Trần Tiến (diễn viên)

Nghệ sĩ nhân dân
Trần Tiến
Thông tin cá nhân
Sinh
Ngày sinh
(1937-11-30)30 tháng 11, 1937
Nơi sinh
Hà Nội, Liên bang Đông Dương
Mất
Ngày mất
22 tháng 1, 2023(2023-01-22) (85 tuổi)
Nơi mất
Hà Nội
Giới tínhnam
Quốc tịch Việt Nam
Nghề nghiệpDiễn viên sân khấu
Gia đình
Hôn nhân
Lê Kim Nhung (trước ld.1970)
Con cái
Trần Lê Vân
Trần Mai Khanh
Trần Lê Vi
Lĩnh vực
Khen thưởngHuân chương Lao động Huân chương Lao động hạng Nhất
Danh hiệuNghệ sĩ Nhân dân (1993)
Sự nghiệp sân khấu
Năm hoạt động1962 – 2012
Thành viên củaNhà hát Kịch Việt Nam
Vai diễnĐế Thích trong Hồn Trương Ba da hàng thịt

Trần Tiến (30 tháng 11 năm 1937 – 22 tháng 1 năm 2023) là nghệ sĩ kịch nói nổi tiếng Việt Nam, được biết đến qua vai Đế Thích trong Hồn Trương Ba da hàng thịt và Đại Cát trong vở Quẫn. Ông được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân vào năm 1993.

Tiểu sử

Trần Tiến[a] sinh ngày 30 tháng 11 năm 1937 tại Hà Nội,[1][2] trong gia đình có ba anh em, từng theo học tại trường Trung học cơ sở Trưng Vương và trường Bưởi.[3]

Sự nghiệp

Trần Tiến bắt đầu hoạt động nghệ thuật từ 1954, khởi đầu với Chèo với một số vai diễn hề gậy, hề chèo ấn tượng. Thế LữĐào Mộng Long đã phát hiện năng khiếu của Trần Tiến nên đã khuyến khích ông đến với kịch nói và sau này là điện ảnh.[4] Năm 1961, ông học khóa diễn viên Trường Nghệ thuật Sân khấu cùng Thế Anh, Ngọc Hiền, Cao Khương, Đoàn Dũng, Trọng Khôi, Thanh Tú, Mỹ Dung,...

Đến năm 1993, ông được nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân.

Năm 1997, Trần Tiến được Nhà nước tặng Huân chương Lao động hạng Nhất.[5]

Trần Tiến là diễn viên công tác tại Nhà hát kịch Trung ương, đến năm 2012 thì nghỉ hưu.[6]

Đời tư

Trần Tiến là em trai của nghệ sĩ Trần Văn Nghĩa, nguyên Giám đốc Nhà hát Múa rối Trung ương.[5] Ông sau đó đã kết hôn với nghệ sĩ Lê Mai khi họ cùng công tác ở Đoàn Kịch nói Trung ương,[5][7] họ có với nhau 3 người con gái đều là các nghệ sĩ nổi tiếng. Năm 1970 hai người ly hôn, nhưng vì hoàn cảnh sống khó khăn nên họ vẫn sống chung nhà cho đến khi con gái lớn là Lê Vân kết hôn.[7]

Sau khi Lê Vân phát hành cuốn tự truyện "Lê Vân, yêu và sống", cuộc sống của Trần Tiến có sự đảo lộn, trong cuốn sách Lê Vân miêu tả ông là một người bố không tốt khiến ông rất buồn bực. Lê Vân công khai xin lỗi ông qua báo chí, mối quan hệ gia đình cũng dần bình thường trở lại.[8] Ông an hưởng tuổi già với một người phụ nữ tên Hạnh, bà rất được Lê Khanh kính phục.

Trần Tiến qua đời vào ngày 22 tháng 1 năm 2023 (mùng 1 Tết Nguyên Đán) tại Hà Nội, hưởng thọ 86 tuổi.[5][9][10] Trong 5 năm trước khi qua đời, ông đã mắc bệnh giãn phế nang và phải sống chung bình oxy trong suốt quãng thời gian đó.[11]

Tác phẩm

Kịch tiêu biểu

Năm Tác phẩm Vai Tác giả Đạo diễn Nguồn
1960 Quẫn Đại Cát Lộng Chương NSND Trần Hoạt
1965 Lửa hậu phương Đức Kính Dân Mạnh Linh, NSƯT Lại Phú Cương
1970 Chuông đồng hồ điện Kremlin Hoài Nghi Nikolai Pogodin Lesli
1979 Nguyễn Trãi ở Đông Quan Nguyễn Trãi Nguyễn Đình Thi NSND Nguyễn Đình Nghi
1981 Hồn Trương Ba, da hàng thịt Đế Thích Lưu Quang Vũ NSND Nguyễn Đình Nghi
Kén rể Cố vấn tình yêu
Đứng gác dưới đèn neon Cao bồi
Người cha thô bạo Người cha

Phim

Năm Tựa đề Vai diễn Đạo diễn Định dạng
1966 Nguyễn Văn Trỗi Chủ sự Tổng nha cảnh sát NSND Bùi Đình Hạc, NSƯT Lý Thái Bảo Điện ảnh
1973 Hoa Thiên Lý Mích NSND Bùi Đình Hạc
1979 Tự thú trước bình minh Mạnh Viên NSND Phạm Kỳ Nam
1982 Cuộc chia tay mùa hạ Trần Hà NSƯT Nguyễn Ngọc Trung
1987 Thằng Bờm Thầy đồ NSƯT Lê Đức Tiến
1995 Đất nước đứng lên Drăng-hă Drăng-hơm NSƯT Hồ Thái, NSƯT Đặng Việt Bảo
1997 5 ngày làm Thượng Đế Thượng đế Điện ảnh truyền hình
1998 Chuyện làng Nhô NSƯT Đặng Việt Bảo Phim truyền hình
Dòng trong dòng đục Bàng Trọng Nguyễn Thế Hồng
1999 Lên giời NSND Phạm Thanh Phong Điện ảnh truyền hình
Những người săn lùng cái đẹp NSND Nguyễn Khải Hưng
2000 Dạy chồng Đỗ Minh Tuấn
Bến không chồng Ông Chuộc Lưu Trọng Ninh Điện ảnh
Những người con hiếu thảo Ông Cầm NSND Trần Phương Điện ảnh truyền hình
2001 Đổi chỗ Phạm Gia Phương
Chiều tàn thu muộn NSND Phạm Thanh Phong, NSƯT Vũ Trường Khoa Phim truyền hình
2002 Hà Nội 12 ngày đêm Nhà văn Phan NSND Bùi Đình Hạc Điện ảnh
2004 Cô gái đến từ Băng cốc NSƯT Mai Hồng Phong Phim truyền hình
2006 Đèn vàng Bố của Thư
2008 Tiền ơi Bụt Phạm Đông Hồng Phim Tết
2010 Bi, đừng sợ! Ông nội Bi Phan Đăng Di Điện ảnh

Ghi chú

  1. ^ Theo danh sách phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân năm 1993 thì tên đầy đủ của ông là Trần Văn Tiến.

Tham khảo

  1. ^ Nguyễn Hiếu (3 tháng 3 năm 2023). “NSND Trần Tiến: Một cuộc đời đa sắc”. Đại Đoàn Kết. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2024.
  2. ^ Thúy Phương - Phạm Hưng (27 tháng 1 năm 2023). “Nghệ sĩ nghẹn ngào tiễn biệt NSND Trần Tiến trong ngày mồng 6 Tết”. Dân Việt. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2024.
  3. ^ “Chủ tịch Quốc hội dự Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập và trao Huân chương Độc lập hạng Nhất cho trường THCS Trưng Vương (Hà Nội)”. quochoi.vn. Truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2022.
  4. ^ cand.com.vn. “Vẫn vậy, Trần Tiến thuở nào...”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2022.
  5. ^ a b c d Hà Chi (23 tháng 1 năm 2023). “NSND Trần Tiến - cây đại thụ của sân khấu kịch Việt Nam đã qua đời”. Báo Nhân Dân. Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2023.
  6. ^ “NSND Trần Tiến: "Điều quan trọng nhất là phải dám dấn thân cho nghệ thuật". Báo Sống trẻ (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2022.
  7. ^ a b “NSƯT Lê Mai kể về cuộc ly hôn lạ lùng với NSND Trần Tiến”. VietNamNet. 20 tháng 10 năm 2015. Truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2022.
  8. ^ “NSND Trần Tiến đớn đau vì tự truyện Lê Vân”. Báo điện tử VnExpress. Truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2022.
  9. ^ Vi Anh (23 tháng 1 năm 2023). “NSND Trần Tiến - bố NSND Lê Khanh qua đời”. Dân Trí.
  10. ^ Đỗ Quyên (23 tháng 1 năm 2023). “Thông tin lễ tang NSND Trần Tiến”. Báo Tiền Phong. Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2023.
  11. ^ Hà Thu (23 tháng 1 năm 2023). “Nghệ sĩ sân khấu Trần Tiến qua đời”. VnExpress. Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2023.