Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt NamĐiều 88 Bộ luật Hình sự năm 1999 về hành vi Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã được sủa đổi, bổ sung năm 2015 theo quy định tại điều 117 của Bộ luật Hình sự năm 2015 Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là tội danh hình sự được quy định theo Điều 117 Luật Hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Điều này được ghi trong Chương XIII, Bộ Luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2015, thi hành năm 2018. Điều 117Điều 117. Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
Đánh giá
Chỉ tríchTrong thông cáo ngày 14/10 Liên Hợp Quốc kêu gọi chính phủ Việt Nam xóa bỏ điều 88, và các điều 79, 87, 245 và 258 luật hình sự[2] mà cao ủy nhân quyền nói là "vi phạm tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế". ông Zeid Ra'ad Al Hussein, Cao ủy nhân quyền Liên Hợp Quốc, nhận định: "Điều 88[2] trên thực tế biến bất kỳ công dân Việt Nam nào cũng có tội khi họ dùng tự do căn bản để bày tỏ ý kiến, thảo luận hay chất vấn chính phủ và chính sách.", "Điều luật rộng khắp, không định nghĩa rõ ràng giúp quá dễ dàng để dập tắt mọi quan điểm trái chiều và tùy ý tạm giữ cá nhân dám chỉ trích chính sách của chính phủ." [6] Nhân vật bị truy tố và kết tội
Lời kêu gọi thực thi quyền con người theo Hiến pháp tại Việt NamBản kiến nghị với tên trên là của một số nhà trí thức Việt Nam được công bố vào ngày 25 tháng 12 năm 2012 với mục tiêu chính là "yêu cầu chính quyền hủy bỏ điều 88 Bộ luật Hình sự, được đánh giá là « quy định một cách mù mờ về tội danh tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam, thực chất là bóp nghẹt quyền tự do ngôn luận đã được Hiến pháp Việt Nam và Công ước Quốc tế về những quyền dân sự và chính trị ghi nhận và bảo đảm ».[21] Trong số những người ký tên có nhiều tên tuổi như giáo sư Nguyễn Huệ Chi, giáo sư Hoàng Tụy, kinh tế gia Lê Đăng Doanh, thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh. Giới văn nghệ có những người như Phạm Xuân Nguyên, chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội, nhà thơ Nguyễn Duy, nhà văn Nguyễn Đắc Xuân. Không ít người từng làm trong ngành báo chí cũng ký tên như Tống Văn Công, nguyên Tổng biên tập báo Lao động, Nguyễn Trọng Huấn, nguyên Tổng biên tập báo Kiến trúc và Đời sống, Kha Lương Ngãi, nguyên phó Tổng biên tập báo Sài Gòn Giải Phóng.[22] Qua phỏng vấn với đài phát thanh RFI, ông Nguyễn Quang A cho biết tại sao ông ký: "Tôi ký tên vào cái lời kêu gọi này, đòi chính quyền Việt Nam phải hủy bỏ, trước mắt là hai điều, điều 88 BLHS và nghị định 38 của chính phủ, vì tôi thấy hai cái đó ngược với những cam kết của Việt Nam trong các văn bản pháp luật quốc tế, mà Việt Nam đã cam kết tôn trọng, đồng thời cũng vi phạm Hiến pháp Việt Nam hiện hành."[21] Nhà phê bình văn học Lại Nguyên Ân cho rằng điều 88 của Bộ luật hình sự[2] có thể "gây nguy hiểm" cho hoạt động phát ngôn của nhiều trí thức làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau trong xã hội và yêu cầu hủy bỏ điều này trong một đơn kiến nghị chung có chữ ký của nhiều nhân sỹ, trí thức và quần chúng.[23] Bài trên trang "Quân đội nhân dân" ngày 13 tháng 01 năm 2013 cho việc "kêu gọi xóa bỏ Điều 88 Bộ luật Hình sự, 1999 chính là một bước đi quan trọng trong âm mưu, thủ đoạn nguy hiểm của các thế lực thù địch nhằm tước bỏ công cụ pháp lý cơ bản bảo vệ chế độ xã hội và Nhà nước của nhân dân ta."[24] Xem thêm
Chú thích
Liên kết ngoàiWikisource tiếng Việt có toàn văn tác phẩm về:
|