoàn thành xây dựng vào năm 2017 và đưa vào vận hành thương mại năm 2018, tuy nhiên vì những vấn đề về chậm giải phóng mặt bằng và bê bối xây dựng được phát hiện sau khi thanh kiểm tra dự án vào năm 2020, đến hiện tại dự án xin lùi thời gian nghiệm thu và vận hành thương mại đến tháng 7 và cuối cùng là dời đến ngày 22 tháng 12 năm 2024.

Tuyến 1 (Bến Thành – Suối Tiên) của TP.HCM còn kết nối với tuyến 1 (Suối Tiên – Thành phố mới Bình Dương) của tỉnh Bình Dương.

Sau khi xảy ra và phát hiện những sai phạm kỹ thuật và lỗi thiết kế nghiêm trọng, dự án xuất hiện tình trạng chối bỏ trách nhiệm của tổng thầu Nhật Bản là Liên danh Tư vấn chung (NJPT) và Liên danh Sumitomo – Cienco 6 (SCC).[3]

Vốn

Việc bố trí kế hoạch vốn ODA năm 2017 và trung hạn giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020 chưa đáp ứng nhu cầu. Năm 2017 vốn ODA được giao chỉ là 2.119 tỷ đồng trong khi nhu cầu là 5.422 tỷ đồng (đáp ứng được 39%), giai đoạn 2016–2020 nhu cầu vốn là 20.930 tỷ đồng thì tuyến metro 1 mới được giao 7.500 tỷ đồng (đáp ứng được 36%).[4]

Hiện dự án đã giải ngân vốn ODA là 69,427 tỉ Yên (tương đương 13.969 tỉ đồng, bao gồm giải ngân từ khoản tạm ứng ngân sách TP là 1.900 tỉ đồng), đạt 33% tổng vốn ODA; vốn đối ứng giải ngân được 1.465 tỉ đồng, đạt 27%.[5]

Đội vốn và trì hoãn

Theo kế hoạch, dự án Metro Bến Thành – Suối Tiên được phê duyệt lần đầu tiên vào năm 2007 với tổng mức đầu tư hơn 17.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến năm 2011, dự án được điều chỉnh lên hơn 47.000 tỷ đồng, tăng thêm 30.000 tỷ đồng so với dự tính. Trong đó, vốn vay Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) là hơn 41.800 tỷ đồng, còn lại là vốn ngân sách thành phố. Thủ tướng lúc đó là Nguyễn Tấn Dũng cho phép UBND thành phố phê duyệt điều chỉnh dự án vào tháng 8/2011. Nhưng lúc này chính sách đã thay đổi, dự án thuộc diện phải trình Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư. Hiện, tổng mức đầu tư dự án vẫn chưa được cơ quan có thẩm quyền.[6]

Dự án dự kiến hoàn thành xây dựng vào năm 2017 và đưa vào khai thác vận hành năm 2018. Nhưng đến năm 2018, dự án mới thi công được 70% khối lượng nên thời gian đi vào hoạt động dự kiến từ cuối năm 2019 đến đầu năm 2020.[7] Sau thời gian dài trì hoãn đến ngày 22 tháng 12 năm 2024 tuyến số 1 đã chính thức chạy thương mại và miễn phí vé cho hành khách đến 20 tháng 1 năm 2025

Thiếu tiền

Để vận hành đúng kế hoạch năm 2020, trong giai đoạn 2016–2020 dự án cần khoảng 28.000 tỷ đồng. Tuy nhiên vào tháng 4, Bộ Kế hoạch và Đầu tư quyết định chỉ bố trí kế hoạch vốn ODA nguồn ngân sách trung ương cho dự án là 7.500 tỷ đồng – dự án thiếu đến 20.500 tỷ. UBND TP HCM đã 4 lần tạm ứng tiền (tổng cộng 3.300 tỷ) để Ban quản lý Đường sắt đô thị TP.HCM thanh toán cho các nhà thầu, chi trả cho nhân viên.

Bị nợ tiền kéo dài, hồi tháng 11, ông Umeda Kunio (Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam) đã gửi văn bản cho Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân, đề nghị lãnh đạo thành phố chỉ đạo giải quyết số tiền chậm thanh toán cho đơn vị thi công, tư vấn đã lên hơn 100 triệu USD, cảnh báo nếu đến cuối tháng 12 mà các vấn đề này không được giải quyết, dự án sẽ buộc phải ngừng thi công.[7]

Mẫu tàu điện

Ban quản lý đường sắt đô thị thành phố Hồ Chí Minh cho biết, vào đầu tháng 3/2015 người dân sẽ được vào tham gia, góp ý về kiểu dáng, màu sắc... của tàu metro. Thời gian tham quan kéo dài trong ba tháng. Sau đó, Ban quản lý đường sắt đô thị thành phố sẽ tổng hợp ý kiến, tiếp thu và đề xuất với nhà chế tạo theo yêu cầu của người dân.

Nhận xét về mô hình đầu máy toa xe metro, Ban quản lý đường sắt đô thị cho rằng thiết kế ngoại thất thể hiện hình ảnh hiện đại của đoàn tàu metro này. Màu xanh da trời được lựa chọn cho tàu để thể hiện một vẻ ngoài tươi trẻ và dễ chịu trong điều kiện môi trường của Việt Nam.[8]

Tàu có thể chở tới 930 hành khách với mật độ hành khách đứng là 8 người/m². Tay vịn, móc nắm được lắp đặt trong toa xe để đảm bảo an toàn cho hành khách. Trên toa tàu còn bố trí thêm vị trí và thiết bị hỗ trợ cho người khuyết tật (đi xe lăn).

Về toa xe, bao gồm:

  • 3 toa xe giai đoạn đầu (đã về đến depot Long Bình ngày 10/10/2020)[9]
  • 6 toa xe giai đoạn cuối

Hướng tuyến và nhà ga

Hướng tuyến

Bản đồ lộ trình tuyến 1: Bến Thành – Suối Tiên

Điểm đầu của tuyến tại chợ Bến Thành, đi ngầm 2,6 km từ ga Bến Thành đến ga Nhà hát Thành phố và ga Ba Son tại khu đô thị Vinhomes Golden River sau đó đi trên cao 17,1 km theo rạch Văn Thánh rồi đi ngang qua sông Sài Gòn rồi chạy dọc theo xa lộ Hà Nội và kết thúc tại ga cuối Suối Tiên, ngay phía trước Bến xe Miền Đông mới.

Danh sách các nhà ga

Gồm 14 nhà ga:

Ký hiệu ga Tên ga Khoảng cách (km) Trung chuyển Vị trí
Tiếng Việt Tiếng Anh Giữa các
nhà ga
Từ ga
Bến Thành
Tuyến metro Tuyến xe buýt Tỉnh thành Quận/Thành Phường
L101 Bến Thành Ben Thanh - 0,0 Đường sắt đô thị Thành phố Hồ Chí Minh L2 (đang xây dựng) L3A (trên kế hoạch) L4 (trên kế hoạch) Vận tải xe buýt 1, 3, 4, 13, 18, 19, 20, 28, 31, 34, 36, 38, 39, 44, 45, 52, 53, 56, 61-6, 65, 69, 75, 86, 88, 93, 102, 109, 152, 155, 156, D4 TP. Hồ Chí Minh Quận 1 Phạm Ngũ Lão
L102 Nhà hát Thành phố Opera House 0,6 0,6 Vận tải xe buýt 155, DL01, DL02 Bến Nghé
L103 Ba Son Ba Son 1,7 2,3 Đường sắt đô thị Thành phố Hồ Chí Minh T (trên kế hoạch) Vận tải xe buýt 11, 30, 44, 53, 56, 88, 155
L104 Công viên Văn Thánh Van Thanh Park 1,2 3,5 Vận tải xe buýt 159, 160 Bình Thạnh Phường 22
L105 Tân Cảng Tan Cang 0,9 4,4 Đường sắt đô thị Thành phố Hồ Chí Minh L5 (trên kế hoạch) Vận tải xe buýt 30, 53, 56, 158, 160, 161 Phường 25
L106 Thảo Điền Thao Dien 1,1 5,5 Đường sắt đô thị Thành phố Hồ Chí Minh M2 (trên kế hoạch) Vận tải xe buýt 6, 10, 30, 43, 52, 53, 55, 56, 60-3, 60-7, 67, 72-1, 104, 150, 157 TP. Thủ Đức Thảo Điền
L107 An Phú An Phu 1,0 6,5 Vận tải xe buýt 6, 10, 11, 30, 52, 53, 55, 56, 60-3, 60-7, 67, 72-1, 104, 150, 153, 154
L108 Rạch Chiếc Rach Chiec 1,7 8,2 Vận tải xe buýt 99, 154 An Phú
L109 Phước Long Phuoc Long 1,5 9,7 Vận tải xe buýt 6, 10, 30, 52, 53, 55, 56, 60-3, 60-7, 67, 99, 104, 150 Trường Thọ
L110 Bình Thái Binh Thai 1,3 11,0 Vận tải xe buýt 6, 10, 30, 52, 53, 55, 56, 60-3, 60-7, 67, 99, 104, 150, 162, 163, 168, 169
L111 Thủ Đức Thu Duc 1,8 12,8 Vận tải xe buýt 10, 30, 52, 55, 60-3, 60-7, 67, 104, 150, 162, 168 Bình Thọ
L112 Khu công nghệ cao High Tech Park 2,4 15,2 Vận tải xe buýt 6, 8, 10, 30, 52, 60-3, 60-7, 67, 76, 150, 164, 165, 167 Linh Trung
L113 Đại học Quốc gia National University 1,5 16,7 Vận tải xe buýt 8, 10, 19, 30, 33, 52, 53, 60-1, 60-2, 60-3, 60-7, 67, 76, 93, 99, 150, 164, 166
L114 Bến xe Suối Tiên Suoi Tien Terminal 3,0 19,7 Đường sắt đô thị Thành phố Hồ Chí Minh L1 Tuyến 1 kéo dài (trên kế hoạch) Vận tải xe buýt 55, 56, 60-1, 60-2, 60-3, 67, 76, 93, 150 Bình Dương TP. Dĩ An Bình Thắng

Khu vực Depot

Depot[a] của tuyến 1 Bến Thành – Suối Tiên được đặt tại phường Long Bình, thành phố Thủ Đức với diện tích khoảng 27,4 ha. là khu trung tâm điều khiển và bảo dưỡng tàu tuyến 1 đến năm 2040.[cần dẫn nguồn] Bao gồm các tòa nhà vận hành và bảo dưỡng; xưởng chính bảo dưỡng tàu; các cơ sở hạ tầng bảo dưỡng các thiết bị khác của đường ray, hệ thống điện, tín hiệu, thông tin liên lạc; bãi đỗ tàu; trạm vệ sinh tàu; mạng lưới đường nội bộ bên trong và bên ngoài khu vực; và khu văn phòng.

Vận tốc tàu

  • 110 km/h ở phần trên cao
  • 80 km/h ở phần ngầm
  • 35 km/h ở khu vực đường vào nhà ga
  • 25 km/h ở nhà ga

Thông tin giờ tàu

Giai đoạn[10] Thời gian hoạt động Khung giờ Giãn cách chuyến

(phút/chuyến)

Thời gian Số đoàn tàu vận hành Số chuyến hoạt động trong ngày Thời gian tàu dừng tại ga
Giai đoạn 1

(6 tháng đầu)

05:00 ~ 22:00 Cao điểm 8 06:00 ~ 08:00
11:00 ~ 11:56
15:32 ~ 18:04
9 200 30 giây
Bình thường 12 05:00 ~ 06:00
08:00 ~ 11:00
11:56 ~ 15:32
18:04 ~ 22:04
6
Giai đoạn 2

(sau Giai đoạn 1)

05:00 ~ 23:30 Các ngày trong tuần

(Thứ Hai–Thứ Sáu)

Cao điểm 5 - - 276 -
Bình thường 10 - -
Thấp điểm 15 - -
Cuối tuần (Thứ Bảy, Chủ Nhật), kỳ nghỉ hè, ngày lễ Cao điểm 8 - 226 -
Bình thường 10 - -
Thấp điểm 15 - -

Khi hoàn tất và đưa vào vận hành, chính phủ có quyết định từ ngày 22/12 đến ngày 20/01/2025, người dân được miễn phí vé trong 30 ngày vận hành metro 1 Bến Thành – Suối Tiên.[11]

Lưu lượng

Trong tuần đầu vận hành, Tuyến 1 đã phục vụ tổng cộng 707.161 lượt hành khách, với ngày cao điểm là Thứ Bảy, 28/12/2024, đạt 175.456 lượt. Riêng lượng hành khách trong ngày này đã lớn hơn tổng lượt khách của Tuyến 2A tại Hà Nội trong tuần đầu vận hành (165.824 lượt).[12]

Ngày Số chuyến vận hành Lưu lượng vận chuyển hành khách theo kế hoạch Lưu lượng vận chuyển hành khách đã thực hiện So sánh lưu lượng vận chuyển hành khách đã thực hiện với kế hoạch Chú thích
22/12/2024 177 27.257 149.870 549,8% [13][14]
23/12/2024 200 38.939 38.751 99,5%
24/12/2024 220 38.939 90.384 232,1%
25/12/2024 200 38.939 115.962 297,8%
26/12/2024 200 38.939 72.578 186,4%
27/12/2024 165 38.939 64.160 164,8% [14][15][16]
28/12/2024 200 38.939 175.456 450,6% [14][17]
29/12/2024 200 38.939 200.948 516,1% [14][18][19]
30/12/2024 200 38.939 90.015 231,2% [20][21][22]
31/12/2024 220 38.939 121.477 312,0%
01/01/2025 247 (246) 41.661 275.144 660,4% [23]
02–05/01/2025 800 155.756
Tổng cộng 3.029 575.125 >1.700.000 ~300%

Sự cố và bê bối

Quá trình thi công

Ngày 10 tháng 11 năm 2020, tại trụ P14-10, phát hiện gối dầm cầu cạn bị rơi khỏi vị trí lắp đặt làm hỏng đường ray phía trên, nguy cơ ảnh hưởng tuổi thọ công trình cũng như an toàn chạy tàu. Theo chủ đầu tư là Ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM (MAUR), gối cao su (gối trái theo hướng từ Bến Thành đi Suối Tiên) sử dụng cho dầm cầu cạn tại vị trí trụ P14-10 (dầm đã lắp 4 năm trước) bị rơi khỏi vị trí đá kê gối "không rõ nguyên nhân". Việc này khiến đường ray đã lắp phía trên hư hỏng, bung khỏi các bu-lông liên kết với hệ thống đỡ ở dưới; bê tông đệm đường ray ở vị trí này bị nứt. MAUR đánh giá sự cố có nguy cơ gây nứt vỡ cục bộ gối dầm khi chịu tác động. Đặc biệt cả đoạn dầm hoàn thiện sẽ chịu sự uốn xoắn bởi lực phân bổ không đều khi gối cao su rơi ra ngoài, dẫn đến phần đáy, thành dầm chữ U, nhiều khả năng cũng bị nứt. Việc này bị cho làm giảm khả năng chịu lực, ảnh hưởng tuổi thọ công trình và nguy cơ mất an toàn khi đoàn tàu chạy.[24] Qua rà soát, MAUR phát hiện 2 gối lắp trên công trình nhẹ hơn 9 kg so với hồ sơ thiết kế, và vật liệu thép dùng cho gối cầu không đúng quy định hợp đồng.[25] MAUR cho rằng tổng thầu (Liên danh Tư vấn chung (NJPT) và Liên danh Sumitomo – Cienco 6 (SCC)) có dấu hiệu chối bỏ trách nhiệm, kéo dài sự việc.[3]

Ngày 2 tháng 4 năm 2021, phát hiện thêm bốn gối cầu bị sự cố. Bốn gối cầu nằm ở vị trí trụ P9-05 đoạn cầu cạn VD19 và trụ P11-06 đoạn cầu VD11, thuộc gói thầu CP2 (đoạn trên cao và depot) tuyến Metro số 1. Các gối bị xê dịch khỏi đá kê 7–11 mm. Trong số này, hai gối sản xuất từ nhà máy Megaba (Hàn Quốc), còn lại từ nhà máy Kawakin (Nhật Bản). Chưa rõ nguyên nhân bốn gối dịch chuyển. Việc tiếp tục xảy ra sự cố, cùng hai gối bị phát hiện trước đó khiến MAUR nhận định sự dịch chuyển gối lệch khỏi đá kê "có tính chất hệ thống". MAUR yêu cầu khẩn trương làm rõ nguyên nhân nhằm giảm tối đa ảnh hưởng, thiệt hại công trình. Do công trình chưa bàn giao nên liên danh Sumitomo – Cienco 6 (SCC – đơn vị phụ trách gói thầu) phải chịu trách nhiệm về các vấn đề trên.[26]

Vận hành

Vào khoảng 18:30, ngày 26/12/2024, đoàn tàu mang số hiệu 1700 xuất phát từ ga Bến xe Suối Tiên đến ga Bến Thành đã tạm dừng tại ga Ba Son để kiểm tra kỹ thuật. Nguyên nhân ban đầu được xác định là do lỗi tín hiệu trong hệ thống điều khiển tàu; nhân viên vận hành phát hiện một số chi tiết tín hiệu không khớp với quy trình và chỉ dẫn kỹ thuật. Một số hành khách không chờ đợi được nên đã rời khỏi ga, tìm phương tiện khác để di chuyển. Đội ngũ kỹ thuật đã nhanh chóng xử lý, và đoàn tàu tiếp tục hành trình sau khoảng 10 phút.[27]

Chiều ngày 27/12/2024, TP.HCM hứng chịu cơn mưa lớn trái mùa kèm dông lốc và sấm sét. Vào khoảng 17:25, hệ thống bảo vệ an toàn điện của tuyến kích hoạt, khiến MAUR và Công ty TNHH MTV đường sắt đô thị số 1 TP. HCM (HURC1) tạm dừng vận hành tuyến, đưa các tàu về các ga để kiểm tra toàn bộ hệ thống và đảm bảo an toàn cho hành khách, đồng thời nhân viên nhà ga hỗ trợ và trấn an hành khách trong thời gian chờ đợi. Sau khi xác nhận không có bất thường, hệ thống tuyến hoạt động trở lại lúc 19:05.[28][29][30][31]

Trưa ngày 03/01/2025, vận hành tuyến gặp bị gián đoạn khi một đoàn tàu dừng tại Ga Phước Long chưa thể rời ga. Sự cố này khiến đoàn tàu ở Ga Rạch Chiếc, nhà ga trước đó, phải chờ đợi. Theo đại diện HURC1, đơn vị vận hành tuyến, nguyên nhân là do cửa chắn ke tại Ga Phước Long gặp lỗi, chưa thể đóng lại. Sau khoảng 20 phút tạm dừng để xử lý sự cố, đoàn tàu tại 2 nhà ga đã tiếp tục lộ trình.[32]

Xem thêm

Ghi chú

  1. ^ tiếng Pháp: dépôt, phát âm tiếng Pháp: ​[de.po], phiên âm: "đề-pô", là nơi tập kết tàu để bảo dưỡng, sửa chữa, thực hiện các tác nghiệp kỹ thuật khác, trích khoản 8, điều 3, luật Đường sắt, Luật số: 06/2017/QH14

Tham khảo

  1. ^ “Metro số 1 lại lùi tiến độ”. thanhnien.vn. 14 tháng 3 năm 2024. Truy cập ngày 18 tháng 3 năm 2024.
  2. ^ “21-2-2008: khởi công tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên”. Tuổi Trẻ Online. 19 tháng 2 năm 2008. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2022.
  3. ^ a b “Vụ trượt gối dầm metro số 1: Nhà thầu có dấu hiệu chối bỏ trách nhiệm?”. znews.vn. 7 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2022.
  4. ^ “Khát vốn ODA, TPHCM "gồng gánh" tiền làm metro”.
  5. ^ “Tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên bây giờ ra sao?”.
  6. ^ “Bốn rắc rối tại tuyến metro đầu tiên của Sài Gòn”.
  7. ^ a b “Vì sao dự án Metro Bến Thành - Suối Tiên đội vốn hơn 30.000 tỷ đồng so với dự kiến?”.
  8. ^ “Hé lộ tàu metro hiện đại, người dân được góp ý kiến”. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 10 năm 2018. Truy cập ngày 22 tháng 10 năm 2018.
  9. ^ “Tàu metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên cập cảng Khánh Hội”. 8 tháng 10 năm 2020.
  10. ^ “Chi tiết thời gian hoạt động tàu metro số 1 TPHCM”. Báo điện tử Tiền Phong. 28 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2024.
  11. ^ “TP.HCM miễn phí đi metro số 1 trong 30 ngày, từ ngày 22.12”.
  12. ^ Phi Long (15 tháng 11 năm 2021). “Đường sắt Cát Linh-Hà Đông vận hành thế nào sau 1 tuần khai thác?”. Báo Điện tử VOV. Truy cập ngày 30 tháng 12 năm 2024.
  13. ^ Phunuvietnam (27 tháng 12 năm 2024). “Metro số 1 tạm dừng hoạt động 10 phút sau 5 ngày vận chuyển gần nửa triệu hành khách”. BÁO PHỤ NỮ VIỆT NAM ĐIỆN TỬ. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2024.
  14. ^ a b c d Gia Minh (30 tháng 12 năm 2024). “Hơn 900.000 lượt khách đi metro Bến Thành - Suối Tiên tuần đầu vận hành”. VnExpress. Truy cập ngày 30 tháng 12 năm 2024.
  15. ^ “Metro 1 của TP.HCM đã đón hơn nửa triệu lượt khách”. VOV.VN. 28 tháng 12 năm 2024. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2024.
  16. ^ NLD.COM.VN. “Lý do Metro số 1 thu hút hơn 700.000 lượt khách trong tuần đầu tiên”. Báo Người Lao Động Online. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2024.
  17. ^ NLD.COM.VN. “Lý do Metro số 1 thu hút hơn 700.000 lượt khách trong tuần đầu tiên”. Báo Người Lao Động Online. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2024.
  18. ^ Minh Tuấn (30 tháng 12 năm 2024). “Tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên xác lập "kỷ lục" mới về số lượng hành khách đi lại”. Báo Hànộimới. Truy cập ngày 30 tháng 12 năm 2024.
  19. ^ Hà Khánh (2024-30-12). “Hai ngày cuối tuần, khách đi metro 1 chiếm hơn 40% tổng lượng khách”. Báo Điện tử VOV. Truy cập ngày 30 tháng 12 năm 2024. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
  20. ^ Vũ Quyền (31 tháng 12 năm 2024). “Metro số 1 tăng cường 14 chuyến tàu trong ngày đầu năm mới 2025”. Báo Phụ Nữ. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2025.
  21. ^ Tuấn Kiệt (31 tháng 12 năm 2024). “Metro số 1 tăng giờ, số chuyến tàu phục vụ người dân dịp Tết Dương lịch 2025”. VietNamNet. Truy cập ngày 31 tháng 12 năm 2024.
  22. ^ SGGPO (1 tháng 1 năm 2025). “Ngày 31-12, hành khách đi metro Bến Thành - Suối Tiên tăng 312%”. Báo SÀI GÒN GIẢI PHÓNG. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2025.
  23. ^ Gia Minh (2 tháng 1 năm 2025). “Metro Bến Thành - Suối Tiên đón 1,4 triệu lượt khách sau 11 ngày vận hành”. VnExpress. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2025.
  24. ^ “Dầm cầu cạn Metro Số 1 bị sự cố”. VnExpress. 10 tháng 11 năm 2020.
  25. ^ “Sự cố Metro Số 1 chủ yếu 'do quá trình lắp ray'. VnExpress. 15 tháng 3 năm 2021.
  26. ^ “Thêm bốn gối cầu Metro Số 1 bị sự cố”. VnExpress. 2 tháng 4 năm 2021.
  27. ^ Phunuvietnam (27 tháng 12 năm 2024). “Metro số 1 tạm dừng hoạt động 10 phút sau 5 ngày vận chuyển gần nửa triệu hành khách”. BÁO PHỤ NỮ VIỆT NAM ĐIỆN TỬ. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2024.
  28. ^ Đình Sơn; Hà Mai (27 tháng 12 năm 2024). “Tàu metro số 1 lại phải tạm dừng vì sự cố”. Thanh Niên. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2024.
  29. ^ Nhóm PV (27 tháng 12 năm 2024). “Metro số 1 ở TPHCM phải tạm dừng hoạt động vì mưa lớn”. Lao Động. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2024.
  30. ^ Nhóm PV (27 tháng 12 năm 2024). “Metro số 1 hoạt động trở lại, ga Bến Thành đông nghẹt khách”. Lao Động. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2024.
  31. ^ Mỹ Quỳnh (27 tháng 12 năm 2024). “TP.HCM mưa quá lớn, tuyến metro số 1 phải tạm dừng”. Báo Giao thông. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2024.
  32. ^ Thư Trần (3 tháng 1 năm 2025). “Metro số 1 TPHCM gián đoạn 20 phút vì không khép được cửa chắn”. Báo điện tử Dân trí. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2025.