Trần Đình Long (doanh nhân)

Trần Đình Long
Sinh22 tháng 2, 1961 (63 tuổi)
Hải Dương, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Quốc tịch Việt Nam
Dân tộcKinh
Học vịcử nhân kinh tế
Trường lớpĐại học Kinh tế Quốc dân
Nghề nghiệpDoanh nhân
Tổ chứcCông ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát (Chủ tịch HĐQT)
Nổi tiếng vìChủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Hòa Phát (HPG), doanh nhân thành công và giàu có nhất ngành thép Việt Nam, tỉ phú dollar Việt Nam
Tài sản2,2 tỷ USD (2021)
Cha mẹ
  • Đỗ Thị Giới (mẹ)

Trần Đình Long (sinh ngày 22 tháng 2 năm 1961) là một doanh nhân, tỷ phú người Việt Nam. Ông hiện là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát (HPG). Ông được coi là doanh nhân thành công và giàu có nhất ngành thép Việt Nam.[1] Năm 2020, ông là người giàu thứ 2 trên sàn chứng khoán Việt Nam, sau Phạm Nhật Vượng.[2]

Xuất thân

Trần Đình Long sinh ngày 22 tháng 2 năm 1961, tại Hải Dương (quê quán tại Khu Lê Bình, thị trấn Thanh Miện, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương).[3]

Ông hiện cư trú ở quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.[4]

Mẹ ông tên là Đỗ Thị Giới. Tính đến 16/6/2017, bà Đỗ Thị Giới có 890,827 cổ phiếu HPG với giá trị 36.2 tỉ đồng.[4]

Giáo dục

Ông tốt nghiệp cử nhân kinh tế Đại học Kinh tế Quốc dân vào năm 1986.[4]

Sự nghiệp

Từ năm 1996 đến năm 2005, ông là Chủ tịch Hội đồng quản trị các công ty thuộc nhóm Hòa Phát.[4]

Từ năm 1992 đến năm 1996, ông là Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thiết bị Phụ tùng Hòa Phát.[4]

Năm 2020, ông là người giàu thứ 2 trên sàn chứng khoán Việt Nam, sau Phạm Nhật Vượng.[2]

Đầu tháng 3 năm 2019, tên Trần Đình Long xuất hiện trong danh sách tỉ phú USD trên danh sách real time của tạp chí Forbes với tài sản 1 tỉ USD, xếp thứ 1756 thế giới.[5]

Tài sản

Trên bảng xếp hạng tỷ phú thế giới năm 2022 của Forbes, chủ tịch Hòa Phát xếp thứ 951 với tài sản 3,2 tỉ đô la Mỹ, người giàu thứ hai tại Việt Nam.[6]

Cổ phiếu

Tính đến 1/12/2020, ông Trần Đình Long có 864,000,000 cổ phiếu HPG, tương đương 26,08% vốn điều lệ Hoà Phát với giá trị 33,523.2 tỉ đồng, sau khi mua thỏa thuận 24 triệu cổ phiếu từ Phó Chủ tịch HĐQT Doãn Gia Cường..[4]

Máy bay

Năm 2010, ông mua một chiếc trực thăng EC 135P2i 6 chỗ ngồi[1] với giá gần 5 triệu USD (tương đương gần 96 tỉ đồng).[7]

Năm 2011, ông mua một chiếc trực thăng 12 chỗ ngồi mang mã VN-D668. Chiếc trực thăng này có thể bay chặng dài Hà Nội - Đà Nẵng mà không cần phải tiếp thêm nhiên liệu. Chiếc trực thăng này thuộc sở hữu của riêng ông, hiện nay đang cho Tập đoàn Hòa Phát thuê.[7]

Gia đình

Ông có vợ tên là Vũ Thị Hiền.[8] Tính đến 16/6/2017, bà Vũ Thị Hiền có 110,522,391 cổ phiếu HPG với giá trị 4,492.7 tỉ đồng.[4] Năm 2013, bà là một trong 10 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam cùng ông Trần Đình Long.[8]

Ông có hai người con và một con riêng, lần lượt tên là Trần Vũ Minh (sn 1996), giám đốc công ty TNHH Thương mại và Đầu tư Đại Phong và Trần Huyền Linh, và Nguyễn Khánh Dương[9]

Tham khảo

  1. ^ a b “Vợ chồng đại gia Trần Đình Long gây choáng với tài sản tăng nghìn tỷ”. Báo Đời sống và Pháp luật. 14 tháng 8 năm 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2017.
  2. ^ a b H. Tú (29 tháng 12 năm 2016). “Tỷ phú USD thứ 3 Việt Nam chính thức xuất hiện”. VietNamNet. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2017.
  3. ^ News, V. T. C. (3 tháng 12 năm 2018). “Ông Trần Đình Long ra khỏi danh sách tỷ phú USD của Forbes”. Báo điện tử VTC News. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2023.
  4. ^ a b c d e f g “Trần Đình Long”. Báo Doanh nghiệp. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 4 năm 2023. Truy cập 13/12/2020. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày truy cập= (trợ giúp)Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  5. ^ “Việt Nam còn một tỷ phú USD thứ 6 trong danh sách của Forbes”. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 3 năm 2019. Truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2019.
  6. ^ Trần Đình Long, Forbes
  7. ^ a b “Hồ sơ doanh nhân Trần Đình Long”. Chuyên trang Đầu tư Bất động sản CafeLand - Tạp chí điện tử Diễn đàn đầu tư. 3 tháng 10 năm 2012. Bản gốc|url lưu trữ= cần |url= (trợ giúp) lưu trữ ngày 15 tháng 12 năm 2017. |url= trống hay bị thiếu (trợ giúp); |ngày truy cập= cần |url= (trợ giúp)
  8. ^ a b PV (24 tháng 9 năm 2013). “Đại gia Trần Đình Long dìu vợ vào 10 người giàu nhất Việt Nam”. VietNamNet. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2017.
  9. ^ Cháu trai là Nguyễn Đức Linh “Con trai tỷ phú Trần Đình Long lần đầu "xuất chiêu", cổ phiếu có được "cứu giá"?”. Dân trí.

Liên kết ngoài