Tiếng Hạ Sorb

Tiếng Hạ Sorb
dolnoserbšćina, dolnoserbski
Phát âmBản mẫu:IPA-sla
Sử dụng tạiĐức
Khu vựcBrandenburg
Tổng số người nói6.900
Dân tộcngười Sorb
Phân loạiẤn-Âu
Hệ chữ viếtchữ Latinh (bảng kí tự tiếng Sorb)
Mã ngôn ngữ
ISO 639-2dsb
ISO 639-3dsb
Glottologlowe1385[1]
Linguasphere53-AAA-ba < 53-AAA-b < 53-AAA-b...-d (phương ngữ: 53-AAA-baa to 53-AAA-bah)
ELPLower Sorbian
Bài viết này có chứa ký tự ngữ âm IPA. Nếu không thích hợp hỗ trợ dựng hình, bạn có thể sẽ nhìn thấy dấu chấm hỏi, hộp, hoặc ký hiệu khác thay vì kí tự Unicode. Để biết hướng dẫn giới thiệu về các ký hiệu IPA, xem Trợ giúp:IPA.

Tiếng Hạ Sorb (dolnoserbšćina) là một ngôn ngữ thiểu số Slav Tây được nói ở miền đông nước Đức thuộc tỉnh lịch sử Hạ Lusatia, ngày nay thuộc Brandenburg.

Tiếng Hạ Sorb chuẩn là một trong hai ngôn ngữ Sorb văn học, ngôn ngữ còn lại là tiếng Thượng Sorb chuẩn đông người nói hơn. Dạng chuẩn văn học tiếng Hạ Sorb được phát triển vào thế kỷ 18, dựa trên một dạng phương nam của phương ngữ Cottbus.[2] Phương ngữ được tiêu chuẩn hóa chịu ảnh hưởng bởi cấu trúc của tiếng Thượng Sorb.

Tiếng Hạ Sorb được nói ở khu vực thành phố CottbusBrandenburg. Các biển hiệu trong khu vực này thường là song ngữ, và Cottbus có ngôi trường Gymnasium trong đó một ngôn ngữ được giảng dạy là tiếng Hạ Sorbia. Nó là một ngôn ngữ bị đe dọa nặng nề.[3] Hiện nay, hầu hết người bản ngữ đều thuộc thế hệ lớn tuổi.

Âm vị học

Biển hiệu đường song ngữ ở Cottbus, Đức

Âm vị học của tiếng Hạ Sorb đã bị ảnh hưởng rất nhiều bởi sự tiếp xúc với tiếng Đức, đặc biệt là ở Cottbus và các thị trấn lớn hơn. Ví dụ, cách phát âm chịu ảnh hưởng của tiếng Đức có xu hướng có âm xát lưỡi gà hữu thanh [ʁ] thay vì âm rung chân răng [r]. Ở các làng và khu vực nông thôn, ảnh hưởng của tiếng Đức ít được ghi nhận và có cách phát âm "điển hình hơn (cho một ngôn ngữ) Slav".

Chữ viết

Bảng chữ cái tiếng Sorb dựa trên chữ viết Latinh nhưng sử dụng các dấu phụ như dấu chỉ trọng âm và caron.

Xem thêm

Tham khảo

  1. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Hạ Sorb”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  2. ^ Björn Rothstein, Rolf Thieroff (2010). Mood in the Languages of Europe (bằng tiếng Anh). John Benjamins Publishing. tr. 376–377. ISBN 9789027205872.
  3. ^ Moseley, Christopher biên tập (2010). Atlas of the World’s Languages in Danger (ấn bản thứ 3). Paris: UNESCO Publishing. ISBN 978-92-3-104096-2.

Tham khảo

  • Hannusch, Erwin (1998), Niedersorbisch praktisch und verständlich, Bautzen: Domowina-Verlag, ISBN 3-7420-1667-9
  • Laver, John (1994), Principles of Phonetics, Cambridge: Cambridge University Press, ISBN 0-521-45655-X
  • Šewc-Schuster, Hinc (1984), Gramatika hornjoserbskeje rěče, Budyšin: Ludowe nakładnistwo Domowina
  • Stone, Gerald (2002), “Sorbian (Upper and Lower)”, trong Comrie, Bernard; Corbett, Greville G. (biên tập), The Slavonic Languages, London and New York: Routledge, tr. 593–685, ISBN 9780415280785
  • Zygis, Marzena (2003), “Phonetic and Phonological Aspects of Slavic Sibilant Fricatives” (PDF), ZAS Papers in Linguistics, 3: 175–213, Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 11 tháng 10 năm 2017, truy cập ngày 20 tháng 1 năm 2020

Liên kết ngoài

Từ điển

Séc-Hạ Sorbia và Hạ Sorbia-Séc

Tiếng Đức-Hạ Sorbia

Hạ Sorbia-Đức

Bản mẫu:Ngôn ngữ tại Đức