Tiếng Bắc Ndebele

Tiếng Bắc Ndebele
Tiếng Ndebele Zimbabwe
siNdebele saseNyakatho
Khu vựcMatabeleland North, Matabeleland South của Zimbabwe; Đông Bắc của Botswana
Tổng số người nói1,6 triệu
Phân loạiNiger-Congo
Địa vị chính thức
Ngôn ngữ chính thức tại
 Zimbabwe
Mã ngôn ngữ
ISO 639-1nd
ISO 639-2nde
ISO 639-3nde – North Ndebele
Glottolognort2795[1]
Linguasphere99-AUT-fk incl.
varieties 99-AUT-fka
to 99-AUT-fkd
S.44[2]
Bài viết này có chứa ký tự ngữ âm IPA. Nếu không thích hợp hỗ trợ dựng hình, bạn có thể sẽ nhìn thấy dấu chấm hỏi, hộp, hoặc ký hiệu khác thay vì kí tự Unicode. Để biết hướng dẫn giới thiệu về các ký hiệu IPA, xem Trợ giúp:IPA.

Tiếng Bắc Ndebele (tiếng Anh: /ɛndəˈbl/), còn gọi là Ndebele, amaNdebele, Ndebele Zimbabwe hay Ndebele Bắc,[3][4] trước đây gọi là Matabele, là một ngôn ngữ châu Phi thuộc nhóm ngôn ngữ Nguni của nhóm ngôn ngữ Bantu, được nói bởi người Bắc Ndebele hay Matabele ở Zimbabwe.

Tiếng Bắc Ndebele có liên quan đến tiếng Zulu, được nói ở Nam Phi. Điều này là do người Bắc Ndebele ở Zimbabwe xuất thân từ những người theo nhà lãnh đạo người Zulu Mzilikazi (một trong những vị tướng của vua Zulu Shaka), đã rời vương quốc Zulu vào đầu thế kỷ 19 (năm 1839), trong thời Mfecane, đến nơi nay là ở Zimbabwe.

Mặc dù có một số khác biệt về ngữ pháp, từ vựng và ngữ điệu giữa tiếng Zulu và tiếng Bắc Ndebele, hai ngôn ngữ chia sẻ hơn 85% từ vựng.[5] Đối với các nhà ngôn ngữ học Nguni nổi tiếng như Anthony Cope và Cyril Nyembezi, tiếng Bắc Ndebele là một phương ngữ của tiếng Zulu; còn những người khác như Langa Khumalo cho rằng đó là một ngôn ngữ riêng biệt. Việc phân biệt giữa một ngôn ngữ và một phương ngữ đối với hai loại ngôn ngữ rất giống nhau là rất khó, với điều kiện quyết định thường không nằm ở tiêu chí ngôn ngữ mà là ở chính trị.[6][7][8]

Tiếng Bắc Ndebele và tiếng Nam Ndebele (hay Ndebele Transvaal), được nói ở Nam Phi, là những ngôn ngữ riêng biệt nhưng có liên quan với một mức độ nào đó, mặc dù tiếng Bắc Ndebele có liên quan chặt chẽ với tiếng Zulu hơn. Tiếng Nam Ndebele, dù vẫn giữ cái gốc Nguni, đã chịu ảnh hưởng từ các ngôn ngữ Sotho.[9]

Xem thêm

Tham khảo

  1. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Zimbabwean Ndebele”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  2. ^ Jouni Filip Maho, 2009. New Updated Guthrie List Online
  3. ^ “Documentation for ISO 639 identifier: nde”. ISO 639-2 Registration Authority - Library of Congress. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2017. Name: North Ndebele
  4. ^ “Documentation for ISO 639 identifier: nde”. ISO 639-3 Registration Authority - SIL International. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 11 năm 2017. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2017. Name: North Ndebele
  5. ^ Langa Khumalo, “Language Contact and Lexical Change: A Lexicographical Terminographical Interface in Zimbabwean Ndebele,” Lexikos 14, no. 108 (2004).
  6. ^ Anthony Cope, “A Consolidated Classification of the Bantu Languages,” African Studies 30, nos. 3–4 1971): 213–36.
  7. ^ C.L.S. Nyembezi, 1957. Learn Zulu, Cape Town: Shuter & SHooter
  8. ^ D.K. Rycroft “Ndebele and Zulu: Some Phonetic and Tonal Comparisons,” Zambezia, no. 2 (1980): 109–28.
  9. ^ Skhosana, Philemon Buti (2009). “3”. The Linguistic Relationship between Southern and Northern Ndebele (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 17 tháng 11 năm 2015.

Đọc thêm

  • Bowern, Claire; Lotridge, Victoria biên tập (2002). Ndebele. Munich: LINCOM EUROPA. ISBN 3-89586-465-X.
  • Sibanda, Galen (2004). Verbal Phonology and Morphology of Ndebele (Ph.D.). University of California, Berkeley.
  • Hadebe, Samukele (2002). The Standardisation of the Ndebele Language Through Dictionary-making. University of Zimbabwe - University of Oslo.
  • Skhosana, P.B. (2010). The Linguistic Relationship between Southern and Northern Ndebele. University of Pretoria: DLitt Thesis.

Liên kết ngoài

Bản mẫu:Ngôn ngữ tại Zimbabwe