Tiếng Fon

Tiếng Fon
Fon gbè
Sử dụng tạiBenin, Togo
Tổng số người nói2,2 triệu người
Dân tộcFon nu
Phân loạiNiger-Congo
Hệ chữ viếtLatinh
Địa vị chính thức
Ngôn ngữ chính thức tại
 Bénin
Mã ngôn ngữ
ISO 639-2fon
ISO 639-3tùy trường hợp:
fon – Fon
mxl – Maxi
guw – Gun
gbh – Defi
wem – Weme
cib – Ci
Glottologeast2711  split up in Eastern Gbe[1]
Bài viết này có chứa ký tự ngữ âm IPA. Nếu không thích hợp hỗ trợ dựng hình, bạn có thể sẽ nhìn thấy dấu chấm hỏi, hộp, hoặc ký hiệu khác thay vì kí tự Unicode. Để biết hướng dẫn giới thiệu về các ký hiệu IPA, xem Trợ giúp:IPA.
Nhóm ngôn ngữ Gbe

Tiếng Fon (tên bản địa Fon gbè, phát âm [fɔ̃̄ɡ͡bè]) là một phần của nhóm ngôn ngữ Gbe, thuộc về nhánh Volta–Niger của ngữ hệ Niger–Congo. Tiếng Fon được nói chủ yếu ở Benin bởi chừng 1,7 triệu người Fon. Nhưng các ngôn ngữ Gbe khác, tiếng Fon là ngôn ngữ phân tích với cấu trúc câu cơ bản SVO.

Phương ngữ

Capo (1988) xem Maxi và Gun là một phần của cụm phương ngữ tiếng Fon. Tuy vậy, ông, không như Ethnologue, không xếp Alada hay Toli (Tɔli) như một phần của phương ngữ Gun, mà xem chúng như những ngôn ngữ Phla–Pherá.

Âm vị

"Chào mừng" (Kwabɔ) bằng tiếng Fon trên biển hiệu một quầy thuốc tại sân bay CotonouCotonou, Benin

Tiếng Fon có bảy âm vị nguyên âm miệng và bảy âm vị nguyên âm mũi.

Âm vị nguyên âm tiếng Fon[2]
Miệng Mũi
Trước Sau Trước Sau
Đóng i u ĩ ũ
Nửa đóng e o
Nửa mở ɛ ɔ ɛ̃ ɔ̃
Mở a ã
Âm vị phụ âm tiếng Fon[2]
Môi Răng Vòm Ngạc mềm Môi
-ngạc mềm
"Mũi" m ~ b n ~ ɖ
Tắc/
Tắc xát
(p) t d k ɡ kp ɡb
Xát f v s z x ɣ ɣʷ
Tiếp cận l ~ ɾ ɲ ~ j w
Thanh điệu

Tiếng Fon có hai thanh điệu, caothấp.

Chữ viết

Bảng chữ cái Fon
Chữ hoa A B C D Ɖ E Ɛ F G GB I J K KP L M N NY O Ɔ P R S T U V W X Y Z
Chữ thường a b c d ɖ e ɛ f g gb i j k kp l m n ny o ɔ p r s t u v w x y z
Âm thanh a b d ɖ e ɛ f ɡ ɡb i k kp l m n ɲ o ɔ p ɣ s t u v w x j z

X được sử dụng cho /x/ trong vài trường hợp, h trong trường hợp khác. Thanh điệu thường không được viết, trừ khi cần thiết..

Văn bản mẫu

Từ Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền

GBETA GBƐ Ɔ BI TƆN EE ƉƆ XÓ DÓ ACƐ E GBƐTƆ ƉÓ KPODO SISI E ƉO NA ƉÓ N'I LƐ KPO WU E WEXWLE
Ee nyi ɖɔ hɛnnu ɖokpo mɛ ɔ, mɛ ɖokpoɖokpo ka do susu tɔn, bɔ acɛ ɖokpo ɔ wɛ mɛbi ɖo bo e ma sixu kan fɛn kpon é ɖi mɛɖesusi jijɛ, hwɛjijɔzinzan, kpodo fifa ni tiin nu wɛkɛ ɔ bi e ɔ,...

Chú thích

  1. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Eastern Gbe”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  2. ^ a b Claire Lefebvre; Anne-Marie Brousseau (2002). A Grammar of Fongbe. Walter de Gruyter. tr. 15–29. ISBN 3-11-017360-3.

Liên kết ngoài