Tiếng Kalash (nội danh Kalashamondr) là một ngôn ngữ Dard thuộc ngữ chi Ấn-Arya, ngữ tộc Ấn-Iran, được người Kalash nói.[2] Tiếng Kalash có hệ thống ngữ âm khác thường do nó phân biệt nguyên âm thường, dài, mũi hóa và quặt lưỡi, cũng như nguyên âm kết hợp những yếu tố đó (Heegård & Mørch 2004).
Tiếng Kalash là bản ngữ của người Kalash, một tộc người sinh sống trong những thung lũng hẻo lánh Bumburet, Birir và Rumbur, nằm cao trên dãy Hindu Kush của tỉnh Khyber Pakhtunkhwa, Pakistan. Người Kalash có tôn giáo riêng (một dạng Hindu giáo cổ), với nhiều vị thần khác nhau. Ước tính có 5.000 người nói tiếng Kalash.[3]
Tiếng Kalash không nên bị nhầm lẫn với tiếng Waigal (Kalasha-ala) lân cận. Theo Badshah Munir Bukhari, một nhà nghiên cứu người Kalash, "Kalasha" cũng là tộc danh của một nhóm người Nuristan phía tây nam các thung lũng Kalash, trong huyện Waygal và giữa thung lũng Pech của tỉnh Nuristan thuộc Afghanistan. Cái tên "Kalasha" có vẻ đã được người Kalash tiếp nhận từ tộc người nói tiếng Waigal kia, vào thời họ lan rộng đến nam Chitral hàng thế kỉ trước.[4] Tuy vậy, mối quan hệ giữa Kalasha-mun (tiếng Kalash) và Kalasha-ala (tiếng Waigal) không gần gũi lắm, vì cả hai bắt nguồn từ hai nhánh khác nhau của ngữ tộc Ấn-Iran.
Nghiên cứu
Tới tận cuối thế kỷ XX, tiếng Kalash vẫn là ngôn ngữ chưa được ghi nhận. Gần đây hơn, nhờ những hoạt động của NGO và già làng Kalash địa phương, những người tìm cách lưu giữ truyền thống văn học dân gian, một bảng chữ cái tiếng Kalash đã hình thành. Công tác với nhiều nhà nghiên cứu và nhà ngôn ngữ quốc tế, Taj Khan Kalash đã tổ chức "hội nghị phép chính tả tiếng Kalash" ở Islamabad.
Phân loại
Trong hầu hết các ngôn ngữ Ấn-Âu ở tiểu lục địa, tiếng Kalash nằm trong hàng ít thay đổi nhất, cùng với tiếng Khowar gần đó.[5] Trong một số trường hợp, tiếng Kalash còn nặng tính "bảo toàn" hơn tiếng Khowar, ví dụ, ở sự lưu giữ phụ âm hữu thanh bật hơi.
Giống ở những ngôn ngữ Dard khác, tính âm vị của loạt phụ âm hà hơi hữu thanh không rõ ràng. Không chắc là chúng là những âm vị riêng biệt hay cụm phụ âm có /h/.[7]
Bảng dưới đây so sánh từ vựng tiếng Kalash với của tiếng Phạn.[8]
Tiếng Việt
Tiếng Kalash
Tiếng Phạn
xương
athi, aṭhí
asthi
nước tiểu
mutra, mútra
mūtra
làng
grom
grama
đây thừng
rajuk, raĵhú-k
rajju
khói
thum
dhūma
thịt
mos
maṃsa
chó
shua, śõ.'a
śvan
kến
pililak, pilílak
pipīla, pippīlika
con trai
put, putr
putra
dài
driga, dríga
dīrgha
tám
asht, aṣṭ
aṣṭā
đứt, vỡ
china, čhína
chinna
giết
nash
nash, naś, naśyati
Chú thích
^Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Kalasha”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
^Bashir, Elena (2007). Jain, Danesh; Cardona, George (biên tập). The Indo-Aryan languages. tr. 905. ISBN978-0415772945. 'Dard' là một thuật ngữ mang tính địa lý, chỉ những ngôn ngữ Ấn-Arya Tây bắc mà [..] đã phát triển những đặc điểm khác với những ngôn ngữ vùng châu thổ Ấn-Hằng. Dù nhóm Dard và Nuristan từng được gộp chung, Morgenstierne (1965) đã xác định rằng nhóm Dard nằm trong Ấn-Arya, trong khi Nuristan là một nhánh riêng trong ngữ tộc Ấn-Iran.
^1998 Census Report of Pakistan. (2001). Population Census Organization, Statistics Division, Government of Pakistan.
^Edelman, D. I. (1983). The Dardic and Nuristani Languages. Moscow: (Institut vostokovedenii︠a︡ (Akademii︠a︡ nauk SSSR). tr. 202.
^R.T.Trail and G.R. Cooper, Kalasha Dictionary – with English and Urdu. National Institute of Pakistan Studies, Islamabad & Summer Institute of Linguistics, Dallas TX. 1999
Tài liệu
Bashir, Elena L. (1988). Topics in Kalasha Syntax: An Areal and Typological Perspective. (Ph.D. dissertation) University of Michigan.
Cacopardo, Alberto M.; Cacopardo, Augusto S. (2001). Gates of Peristan: History, Religion, and Society in the Hindu Kush. Rome: Instituto Italiano per l'Africa e l'Oriente.
Decker, Kendall D. (1992). Languages of Chitral. Sociolinguistic Survey of Northern Pakistan. 5. National Institute of Pakistani Studies. tr. 257. ISBN969-8023-15-1.
Gerard Fussman. Atlas Linguistique Des Parles Dardes Et Kafirs. (two umes). Maps showing distribution of words among people of Kafiristan.
Heegård, Jan; Mørch, Ida Elisabeth (tháng 3 năm 2004). “Retroflex vowels and other peculiarities in Kalasha sound system”. Trong Anju Saxena; Jadranka Gvozdanovic (biên tập). Synchronic and Diachronic Aspects of Himalayan Linguistics. Selected Proceedings of the 7th Himalayan Languages Symposium held in Uppsala, Sweden. The Hague: Mouton.
Jettmar, Karl (1985). Religions of the Hindu Kush. ISBN0-85668-163-6.
Strand, Richard F. (1973). Notes on the Nûristânî and Dardic Languages. Journal of the American Oriental Society. 93. tr. 297–305.
Strand, Richard F. (2001). “The Tongues of Peristân”. Trong Alberto M. Cacopardo; Augusto S. Cacopardo (biên tập). Gates of Peristan: History, Religion and Society in the Hindu Kush. Rome: Instituto Italiano per l'Africa e l'Oriente. tr. 251–259.
Trail, Ronald L.; Cooper, Gregory R. (1999). Kalasha dictionary—with English and Urdu. Studies in Languages of Northern Pakistan. 7. Islamabad: National Institute of Pakistan Studies, Quaid-i-Azam University and Summer Institute of Linguistics. ISBN4871875237.