Nghiên cứu gần đây gợi ý rằng nó không phải là một nhánh khác biệt (một nhánh chỉ bao gồm các họ hàng gần gũi nhau mà không chứa thêm gì khác) mà thay vì thế là một cấp tiến hóa. Do vậy, nó bị bỏ qua trong các sắp xếp và xử lý hiện đại, và được thay thế bằng một loạt các liên họ và được coi là các nhánh cơ sở trong phân bộ Passeri.
Người ta đã từng giả định rằng kiểu sinh sản mang tính hợp tác – tồn tại trong nhiều hay phần lớn các thành viên của các họ Maluridae, Meliphagidae (2 họ này nay thuộc Meliphagida), Artamidae và Corvidae trong số các họ của nhánh này – là đặc trưng phổ biến và phát sinh sau khi đã tách khỏi tổ tiên chung của nhóm này[1]. Nhưng theo các chứng cứ từ phát sinh chủng loài mới cập nhật gần đây thì đặc điểm này là kết quả của tiến hóa song song, có thể là do các thành viên trong phân bộ Passeri thời kỳ ban đầu đã phải cạnh tranh chống lại nhiều loài chim tương tự về mặt sinh thái (chẳng hạn như chim cận dạng sẻ).
Vị trí của các họ thuộc "Corvida"
Bảng dưới đây liệt kê, theo trật tự phân loại học, các họ từng được đặt trong "Corvida" theo phân loại Sibley-Ahlquist ở cột bên trái. Cột bên phải chứa các chi tiết về vị trí của chúng trong hệ thống học hiện đại.
Các liên họ Corvoidea và Meliphagoidea cũng được đặt ở vị trí cơ sở trong phân bộ Passeri. Tuy nhiên, chúng là các nhóm đủ lớn để có thể coi là các liên họ theo đúng nghĩa của cụm từ này.
Meliphagoidea hiện nay được coi là đủ tách biệt với Corvida, vì thế người tânng cấp lên thành phân thứ bộ Meliphagida.
Trong cây phát sinh chủng loài dưới đây, vị trí của Cinclosomatidae và Campephagidae lấy theo Moyle et al. (2016).[2] Lưu ý rằng kết quả nghiên cứu của Jønsson et al. (2016) và của Aggerback et al. (2014) cũng như Marki et al. (2015) lại cho thấy Cinclosomatidae có quan hệ gần với Falcunculidae/Oreoicidae với độ hỗ trợ mạnh, và cho thấy Campephagidae có quan hệ gần với Malaconotoidea.[3][4][5]
^Cockburn A. (1996): Why do so many Australian birds cooperate? Social evolution in the Corvida. Trong: Floyd R.; Sheppard A. & de Barro P. (chủ biên): Frontiers in Population Ecology: 21-42. CSIRO, Melbourne.