Tiếng Ireland cổ

Tiếng Ireland cổ
Goídelc
Phát âm[ˈɡoːi̯ðʲelɡ]
Khu vựcIreland, đảo Man, bờ tây đảo Anh
Phân loạiẤn-Âu
Ngôn ngữ tiền thân
tiếng Ireland nguyên thủy
  • Tiếng Ireland cổ
Hệ chữ viếtChữ Latinh
Mã ngôn ngữ
ISO 639-2sga
ISO 639-3sga
Glottologoldi1246[1]
Linguasphere50-AAA-ad
Bài viết này có chứa ký tự ngữ âm IPA. Nếu không thích hợp hỗ trợ dựng hình, bạn có thể sẽ nhìn thấy dấu chấm hỏi, hộp, hoặc ký hiệu khác thay vì kí tự Unicode. Để biết hướng dẫn giới thiệu về các ký hiệu IPA, xem Trợ giúp:IPA.

Tiếng Ireland cổ (Goídelc; tiếng Ireland: Sean-Ghaeilge; tiếng Gael Scotland: Seann Ghàidhlig; tiếng Man: Shenn Yernish; có lúc gọi là tiếng Gael cổ)[2][3] là dạng ngôn ngữ Goidel cổ nhất có khối văn liệu đáng kể. Nó tồn tại từ k. 600 đến k. 900. Văn liệu đương thời hầu hết có niên đại k. 700–850; đến năm 900 ngôn ngữ này đã trở thành thành tiếng Ireland trung đại. Một số văn bản tiếng Ireland cổ có niên đại từ thế kỷ X được cho là bản sao của văn bản sáng tác từ trước. Tiếng Ireland cổ do vậy là tiền thân của tiếng Ireland hiện đại, tiếng Man, tiếng Gael Scotland.[2]

Tiếng Ireland nổi bật vì có hệ thống hình tháitha hình đặc biệt phức tạp (thân từ và hậu tố biến đổi một cách gần như không thể đoán trước) cùng hệ thống âm vị tương đối phức tạp, gắn liền với sự biến đổi phụ âm đầu từ mang nặng ý nghĩa ngữ pháp. Có vẻ,[* 1] những đặc điểm trên vắng mặt trong tiếng Ireland nguyên thủy (dù sự biến đổi phụ âm đầu chưa mang ý nghĩa ngữ pháp có lẽ đã hiện diện từ lâu trước đó).[4] Phần lớn hệ thống tha hình phức tạp dần mất đi, song hệ thống âm vị vẫn được lưu giữ khá nguyên vẹn trong các ngôn ngữ hiện đại.

Ngành nghiên cứu tiếng Ireland cổ đương đại vẫn chịu sự ảnh hưởng lớn của một số nhỏ học giả hoạt động vào cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX như Rudolf Thurneysen (1857–1940) và Osborn Bergin (1873–1950).

Ghi chú

  1. ^ Khó mà nói dứt khoát, do tiếng Ireland nguyên thủy để lại quá ít dấu vết, thêm vào đó là hạn chế của hệ chữ Ogham trong việc thể hiện hệ thống âm vị.

Nguồn tham khảo

  1. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Tiếng Ireland cổ (thế kỷ VIII-IX)”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  2. ^ a b Koch, John Thomas (2006). Celtic culture: a historical encyclopedia. ABC-CLIO. tr. 831. Tiếng Ireland cổ trong giai đoạn khoảng 600–khoảng  900 CN vẫn chưa có bất kỳ sự phân chia phương ngữ và có thể coi là tiền thân của tiếng Ireland, tiếng Gael Scotland, và tiếng Man thời Trung Cổ và hiện đại; do vậy tiếng Ireland cổ đôi lúc được gọi là 'tiếng Gael' để tránh nhầm lẫn.
  3. ^ Ó Baoill, Colm (1997). “13: The Scots-Gaelic Interface”. The Edinburgh History of the Scots Language. Edinburgh University Press. tr. 551.
  4. ^ Jaskuła 2006.

Tài liệu