Trần Lương Vũ
Trần Lương Vũ (sinh 24 tháng 10 năm 1946) là Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bí thư Thành ủy Thượng Hải kiêm Thị trưởng Chính phủ Nhân dân thành phố Thượng Hải, đã bị cách chức và bị bắt vì tham nhũng. Tiểu sửSinh ngày 24 tháng 10 năm 1946 tại thành phố Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang. Xuất thân từ Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA).
Hoạn lộ
Sự nghiệpTrần Lương Vũ đã có nhiều công lao trong việc xây dựng Thành phố Thượng Hải trong 3 năm lãnh đạo:
Sinh hoạtĐối với ngườiĐối với mình
Tham nhũngTham nhũngXếp hạng tham nhũng của Trung QuốcTrong thời gian từ năm 2001 đến 2006 Trần Lương Vũ lãnh đạo ở Thượng Hải, tệ nạn Tham nhũng ở Trung Quốc ngày càng trầm trọng:
Nguồn Tổ chức Minh bạch Quốc tế Lưu trữ 2007-09-30 tại Wayback Machine Theo một bảng Bảng báo cáo khác dựa trên quan điểm của chỉ khoảng 100 trong tổng số 1.476 doanh nhân được hỏi tại 13 nước châu Á của Tổ chức Tư vấn Rủi ro Kinh tế Chính trị (Political and Economic Risk Consultancy PERC) thì tình hình tham nhũng ở Trung Quốc so với 12 nước và vùng lãnh thổ khác có được sự cải thiện vào năm 2006 nhưng vẫn còn là nước tham nhũng hàng đầu (năm 2006, Macau đứng thứ 4 với điểm là 6,11). Tính theo thang điểm từ 0 (độ tham nhũng thấp nhất) đến 10 (độ tham nhũng cao nhất), Philippines là nước châu Á có thứ hạng tham nhũng tồi tệ nhất.
Nguồn: Tổ chức Tư vấn Rủi ro Kinh tế Chính trị (PERC) có bổ sung số liệu năm 2006 từ bài Philippines phủ nhận thứ hạng tham nhũng do PERC công bố Số liệu tham nhũng chính thứcTheo Tân Hoa Xã, trong thời gian từ năm 2002 tới 2004, kết quả điều tra về tình trạng tài sản nhà nước bị thất thoát do 7 cơ quan cấp bộ, Ủy ban nhà nước của chính phủ Trung Quốc phối hợp tiến hành cho thấy, hơn 500 tỷ nhân dân tệ (khoảng 62 tỷ USD), tương đương từ 3,3% tới 4,2% giá trị tổng sản phẩm quốc nội (GDP), chiếm từ 25% tới 33% tổng thu nhập thuế hàng năm của nước này, đã bị thất thoát và biển thủ.[3] Một nguồn độc lập khác cũng cho kết quả tương tự. Năm 2004, nạn tham nhũng chiếm 3% - 5% tổng sản phẩm nội địa của Trung Quốc, tức khoảng từ 409 tỉ đến 683 tỉ nhân dân tệ, theo một báo cáo do Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) công bố vào tháng 9 năm 2005, tham nhũng đã thành dịch ở Trung Quốc và tăng nhanh trong thời kỳ cải cách kinh tế nước này.[4] Theo Ban Thanh tra Kỷ luật Trung ương Trung Quốc, từ tháng 8-2005 đến tháng 6-2006, Trung Quốc đã xử lý 13.376 vụ hối lộ với tổng số tiền 3,76 tỷ nhân dân tệ (tương đương 470 triệu USD). Việc xử lý nghiêm các vụ hối lộ mà thường là các công ty hối lộ các quan chức chính phủ để đổi lấy những đặc ân, là nét nổi bật trong công tác của Ban Thanh tra này trong năm 2006. Có tổng số 3.128 vụ, chiếm 23,4% tổng số vụ hối lộ kinh tế, trực tiếp liên quan tới các nhân viên chính phủ với tổng giá trị hối lộ tính bằng tiền vào khoảng 968 triệu nhân dân tệ (121 triệu USD), bằng 25,7% tổng giá trị của tất cả các vụ hối lộ kinh tế.[5] Theo Văn phòng Kiểm toán quốc gia ước tính gần 7,1 tỉ NDT (900 triệu USD) trong các quỹ an sinh xã hội gồm hơn hơn 2 nghìn tỉ NDT của Trung Quốc đã bị tham ô. Cảnh sát Trung Quốc đã điều tra 62.000 vụ tội phạm kinh tế trong 10 tháng đầu năm nay, tăng 9,1% so với cùng kỳ năm trước. Tội phạm kinh tế, đặc biệt thường liên quan tới rất nhiều người là hành động có thể: gây mất ổn định xã hội và tổ hại tới an ninh kinh tế đất nước Cảnh sát đã điều tra 49.000 trường hợp được thông báo, tăng 4,3% và thu hồi được 12,94 tỉ NDT. Cảnh sát cũng đã thu lại được 399 triệu NDT trong 507 trường hợp sử dụng trái phép quỹ công và 169 triệu NDT trong 501 trường hợp gian lận công quỹ.[6] Theo Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Trung Quốc Tiêu Dương và Viện trưởng Kiểm sát Nhân dân Tối cao Giả Xuân Vượng đưa ra trong bản báo cáo đọc trước Quốc hội Trung Quốc ngày 13 tháng 3 năm 2007 thì tình hình tham nhũng năm 2006 của Trung Quốc là phổ biến cả nước và nghiêm trọng:
Chống tham nhũngBối cảnh
Từ năm 2001-2003, trong số mấy chục ngàn vụ án tiêu cực bị đưa ra xét xử ở Trung Quốc, có đến 60% vụ là do khai man, làm giả số liệu thống kê, báo cáo láo... như "nói dối không chớp mắt", bằng "những lời có cánh", của những quan chức "nóikhông đỏ mặt", đằng sau hiện tượng nói dối của nhiều quan chức chính là hành vi tham nhũng, là động cơ thăng quan tiến chức để mưu cầu lợi riêng. họ chỉ chịu trách nhiệm với chính mình, còn tính mạng người dân đều không quan trọng. "Diễn đàn nhân dân Trung Quốc" thuộc hệ thống Nhân dân Nhật Báo viết rằng hiện tượng nói dối của nhiều quan chức Trung Quốc đã "trở thành một ngón nghề, thậm chí nói dối được xem là thước đo của quan chức". Chỉ nói thật khi sắp về hưu hoặc đã về hưu, chỉ nói thật khi không thể giấu... Thậm chí nhiều nơi hình thành hẳn "dây chuyền nói dối": quan làng nói dối quan xã, quan xã nói dối quan huyện, cứ thế nói dối lên trên... để khai man số liệu thống kê, thành tích, che giấu khó khăn, nghèo đói. [7] Bí thư tỉnh Quý Châu Lưu Phương Nhân thời tại vị còn cao đạo: "Phải lấy đức trị quốc, triển khai cuộc đấu tranh chống tham nhũng đến cùng". Nhưng sau đó ông lại bị xử tù chung thân vì nhận hối lộ 6,6 triệu nhân dân tệ. Tỉnh trưởng tỉnh Vân Nam Lý Gia đình từng tâm huyết: "Ước nguyện của tôi là trong vòng 5 năm đem lại cuộc sống ấm no cho 1,6 triệu dân nghèo". Chưa đầy 5 năm sau, ông bị xử tử hình vì nhận hối lộ 18 triệu nhân dân tệ. Bí thư Thành ủy Bắc Kinh, nguyên chủ tịch tỉnh Quảng Tây Thành Khắc Kiệt từng thao thức: "Khi nghĩ đến tỉnh Quảng Tây có hơn 7 triệu dân chưa thoát nghèo, tôi làm Chủ tịch đây cũng không sao chợp mắt". Không lâu sau, ông bị tử hình vì nhận hối lộ hơn 20 triệu nhân dân tệ. Bí thư Thành ủy Thượng Hải Trần Lương Vũ thì đanh thép: "Công tác chống tiêu cực không thể lơ là một giây một phút nào". Chỉ nửa tháng sau, ông bị cách chức vì dính dáng tới vụ án chiếm đoạt mấy tỉ nhân dân tệ của quỹ bảo hiểm xã hội... [8]
Trung Quốc đã khai trừ khỏi đảng, truy tố và trừng trị gần 50.000 quan chức đảng viên phạm tội tham nhũng trong hai năm 2004 và 2005 trong cơn vật lộn chống tham nhũng. Đã có tổng cộng 31 đại biểu của "Lưỡng hội",Hội nghị Chính trị hiệp thương nhân dân và Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc (Quốc hội), bị bãi nhiệm trước khi khai mạc kỳ đại hội Đảng lần tứ 17 sắp đến, thậm chí có người còn bị tuyên án tử hình (Hàn Quế Chi, nguyên Chủ tịch Hội nghị Chính trị hiệp thương nhân dân, nguyên Trưởng ban Tổ chức và Phó bí thư tỉnh Hắc Long Giang)
Đầu năm 2006 Hồ Cẩm Đào phát động chiến dịch chống tham nhũng bí mật, các báo đài đều không được tiết lộ thông tin nhằm vào các con cá lớn, các lão hổ. Vụ Trần Lương Vũ là vụ án tham nhũng và chính trị cực lớn ở Trung Quốc được khui ra kể từ sau vụ ủy viên Bộ Chính trị Trần Hy Đồng, Bí thư Thành ủy Bắc Kinh, phải vào tù vì tham nhũng năm 1995, Trần Lương Vũ là quan chức cao cấp nhất bị cách chức kể từ khi Hồ Cẩm Đào cầm quyền từ năm 2003. Vụ "Trung ương nghiêm đả lão hổ" gây chấn động Trung Quốc và thế giới với lý do chính thức là để yên lòng dân oán hận, làm trong sạch vững mạnh đảng Cộng sản Trung Quốc. Nhưng do tầm mức cũng như vai trò của Trần Lương Vũ mà còn có quan điểm khác cho rằng đây là sự đấu đá nội bộ giữa phe cánh Hồ Cẩm Đào đương nhiệm và Giang Trạch Dân trước Đại hội đảng lần thứ 17. Dư luận và Tố cáoNgười ta cho rằng đã có dư luận từ lâu về con người của Trần Lương Vũ. Nhưng điều lạ là ông không những không bị phát hiện mà còn tiếp tục leo lên chức cao hơn. Trong thời gian ông giữ chức trưởng khu Hoàng Phố, đã có hơn 500 bức thư tố cáo ông, có nhiều dư luận không tốt về ông, tuy nhiên những điều đó đều bị qui cho tội "Xuyên tạc chính trị" và không được xem xét. Theo thông tin từ Ủy ban Kiểm tra kỷ luật Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc cho biết, hành vi tham ô của Trần Lương Vũ bắt đầu diễn ra từ lúc ông giữ chức trưởng khu Hoàng Phố (1987-1992). Song cũng có tin cho rằng ngay từ năm 1984, Trần Lương Vũ đã bắt đầu có hành vi phạm tội. Cụ thể, Trần từng yêu cầu Ngô Minh Liệt - chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Phố - sắp xếp cho vợ con ông đi du lịch nước ngoài, số tiền lên đến 1,59 triệu nhân dân tệ. Cũng theo Ủy ban Kiểm tra kỷ luật Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (KTKLTƯ), đến năm 2006, cơ quan này và cơ quan tiếp dân đã nhận được rất nhiều đơn thư và người trực tiếp đến phản ánh với nội dung tố cáo Quỹ Bảo hiểm xã hội thành phố Thượng Hải lạm dụng tiền bảo hiểm nhân thọ của dân chúng. Đặc biệt là Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Trần Lương Vũ nhúng tay vào thị trường địa ốc, "quan thương cấu kết" để mưu lợi riêng. Tìm hiểu thực hưSau khi nghe phản ảnh, Tổng Bí thư Hồ Cẩm Đào đã cử người bí mật vi hành đến Thượng Hải. Sau khi đã nắm chắc tình hình, tháng 7 năm 2006 ông đã quyết định ra tay. Sau 2 tháng Ủy ban KTKLTƯ tiến hành điều tra độc lập, Trung ương quyết đoán xử lý vụ việc vi phạm nghiêm trọng của Trần Lương Vũ để làm yên lòng dân đang oán hận. Tổ điều tra của Ủy ban KTKLTƯ đã khẩn trương làm việc ở Thượng Hải, với nhiệm vụ hoàn thành bản báo cáo trước ngày 8/10/2006 là ngày khai mạc Hội nghị Trung ương 6. Để Hội nghị căn cứ vào bản báo cáo này chính thức cách chức Ủy viên Bộ Chính trị của Trần Lương Vũ. Quăng thòng lọngViệc quăng thòng lọng bắt giam một người nhiều thế lực, quyền hành tột mức ở Thành phố lớn nhất nước đòi hỏi phải bí mật, chu đáo, hùng hậu.
Ủy ban Kiểm tra kỷ luật Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã lập Tổ chuyên án 609 với hơn 300 người để điều tra xử lý đường dây của Trần Lương Vũ. Nhiều quan chức sau khi rời khỏi Biệt thự Mã Lặc đã hoảng sợ, một số đột nhiên "mất tích" ngay sau khi nhận được giấy triệu tập đến đó như Giám đốc Công An Thượng Hải Ngô Chí Minh (Wu Zhimging). Cục trưởng Bảo hiểm xã hội Chúc Quân Nhất và Quận trưởng Bảo Sơn, nguyên Thư ký riêng của Trần Lương Vũ là Tần Dụ cũng được triệu đến và bị tuyên bố "song quy" (tức quản thúc cách ly, đem về điều tra) ngay tại chỗ, sau đó áp giải rời khỏi Thượng Hải. Vào tháng 6 năm 2006, Phó bí thư - trưởng khu Bảo Sơn Thượng Hải Tần Dụ bị bắt. Tiếp đó Chúc Quân Nhất - cục trưởng Cục Lao động Thượng Hải - cũng bị triệu tập điều tra. Vụ án tiêu cực quỹ an sinh xã hội lớn nhất Thượng Hải từ sau năm 1949 đã được gỡ nút vì 2 nhân vật cộm cán này là tay chân thân cận nhất của Trần Lương Vũ. Hơn 50 quan chức và doanh nhân bị bắt, mở đường cho việc bắt lão hổ Trần Lương Vũ. Chặt vây cánh "Bang Thượng Hải"Việc tham nhũng ở Thượng Hải được xem là do bè cánh Thượng Hải do Trần Lương Vũ cầm đầu còn gọi là "Bang Thượng Hải" vì vậy để bắt Trần Lương Vũ thì trước hết phải diệt được bè cánh của bang Thượng Hải đặc biệt là nnhững người liên quan đến vụ biển thủ thủ 1/3 trong tổng số 1,25 tỉ USD của Quỹ an sinh xã hội Thượng Hải. Bọn họ bị cho là có lối sống hủ bại, đồi trụy, gây dư luận xấu trong xã hội, sử dụng công quỹ sai mục đích, cho vay vốn và đầu tư bất động sản phi pháp... Tần DưTần Dư Phó bí thư, Quận trưởng quận Bảo Sơn, Thượng Hải bị bắt vào tháng 6 năm 2006. Tần Dư là thư ký tin cẩn hơn 11 năm cho Bí thư Trần Lương Vũ (từ tháng 4/1995 đến tháng 7/2006). Về nhân vật này, có tin Ban Chấp hành Trung ương đã từng yêu cầu Bí thư Trần Lương Vũ có biện pháp quản lý những thân tín bên cạnh, nhưng ông Trần Lương Vũ vẫn trọng dụng Tần Dư. Trước khi Tần Dư phải đối mặt với vòng lao lý, Trần Lương Vũ đã chủ trì một cuộc họp ở Thượng Hải nhấn mạnh tới "tính kỷ luật của Đảng" nhằm tạo vỏ bọc cho chính mình trước nguy cơ bị lộ diện trong vụ bê bối. Trần Lương Vũ còn khuyến cáo các quan chức Thượng Hải không nên lạm dụng chức vụ để tham nhũng. Tần Dư, bị cáo buộc lợi dụng chức quyền mưu cầu lợi ích cá nhân. Chúc Quân NhấtChúc Quân Nhất, Bí thư đảng ủy, Giám đốc Sở Lao động và An sinh xã hội Thượng Hải đã cho Trương Vinh Khôn vay tiền để mua lại quyền khai thác một con đường cao tốc. Trong vụ này,Chúc Quân Nhất đã nhận hối lộ và biển thủ khoảng 3,2 tỷ nhân dân tệ. Chúc Quân Nhất bị cáo buộc lạm dụng chức quyền để "kinh doanh" tiền trong Quỹ An sinh xã hội Thượng Hải, đồng thời lạm dụng công quỹ với số tiền lớn, gây hậu quả nghiêm trọng. Chu Tuấn DậtChu Tuấn Dật là Giám đốc Phòng Lao động và An sinh xã hội Thượng Hải, 55 tuổi, đã bị cách chức với tội là vi phạm kỷ luật nghiêm trọng trong quản lý sử dụng quỹ trợ cấp của chính phủ. Đây là vị quan chức Thượng Hải đầu tiên bị bãi nhiệm ở tư cách đại biểu quốc hội. Chu Tuấn Dật hiện còn đang bị điều tra vì tình nghi nhận hối lộ và vi phạm quy tắc tài chính quốc gia. Tại cuộc họp Hội đồng nhân dân thành phố Thượng Hải lần thứ 12 ngày 11 ngày 8 năm 2006, Chu Tuấn Dật cũng bị buộc thôi giữ chức vụ hiện tại. Trương Vinh KhônTrương Vinh Khôn, ủy viên Chính hiệp Trung Quốc[9] đã bị khai trừ và bị bắt quản thúc từ tháng 7 năm 2006, bị điều tra về tội lừa đảo là người giàu thứ 16 Trung Quốc với tổng trị giá tài sản lên tới 4,9 tỉ NDT (khoảng 600 triệu USD). Trương Vinh Khôn phụ trách Sở Xã hội Thượng Hải.Trước khi làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Đầu tư Phúc Hỷ ở Thượng Hải, Trương Vinh Khôn là Giám đốc Công ty Điện khí Thượng Hải. Hiện toàn bộ tài khoản ở các ngân hàng của Trương Vinh Khôn đã bị phong tỏa. Trương Vinh Khôn bị bắt, điều tra là do có dính tới Quỹ An sinh xã hội Thượng Hải và sử dụng tiền của quỹ này đầu tư trái phép vào nhiều dự án bất động sản (có 3,45 tỉ NDT do Trần Lương Vũ trực tiếp chỉ đạo cho vay). Trương Vinh Khôn bị cáo buộc đã cùng Vương Thành Minh, Giám đốc điều hành Công ty Điện khí Thượng Hải và Hàn Quốc Chương, Phó giám đốc điều hành Công ty Điện khí Thượng Hải lập ra "liên minh ma quỷ" để sử dụng trái phép số tiền trị giá hàng tỉ NDT. Tôn Lộ NhấtTôn Lộ Nhất Phó Bí thư kiêm Chánh văn phòng Thượng Hải, Chủ nhiệm Văn phòng Thị ủy, Phó tổng thư ký Ủy ban thành phố Thượng Hải đã bị cách chức vì đã vi phạm nghiêm trọng kỷ luật đảng và đang bị điều tra, bị cáo buộc nhận hối lộ với số tiền mặt và vật chất lớn. Tôn Lộ Nhất được xem là "đại quản gia" của Trần Lương Vũ, nắm chi tiết nhiều hoạt động của thủ trưởng. Vương Thành MinhVương Thành Minh Bí thư đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Điện khí Thượng Hải bị cáo buộc lợi dụng chức vụ mưu cầu lợi ích cá nhân, chiếm dụng phi pháp tài sản với giá trị lớn và nhận hối lộ. Hàn Quốc ChươngHàn Quốc Chương Phó bí thư, Phó chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Điện khí Thượng Hải bị cáo buộc lợi dụng chức vụ, sở hữu bất động sản, lạm dụng công quỹ với số lượng lớn. Ngô Hồng MaiNgô Hồng Mai Phó giám đốc Sở Tài nguyên và Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư vấn Thượng Hải bị cáo buộc dùng thủ đoạn phi pháp để sở hữu bất động sản với giá rẻ. Vương Quốc HùngVương Quốc Hùng Tổng giám đốc Công ty Đầu tư công nghiệp Thượng Hải bị cáo buộc lợi dụng chức vụ để nhận quà tặng (tiền và hàng) với số lượng lớn. Lục Kỳ VỹLục Kỳ Vỹ Trưởng phòng Quản lý Quỹ An sinh xã hội Thượng Hải bị cáo buộc nhận hối lộ với số tiền lớn do biết lợi dụng vị trí công tác của mình. Chu Văn MiênChu Văn Miên Trưởng phòng Sở Tài nguyên Thượng Hải bị cáo buộc nhận hối lộ. Lưu Hồng ViLưu Hồng Vi Cục trưởng Cục Tài chính, cục trưởng Cục Thuế Thượng Hải. Bà đã 53 tuổi nhưng trông rất trẻ, đẹp, nhảy giỏi và sành điệu, được Trần Lương Vũ đề bạt rất nhanh. Lưu Hồng Vi là người giới báo chí hết sức chú ý. Tờ Tuần San châu Á ngày 15 tháng 10 năm 2006 đăng nhiều ảnh bà này và nói bà là người "quản sổ" của Trần Lương Vũ và có quan hệ tình ái lăng nhăng với nhau. Vì thế, theo China Times, cơ quan điều tra đã triệu tập bà Lưu để lấy lời khai.[10] Ngoài ra trước đó thì Chu Chính Nghị trùm bất động sản Thượng Hải bị bắt vào năm 2003, song dưới sự bao che của Trần Lương Vũ, ông ta chỉ bị kết tội "báo cáo sai vốn kinh doanh và thao túng giá cổ phiếu". đã vay nhiều tỉ nhân dân tệ từ ngân hàng và sở hữu nhiều bất động sản tại trung tâm Thượng Hải. Chu Chính Nghị được giới thạo tin cho là đã ở tù nhưng rất thoải mái và sung sướng. Chu Chính Nghị đã từng bán một căn nhà sang trọng cho Mã Diên Lệ, chỉ tính giá "bèo" 1 nhân dân tệ/m² (tương đương 2.000 đồng) nhằm lấy lòng ông Trần để thuận làm ăn vì Mã Diên Lệ, một siêu mẫu hàng đầu Trung Quốc quê gốc Hà Nam, cao 1,79 m được cho là bồ nhí của Trần Lương Vũ. Sun Luyi Phó chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố Thượng Hải, cũng bị cáo buộc đã vi phạm nghiêm trọng kỷ luật đảng và đang bị điều tra vì bị tình nghi có dính líu tới vụ sử dụng sai quỹ lương hưu của thành phố. Ngô Chí Minh, Cảnh sát trưởng Thượng Hải, cũng nằm trong diện bị nghi ngờ. Trung ương nghiêm đả lão hổLập án kín kẽNgày 21 tháng 9 năm 2006, tổ công tác của Ủy ban Kiểm tra và Kỷ luật Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc đóng tại Thượng Hải đã gửi bản báo cáo thứ ba lên Thường vụ Bộ Chính trị về "Công tác kiểm tra tại Thượng Hải". Trong bản báo cáo nêu rõ, đã có đủ chứng cứ chứng minh Bí thư Trần Lương Vũ tham gia vào một số hoạt động tài chính vi phạm pháp luật với tổng số tiền lên tới hơn 10 tỉ NDT. Cụ thể: đã lợi dụng chức quyền để che giấu những lá thư tố cáo có liên quan tới bản thân và "bè đảng"; sử dụng "vũ khí chính trị" để đe dọa những người đứng đầu cơ quan Ủy ban Kiểm tra và Kỷ luật, Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Thượng Hải; đã bao che cho nhiều hoạt động vi phạm pháp luật của người thân trên lĩnh vực đất đai và xây dựng công trình trong một thời gian dài dẫn tới dư luận xấu trong xã hội. Trong báo cáo cũng nêu rõ, sau khi biết về tổ công tác của Ủy ban Kiểm tra và Kỷ luật Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Trần Lương Vũ và người của ông ta đã nhiều lần bắn tin, tung hỏa mù nhằm gây tác động tới dư luận cũng như một số lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội Trung Quốc. Nhất trí nội bộSau khi nhận được bản báo cáo của Ủy ban Kiểm tra và Kỷ luật Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, chiều 22 tháng 9 năm 2006, Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc đã họp, thảo luận. Tại cuộc họp, Ngô Quan Chính, Bí thư Ủy ban Kiểm tra và Kỷ luật Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã nêu ý kiến về việc xử lý "Vấn đề Trần Lương Vũ". Theo đó cách chức Bí thư Thành ủy Thượng Hải của Trần Lương Vũ; triệu tập Hội nghị toàn thể Bộ Chính trị để lấy ý kiến tập thể xử lý "Vấn đề Trần Lương Vũ"; giao "Vấn đề Trần Lương Vũ" cho Hội nghị toàn thể Trung ương 6 khóa 16 xem xét và thông qua quyết định. Nội dung cuộc họp của Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc có báo cáo lại với các cựu lãnh đạo như Giang Trạch Dân, Lý Bằng, Chu Dung Cơ, Lý Thụy Hoàn, Tống Bình, Lưu Hoa Thanh, Úy Kiện Hành, Lý Lam Thanh và Vạn Lý. Theo các nguồn tin chính thức, các vị đó đều ủng hộ cuộc đấu tranh chống tham nhũng của Thường vụ Bộ Chính trị. Đến chiều 23 tháng 9, cuộc họp của Thường vụ Bộ Chính trị tiếp tục tiến hành cho tới 22 giờ cùng ngày. Khi tiến hành biểu quyết thông qua "Vấn đề Trần Lương Vũ", Thường vụ Bộ Chính trị đã mời các cựu lãnh đạo kể trên. Với kết quả đa số phiếu, cuộc họp thống nhất thông qua "Vấn đề cách chức Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Thượng Hải của Trần Lương Vũ, đồng thời giữ ông ta ở lại Bắc Kinh để thẩm tra". Ra tay dứt dạtThực hiện quyết định của Thường vụ Bộ Chính trị, tối 24 tháng 9, Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch nước Tăng Khánh Hồng đã thay mặt Bộ Chính trị công bố quyết định xử lý của Trung ương đối với Bí thư Trần Lương Vũ. Lúc đó Trần Lương Vũ hiện đang sống tại chiêu đãi sở số 2 Ngọc Tuyền Sơn và được nhân viên của Phòng Bảo vệ thuộc Khu Cấm vệ Bắc Kinh kiểm soát chặt chẽ. Còn người của Phân đội 8 thuộc Cục Bảo vệ Quân khu Nam Kinh đã được lệnh chốt chặt sân bay Phố Đông, sân bay Hồng Kiều, cảng quốc tế Thượng Hải đề phòng người thân tín của Bí thư Trần Lương Vũ trốn ra nước ngoài. Sáng ngày 25 tháng 9, Tân Hoa xã chính thức loan tin cả nước vụ việc Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tiến hành họp vào ngày 24 tháng 9, để xem xét, thảo luận đối với bản báo cáo của ủy ban Kiểm tra và Kỷ luật Trung ương "Về báo cáo kết quả điều tra ban đầu đối với đồng chí Trần Lương Vũ". "Trung ương nghiêm đả lão hổ" gây chấn động cả trong lẫn ngoài nước được bắt đầu. Hạch tộiTheo những kết quả điều tra ban đầu của Ủy ban Kiểm tra và Kỷ luật Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc thì Bí thư Thành ủy thành phố Thượng Hải Trần Lương Vũ được cho là:
Quy ánChính thức bắt giamNgày 2 tháng 8 năm 2007, Tân Hoa Xã dẫn lời người phát ngôn Ủy ban Kiểm tra kỷ luật Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC) cho biết nguyên Bí thư Thành ủy Thượng Hải Trần Lương Vũ đã bị bắt giam vì tội tham nhũng và đang chờ ngày xét xử. Hiện hồ sơ vụ án Trần Lương Vũ đã được chuyển sang Viện kiểm sát. Thời gian tiến hành xét xử sẽ do tòa án quyết định.[11] Mở rộng phong tràoTheo thống kê mới nhất, kể từ năm 2003 đã có 67.505 quan tham bị trừng trị và chỉ trong 8 tháng đầu năm 2006 đã có 17.505 quan chức bị xử lý vì có liên quan tới tham nhũng. Ủy ban Kiểm tra và Kỷ luật Trung ương đã nghe nói tới "vấn đề Trần Lương Vũ" từ khá lâu nên họ đã chủ động tấn công trong suốt quá trình điều tra. Sau khi xử lý "vấn đề Trần Lương Vũ" một số lãnh đạo địa phương đã có những chuyển biến nhất định trong cách điều hành công việc của mình, nhất là không còn coi thường chính sách điều tiết vĩ mô của Trung ương, và giảm bớt đầu tư một cách mù quáng, có sự câu kết với thương nhân, lạm dụng quyền lực, coi thường kỷ cương phép nước... Chính phủ Trung Quốc coi chống tham nhũng là nhiệm vụ hàng đầu, cấp thiết, có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của quốc gia, đến sự quan tâm chung của người dân, đến mục tiêu xây dựng một xã hội ổn định, hòa hợp, công bằng và bình đẳng. "Tham nhũng vẫn lan tràn ở một số lĩnh vực, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào cảnh báo. Ông kêu gọi, 70 triệu đảng viên Trung Quốc không bao giờ chùn chân mỏi gối trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng dù chỉ là giây phút. Cơn bão chống tham nhũng lan ra cả nướcThiên Tân: Lý Bảo Kim Viện trưởng Viện Kiểm sát Thiên Tân, một trong bốn thành phố trực thuộc trung ương cùng với Bắc Kinh, Thượng Hải và Trùng Khánh đã bị cách chức vì vi phạm kỷ luật nghiêm trọng vào ngày 27/8. An Huy: Hà Mẫn Húc cũng buộc phải thôi giữ chức vụ Phó Tỉnh trưởng tỉnh An Huy ngày 25/8. Bắc Kinh: Phó Thị trưởng Lưu Chí Hoa cũng bị rời nhiệm sở và bị điều tra vì tội tham nhũng, lối sống sa đọa, đồi trụy. Ngày 18/10, Diệp Chí Phi bị thẩm vấn về việc xây dựng trường đua xe quốc tế công thức 1 (F1) mà không xin giấy phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Trường đua này xây dựng từ năm 2000 với tổng kinh phí lên tới 350 triệu USD, đắt nhất thế giới. Theo giới truyền thông, chính Trần Lương Vũ là người quyết định cho xây dựng trường đua và giao cho Diệp Chí Phi làm "tổng quản" bởi họ là bạn thân với nhau từ thuở hàn vi Ngày 19 tháng 10, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Khâu Hiểu Hoa, 48 tuổi, đã bị cách chức. Khâu Hiểu Hoa đã bị cách chức chỉ sau 7 tháng được ngồi vào chiếc ghế Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê. Cho đến nay, Khâu Hiểu Hoa là quan chức cấp Trung ương đầu tiên ở Bắc Kinh bị mất chức vì có dính líu tới Quỹ An ninh xã hội Thượng Hải. Sửa đổi quy định về hối lộBổ sung các hình thức hoạt động tình dục, đưa đi nước ngoài du lịch, du học, làm giúp việc gì đó... cũng là biến tướng của tham nhũng. Đây là một phần trong các biện pháp của Trung Quốc nhằm thực hiện Công ước Liên Hợp Quốc về chống tham nhũng UNCAC. Trước đây, Trung Quốc mới quy định được các hình thức của tham nhũng dưới dạng tiền và hiện vật. Báo Công Tố cho rằng "Việc mở rộng định nghĩa về hối lộ sẽ giúp phát hiện các quan chức lợi dụng chức vụ để kiếm lợi bất chính". Theo báo này, quy định hiện tại khiến nhiều người cố tình tách rời thời điểm nhận hối lộ và thời điểm của các việc làm bất chính, làm bộ máy tư pháp khó xác định tội danh của các loại hình này. Quy định của UNCAC định nghĩa rõ hối lộ là những "lợi ích bất chính" dành cho "quan chức hoặc tổ chức nào đó để một việc trong thẩm quyền của họ được thực hiện". Theo thống kê của chính quyền Trung Quốc thì ¼ các loại hình tham nhũng trong năm 2005 là rơi vào loại hình tham nhũng biến tướng nói trên[12] Xét xửNgày 11 tháng 4 năm 2008, Trần Lương Vũ bị toà án thành phố Thiên Tân, kết án 18 năm tù giam vì tội tham nhũng.[13] Câu nói nổi tiếng
Xem thêm
Chú thích
|