Thiên tự văn
Thiên tự văn (tiếng Trung: 千字文) là một bài thơ dài của Chu Hưng Tự sáng tác vào thời Nam Lương (502 - 557), được tạo thành từ chính xác 1000 chữ Hán không lặp lại, sắp xếp thành 250 dòng bốn ký tự và được nhóm thành bốn khổ thơ có vần điệu dễ nhớ. Tác phẩm này cùng với Tam tự kinh, Bách gia tính là những bài học vỡ lòng của học sinh Trung Quốc trong nhiều thế kỷ.[1][2] Lịch sửCó một số câu chuyện kể về nguồn gốc của tác phẩm. Có truyền thuyết nói rằng, Lương Vũ Đế của nhà Lương đã ra lệnh cho Ân Thiết Thạch chép lại một ngàn chữ Hán không trùng lặp trên văn bia do nhà thư pháp nổi tiếng thời Đông Tấn là Vương Hi Chi viết, để cho các hoàng tử học tập thư pháp. Nhưng các chữ rời rạc, không liền mạch, cho nên hoàng đế lệnh cho Chu Hưng Tự biên soạn lại thành một tác phẩm có nghĩa. Có thuyết nói rằng, ông đã hoàn thành công việc đó trong một đêm, đến nỗi bạc trắng cả tóc.[2][3] Sự phổ biến của tác phẩm này trong triều đại nhà Đường được thể hiện qua việc có khoảng 32 bản sao được tìm thấy trong các cuộc khai quật khảo cổ tại Đôn Hoàng. Vào thời nhà Tống, vì tất cả những người biết chữ đều thuộc nằm lòng tác phẩm này nên thứ tự chữ cái của tác phẩm này được sử dụng để sắp xếp tài liệu theo trình tự giống như việc sử dụng bảng chữ cái alphabet ngày nay.[4] Các triều đại sau nhà Đường, Tam tự kinh, Bách gia tính, Thiên tự kinh được gọi chung là "Tam Bách Thiên", và là tài liệu phổ quát dành cho học sinh, từ những người ưu tú cho tới thậm chí một vài dân làng bình thường. Khi một học sinh học thuộc được cả ba tác phẩm này, anh ta có thể đọc, phát âm khoảng 2000 chữ Hán (có một số từ trùng lặp giữa các tác phẩm) dù chưa chắc có thể viết hay hiểu ý nghĩa của chúng. Vì tiếng Trung không có bảng chữ cái nên đây là một cách hiệu quả, dù tốn nhiều thời gian, để học chữ trước khi trau dồi kỹ năng đọc hiểu và viết.[5] Cấu trúcThiên tự văn từ dòng đầu tiên "Thiên địa huyền hoàng" đến câu cuối cùng "Yên tai hồ dã" có tổng cộng 250 câu bốn chữ, nội dung bao quát thiên văn, địa lý, chính trị, kinh tế, xã hội, lịch sử, đạo đức, toàn bộ tác phẩm không có một chữ lặp lại. Học giả nhà Thanh là Uông Khiếu Doãn, Tôn Khiêm Ích cho rằng Thiên tự văn chia làm bốn phần: Phần đầu từ vũ trụ ra đời, khai thiên tích địa, nói về mặt trời, mặt trăng, các vì sao, thời tiết, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên, đến khi con người xuất hiện, hình thành vương quyền, chính trị; Phần hai giảng về các nguyên tắc, tiêu chuẩn tu dưỡng của một con người; Phần ba nói về các vấn đề liên quan đến sự thống trị của vương quyền, tự thuật cuộc sống xa hoa của xã hội thượng lưu, những thành tựu của họ về văn hóa, giáo dục, võ thuật và sự rộng lớn, xinh đẹp của đất nước Trung Quốc; Phần bốn miêu tả chủ yếu về cuộc sống đời thường của dân gian, nói về đạo trị gia của người quân tử. Tác phẩm cùng tênVề các tác phẩm Thiên tự văn khác, thời nhà Tống, Thị Kỳ Vĩ có sáng tác "Tục thiên tự văn". Thời nhà Minh, Từ Vị sáng tác "Tập thiên tự văn". Thời nhà Thanh, Ngô Tỉnh Lan có viết "Cung khánh hoàng thượng thất tuần vạn thọ thiên tự văn". Thái Bình thiên quốc cũng có "Ngự đế thiên tự chiếu". Những tác phẩm này có nội dung khác với Thiên tự văn nhưng cũng sử dụng chung tên này để gọi. Sử dụng để đánh sốBởi vì Thiên tự văn được truyền lưu rộng rãi tại Trung Quốc, lại không có chữ lặp lại nên thường được sử dụng để đánh số. Ví dụ như triều đại nhà Minh, Thanh sử dụng bài thơ này để đánh số phòng thi cá nhân. Hay như tại Đài Loan những năm đầu cũng sử dụng sáu chữ đầu tiên của Thiên tự văn làm chữ mở đầu binh tịch của Bộ quốc phòng để phân chia các khu vực khác nhau, như "Thiên" đại diện khu bắc bộ, "Địa" đại diện khu trung bộ, "Huyền" đại diện khu nam bộ, "Hoàng" đại diện khu đông bộ, "Vũ" và "Trụ" đại diện thành phố Đài Bắc và thành phố Cao Hùng. Văn bản[6]
Tham khảoWikisource tiếng Việt có toàn văn tác phẩm về:
Thư mục
Liên kết ngoài
|