Bài viết này có chứa ký tự ngữ âm IPA. Nếu không thích hợp hỗ trợ dựng hình, bạn có thể sẽ nhìn thấy dấu chấm hỏi, hộp, hoặc ký hiệu khác thay vì kí tự Unicode. Để biết hướng dẫn giới thiệu về các ký hiệu IPA, xem Trợ giúp:IPA.
Tiếng Goth là một ngôn ngữ German từng được nói bởi người Goth. Những điều ta biết về nó chủ yếu là thông qua Codex Argenteus, một bản in thế kỷ 6 của một bản dịch Kinh Thánh thế kỷ 4, và là ngôn ngữ German Đông duy nhất với số văn liệu đáng kể. Những ngôn ngữ German Đông khác, gồm tiếng Burgundy và tiếng Vandal, chỉ được được biết đề từ những tên riêng còn sót lại trong văn bản lịch sử, và từ từ mượn trong những ngôn ngữ khác như tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Tây Ban Nha, và tiếng Pháp.
Là một ngôn ngữ German, tiếng Goth là một phần của gia đình ngôn ngữ Ấn-Âu. Đây là ngôn ngữ German sớm nhất được chứng thực bằng nhiều văn bản lớn, nhưng không có hậu duệ trực tiếp. Tài liệu cổ nhất viết bằng tiếng Goth có niên đại từ thế kỷ thứ tư. Ngôn ngữ đã bị suy thoái vào giữa thế kỷ thứ sáu, một phần do thất bại quân sự của người Goth trước người Frank, người Goth ở Ý bị loại bỏ, và sự cô lập về mặt địa lý (ở Tây Ban Nha, tiếng Goth có lẽ đã đánh mất chức năng chính và chỉ còn được sử dụng như một ngôn ngữ nhà thờ khi người Visigoth cải sang đạo Công giáo năm 589). Ngôn ngữ này vẫn tồn tại như một ngôn ngữ địa phương ở bán đảo Iberia (Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha hiện đại) cho đến tận cuối thế kỷ thứ tám, ở vùng hạ lưu sông Danube và các vùng núi non ở Crimea, dường như là vào cuối thế kỷ thứ chín.
^Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Gothic”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
Tham khảo
Bennett, William Holmes (1980). An Introduction to the Gothic Language. New York: Modern Language Association of America.
W. Braune and E. Ebbinghaus, Gotische Grammatik, 17th edition 1966, Tübingen
Fausto Cercignani, The Development of the Gothic Short/Lax Subsystem, in «Zeitschrift für vergleichende Sprachforschung», 93/2, 1979, pp. 272–278.
Fausto Cercignani, The Reduplicating Syllable and Internal Open Juncture in Gothic, in «Zeitschrift für vergleichende Sprachforschung», 93/1, 1979, pp. 126–132.
Fausto Cercignani, The Enfants Terribles of Gothic «Breaking»: hiri, aiþþau, etc., in «The Journal of Indo-European Studies», 12/3–4, 1984, pp. 315–344.
Fausto Cercignani, The Development of the Gothic Vocalic System, in Germanic Dialects: Linguistic and Philological Investigations, edited by Bela Brogyanyi and Thomas Krömmelbein, Amsterdam and Philadelphia, Benjamins, 1986, pp. 121–151.
N. Everett, "Literacy from Late Antiquity to the early Middle Ages, c. 300–800 AD", The Cambridge Handbook of Literacy, ed. D. Olson and N. Torrance (Cambridge, 2009), pp. 362–385.
W. Krause, Handbuch des Gotischen, 3rd edition, 1968, Munich.
Thomas O. Lambdin, "An Introduction to the Gothic Language", Wipf and Stock Publishers, 2006, Eugene, Oregon.
F. Mossé, Manuel de la langue gotique, Aubier Éditions Montaigne, 1942