Triệu Bôn

Triệu Bôn
Thông tin cá nhân
Sinh
Ngày sinh
18 tháng 1, 1938
Nơi sinh
Thanh Hóa
Mất7 tháng 9, 2003
Giới tínhnam
Quốc tịchViệt Nam
Đảng chính trịĐảng Cộng sản Việt Nam
Nghề nghiệpnhà văn, nhà báo, quân nhân, tiểu thuyết gia, tác giả truyện ngắn
Sự nghiệp nghệ thuật
Bút danhLê Văn Sửu
Năm hoạt động1970 – 1995
Đào tạoTrường Đại học Vinh
Nhà xuất bảnTạp chí Văn nghệ Quân đội
Thành viên củaHội Nhà văn Việt Nam

Triệu Bôn, còn có bút danh là Lê Văn Sửu, là nhà văn, nhà báo, trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Thân thế và sự nghiệp

Tên khai sinh: Lê Văn Sửu. Sinh ngày 18 tháng 1 năm 1938. Quê quán: thôn Kim Bôi, xã Đông Thanh, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

Triệu Bôn xuất thân trong gia đình nông dân, học trung học ở quê, tham gia quân đội từ trong kháng chiến chống Pháp, từng là chiến sĩ trực tiếp cầm súng chiến đấu. Ông đã tốt nghiệp Đại học Sư phạm Vinh khoa Toán và làm giáo viên trong quân đội. Do có năng khiếu văn học, báo chí, ông được điều về làm phóng viên báo Quân khu Việt Bắc. Từ những năm 1970 trở đi, ông vào mặt trận Đường 9 - Khe Sanh rồi mặt trận B2, làm biên tập viên Tạp chí Văn nghệ Quân giải phóng.

Khi thống nhất đất nước, ông trở về Hà Nội, làm Trưởng ban biên tập văn xuôi của Tạp chí Văn nghệ Quân đội. Mấy năm sau, ông chuyển ngành, làm Trưởng ban biên tập báo Người Hà Nội, Tổng biên tập Tạp chí Du lịch Việt Nam, chuyên viên cao cấp của Bộ Văn hóa Thông tin và của Tổng cục Du lịch Việt Nam.

Triệu Bôn là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (1970).

Ông mất ngày 7 tháng 9 năm 2003.

Tác phẩm đã xuất bản

Mầm sống (tập truyện, 1970); Lửa than (tập truyện, 1974); Rừng lá đỏ (tiểu thuyết, 1975); Tiểu đoàn trong vòng vây (tiểu thuyết, 1980); Gã đau đời (tiểu thuyết, 1982); Sao chiếu mệnh bay lạc (tiểu thuyết, 1990); Một phút và nửa đời người (tiểu thuyết, 1986); Kẻ trọng tội (tiểu thuyết, 1995) và nhiều tác phẩm khác. Tất cả 27 đầu sách.

Giải thưởng viết về đề tài chống Mỹ cứu nước của Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam với truyện ngắn "Mầm sống".

Chú thích

Liên kết ngoài