Thanh tra (báo)

Báo Thanh tra
Loại hìnhBáo in, Báo điện tử
Hình thứcBáo giấy, báo trực tuyến
Tình trạng Đang hoạt động 
Chủ sở hữuThanh tra Chính phủ
Thành lập5 tháng 1 năm 1992; 32 năm trước (1992-01-05)
Giấy phépGiấy phép số 237/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 30/08/2024
Ngôn ngữTiếng Việt
Trụ sở100 Tô Hiệu, Quận Hà Đông, Hà Nội
Quốc gia Việt Nam
Websitethanhtra.com.vn

Thanh tra là cơ quan ngôn luận của ngành Thanh tra Chính phủ Việt Nam, có nhiệm vụ truyền tải thông tin về các hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát và phòng chống tham nhũng. Được thành lập vào ngày 5 tháng 1 năm 1992, tờ báo đã trở thành một kênh thông tin đa dạng trong việc phản ánh những vấn đề liên quan đến pháp luật và mọi mặt trong đời sống xã hội Việt Nam.[1]

Lịch sử

Với vai trò là cơ quan ngôn luận của ngành Thanh tra Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,[2] Thanh tra ra mắt số báo đầu tiên vào ngày 5 tháng 1 năm 1992 với 8 trang, in đen trắng và phát hành mỗi 2 tuần/1 kỳ.[1][3] Trọng tâm của tờ báo chủ yếu tập trung vào việc phản ánh các hoạt động thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, giám sát và phòng chống tham nhũng.[4]

Trong suốt quá trình phát triển, từ một tờ báo in với nhân viên chỉ bao gồm 5 người, tính đến năm 2019, đội ngũ phóng viên, biên tập viên của báo đã tăng lên đến con số 60.[3] Khoảng thời gian hai năm 2006–2007, Thanh tra đã tăng hai kỳ báo xuất bản mỗi tuần,[5] và đến ngày 12 tháng 1 năm 2008, tờ báo bắt đầu khai thác các nền tảng trực tuyến, qua đó chính thức hòa mạng internet tại địa chỉ "thanhtra.com.vn",[6] đồng thời tăng lượng phát hành báo in lên gấp 1,3 lần.[7]

Năm 2017, phóng viên Thanh tra đã bị hành hung trong quá trình tìm hiểu thực trạng khai thác quặng trái phép tại tỉnh Thanh Hoá.[8] Song hành với lĩnh vực xuất bản truyền thông, tờ báo cũng là đơn vị tổ chức Giải cầu lông toàn quốc thường niên nhằm mục đích rèn luyện, giao lưu, quan hệ công tác giữa các cơ quan trong và ngoài ngành Thanh tra.[9]

Danh hiệu

Năm Giải thưởng Ref.
2010 Huân chương Lao động hạng Ba [10]

Tham khảo

  1. ^ a b ĐCSVN (6 tháng 1 năm 2012). “Báo Thanh tra kỷ niệm 20 năm ngày ra số báo đầu tiên”. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 17 tháng 9 năm 2024.
  2. ^ Tuệ Văn (27 tháng 11 năm 2023). “Chức năng, cơ cấu tổ chức của Thanh tra Chính phủ”. Báo Điện tử Chính phủ. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 17 tháng 9 năm 2024.
  3. ^ a b “Giữ vững "tâm sáng, lòng trong, bút sắc". Cổng thông tin điện tử Thanh tra tỉnh Hà Nam. 25 tháng 6 năm 2019. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 17 tháng 9 năm 2024.
  4. ^ “Báo Thanh tra”. Thanh tra Chính phủ. 25 tháng 5 năm 2019. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 17 tháng 9 năm 2024.
  5. ^ “Khai trương Báo Thanh tra điện tử”. Báo Thái Nguyên điện tử. 12 tháng 1 năm 2008. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 17 tháng 9 năm 2024.
  6. ^ N.H. (14 tháng 1 năm 2008). “Website báo Thanh tra điện tử ra đời”. Báo Dân Trí. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 17 tháng 9 năm 2024.
  7. ^ PV (12 tháng 1 năm 2008). “Báo Thanh tra hòa mạng Internet”. Báo Điện tử Chính phủ. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 17 tháng 9 năm 2024.
  8. ^ Lê Anh (1 tháng 3 năm 2017). “Thanh Hóa làm rõ vụ phóng viên báo Thanh tra bị đánh”. VietNamNet. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 17 tháng 9 năm 2024.
  9. ^ Thảo Ly (28 tháng 10 năm 2023). “Báo Thanh tra tổ chức Giải cầu lông toàn quốc lần thứ 18”. Báo Đại biểu Nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 17 tháng 9 năm 2024.
  10. ^ ĐCSVN (18 tháng 4 năm 2010). “Trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba cho Báo Thanh tra”. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 17 tháng 9 năm 2024.

Liên kết ngoài