Tiếng Phổ cổ

Tiếng Phổ cổ
Prūsiskai[1]
Sử dụng tạiPhổ
Khu vựcBalt
Mất hết người bản ngữ vàoĐầu thế kỷ XVIII[2]
Phục hồiĐang có nỗ lực phục hồi, với 50 người nói L2 (không rõ thời điểm)[3]
Dân tộcNgười Phổ Balt
Phân loạiẤn-Âu
Hệ chữ viếtLatinh
Mã ngôn ngữ
ISO 639-3prg
Glottologprus1238[4]
Linguasphere54-AAC-a
Địa bàn phân bổ của các dân tộc Balt, khoảng 1200 CN (ranh giới đoán chừng).

Tiếng Phổ cổ là một ngôn ngữ Balt Tây, từng là ngôn ngữ của người Phổ cổ (một dân tộc Balt cư ngụ vùng Phổ). Ngôn ngữ này được gọi là "tiếng Phổ cổ" để tránh nhầm lẫn với các phương ngữ tiếng Đức ở Hạ PhổThượng Phổ. Tiếng Phổ cổ bắt đầu được viết xuống vào thế kỷ XIII và một góc nhỏ nền văn học của ngôn ngữ này còn tồn tại đến này.

Quan hệ với các ngôn ngữ khác

Tiếng Phổ cổ có quan hệ gần gũi với các ngôn ngữ Balt Tây khác, chẳng hạn tiếng Kurs, tiếng Galinda[5]tiếng Sudovia. Nó có mối quan hệ xa hơn với các ngôn ngữ Balt Đông (tiếng Litva, tiếng Latvia) và các ngôn ngữ Slav. Có thể lấy từ "đất" ra làm ví dụ: semmē trong tiếng Phổ cổ, земля́ (zemljá) trong tiếng Nga, zeme trong tiếng Latvia và žemė trong tiếng Litva.

Âm vị học

Dựa trên phân tích của Schmalstieg (1974):

Phụ âm

Môi Răng/
Chân răng
Sau chân răng Ngạc mềm Thanh hầu
Tắc vô thanh p t k
hữu thanh b d ɡ
Xát vô thanh f* s (ʃ) h*
hữu thanh v z (ʒ)
Mũi m n
Rung r
Tiếp cận l j
  • Âm /ʃ, ʒ/ có thể từng hiện diện.
  • Có lẽ mọi phụ âm đều có dạng vòm hoá (ví dụ, [tʲ, dʲ]) ngoại trừ /j/, /ʃ/ và /ʒ/.
  • Âm /f/ và /h/ có mặt trong tiếng Phổ cổ, song có lẽ chúng không phải âm vị nguyên hữu (chỉ xuất hiện trong từ mượn).

Nguyên âm

Trước Giữa Sau
Đóng i iː u uː
vừa
Mở a aː
Nguyên âm đôi
Trước Sau
Vừa ei
Mở ai au
  • /au/ có thể cũng được phát âm thành [eu].

Nguồn tham khảo

  1. ^ The adverb Prūsiskai ('in Prussian') appears on the title page of the Königsberg catechism of 1561. See Klussis, Michels; Palmaitis, Mykolas Letas biên tập (2007). Old Prussian Written Monuments: Text and Comments (PDF). Kaunas: Lithuanian's World Center for Advancement of Culture, Science and Education. tr. 387.; Mažiulis, Vytautas. Etymological Dictionary of Old Prussian. 3. tr. 360–361.
  2. ^ Young, Steven (2008). “Baltic”. Trong Kapović, Mate (biên tập). The Indo-European Languages. London: Routledge. tr. 486–518.
  3. ^ Bản mẫu:E22
  4. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “tiếng Phổ cổ”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  5. ^ Tarasov I. The balts in the Migration Period. P. I. Galindians, pp. 100-108.