Trâu Quỳ

Trâu Quỳ
Thị trấn
Thị trấn Trâu Quỳ
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Hồng
Thành phốHà Nội
HuyệnGia Lâm
Trụ sở UBNDNgõ 215 Trâu Quỳ
Thành lập1/4/2005
Địa lý
Tọa độ: 21°01′08″B 105°56′14″Đ / 21,0188°B 105,9372°Đ / 21.0188; 105.9372
Trâu Quỳ trên bản đồ Hà Nội
Trâu Quỳ
Trâu Quỳ
Vị trí thị trấn Trâu Quỳ trên bản đồ Hà Nội
Trâu Quỳ trên bản đồ Việt Nam
Trâu Quỳ
Trâu Quỳ
Vị trí thị trấn Trâu Quỳ trên bản đồ Việt Nam
Diện tích7,18 km²
Dân số (2022)
Tổng cộng30.051 người
Mật độ4.185 người/km²
Khác
Mã hành chính00565[1]

Trâu Quỳ thị trấn huyện lỵ của huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội, Việt Nam.

Địa lý

Thị trấn Trâu Quỳ nằm trên Quốc lộ 5A, cách trung tâm thành phố Hà Nội 12 km, có vị trí địa lý:

Thị trấn Trâu Quỳ có diện tích 7,18 km², dân số năm 2022 là 30.051 người,[2] mật độ dân số đạt 4.185 người/km².

Hành chính

Thị trấn Trâu Quỳ được chia thành 11 tổ dân phố: An Đào, An Lạc, Bình Minh, Chính Trung, Cửu Việt, Đào Nguyên, Kiên Thành, Nông Lâm, Thành Trung, Voi Phục, Vườn Dâu.[2]

Lịch sử

Trước đây, địa bàn thị trấn Trâu Quỳ thuộc huyện Gia Lâm, phủ Thuận An, tỉnh Bắc Ninh. Lúc bấy giờ, Trâu Quỳ được chia thành 4 xã: Chính Trung, Lạc Việt, Tân Trung và Trung Dương.

Năm 1948, hợp nhất 4 xã: Chính Trung, Lạc Việt, Tân Trung và Trung Dương thành xã Quang Trung.

Năm 1961, xã Quang Trung gọi là xã Quang Trung I để phân biệt với xã Quang Trung II (Yên Thường).

Ngày 20 tháng 4 năm 1961, Quốc hội ban hành Nghị quyết[3] về việc sáp nhập xã Quang Trung I vào thành phố Hà Nội quản lý.

Ngày 31 tháng 5 năm 1961, Hội đồng Chính phủ ban hành 78-CP[4]. Theo đó, xã Quang Trung I thuộc huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội quản lý.

Năm 1966, đổi tên xã Quang Trung I thành xã Trâu Quỳ.[2]

Ngày 5 tháng 1 năm 2005, Chính phủ ban hành Nghị định số 02/2005/NĐ- CP[5] về việc thành lập thị trấn Trâu Quỳ trên cơ sở toàn bộ 734,57 ha diện tích tự nhiên và 21.772 nhân khẩu của xã Trâu Quỳ.

Ngày 9 tháng 1 năm 2020, UBND TP. Hà Nội ban hành Quyết định số 128/QĐ-UBND[6] về việc sáp nhập TDP Kiên Trung vào TDP Kiên Thành.

Kinh tế - xã hội

Trâu Quỳ có trường Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Viện Nghiên cứu Rau Quả.

Xem thêm

Tham khảo

  1. ^ Tổng cục Thống kê
  2. ^ a b c UBND huyện Gia Lâm (2023). Đề án thành lập quận Gia Lâm và các phường thuộc quận Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Gia Lâm, Hà Nội. tr. 44-45. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 8 năm 2023.
  3. ^ “Nghị quyết về việc mở rộng thành phố Hà Nội”. Thư viện Pháp luật.
  4. ^ “Quyết định số 78-CP năm 1961 chia các khu vực nội thành và ngoại thành của Thành phố Hà Nội”. Thư viện Pháp luật.
  5. ^ “Nghị định số 02/2005/NĐ-CP ngày 5-1-2005 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính, thành lập phường thuộc các quận Ba Đình, Cầu Giấy và thành lập thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội”. Thư viện Pháp luật.
  6. ^ “Quyết định số 128/QĐ-UBND về việc sáp nhập, đặt tên, đổi tên thôn, tổ dân phố thuộc 12 huyện, thị xã trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2019”. Thư viện Pháp luật. 9 tháng 1 năm 2020.