Than Shwe

Than Shwe
သန်းရွှေ
Chủ tịch Hội đồng Hòa bình và Phát triển Liên bang
Nhiệm kỳ
23 tháng 4 năm 1992 – 4 tháng 2 năm 2011
18 năm, 287 ngày
Thủ tướngKhin Nyunt
Soe Win
Thein Sein
Cấp phóMaung Aye
Tiền nhiệmSaw Maung
Kế nhiệmThein Sein (Tổng thống)
Thủ tướng
Nhiệm kỳ
23 tháng 4 năm 1992 – 25 tháng 8 năm 2003
11 năm, 124 ngày
Tiền nhiệmSaw Maung
Kế nhiệmKhin Nyunt
Thông tin cá nhân
Sinh2 tháng 2, 1933 (91 tuổi)[1]
Kyaukse, Miến Điện thuộc Anh (nay là Myanmar)
Đảng chính trịHội đồng Hòa bình và Phát triển Liên bang
Phối ngẫuKyaing Kyaing

Than Shwe (1933?-) (phiên âm tiếng Việt là Than Xuề[2] và hay gắn với chức danh Thống tướng Than Xuề) là cựu Tổng thống của Myanmar. Than Shwe đã phục vụ trong lực lượng vũ trang Myanmar và lên đến hàm tướng. Đến tháng 4 năm 1991, ông là phó tổng chỉ huy của lực lượng vũ trang kiêm phó chủ tịch Hội đồng Khôi phục Trật tự và Luật pháp Liên bang. Vào thời điểm đó, Than Shwe đã chính thức ra lệnh chuyển quyền lực cho nhóm đối lập của Liên minh Dân chủ Quốc gia, liên minh trước đó đã giành thắng lợi vang dội trong cuộc tổng tuyển cử năm 1990 (cuộc bầu cử đa đảng đầu tiên của Myanmar trong 30 năm trở lại đây). Tháng 5 năm 1991, khoảng 35 nhà chính trị đối lập đã bị bỏ tù vì bị buộc tội phản quốc và âm mưu thiết lập một chính phủ thay thế.

Tháng 4 năm 1992, Than Shwe đã trở thành chủ tịch của Hội đồng Khôi phục Trật tự và Luật pháp Liên bang khi tướng Saw Maung đang bị bệnh từ chức. Tháng 3 năm 1992 đã lên chức bộ trưởng quốc phòng, tiếp sau đó cũng đã được lên chức thủ tướng. Trong một nỗ lực có vẻ như nâng cao uy tín quốc tế của Myanmar về các vấn đề nhân quyền, Than Shwe đã thông báo ngay sau khi nhậm chức rằng Hội đồng Khôi phục Trật tự và Luật pháp Liên bang sẽ bắt đầu thả một số tù nhân chính trị và tổ chức một hội nghị để soạn thảo một bản hiến pháp mới. Đến tháng 7 năm 1995, khoảng 2000 chính trị phạm đã được thả, trong đó bao gồm nhà lãnh đạo đối lập đoạt Giải Nobel Hòa bình Aung San Suu Kyi. Hàng trăm người khác vẫn còn trong tù và các nhà lãnh đạo Liên minh Dân chủ Quốc gia đã tẩy chay hội nghị Hội đồng Khôi phục Trật tự và Luật pháp Liên bang để soạn thảo một bản hiến pháp mới vì chế độ chính trị đã đưa ra các điều khoản đảm bảo cho chế độ này vị trí lãnh đạo trong chính phủ.

Chú thích

  1. ^ “Than Shwe”. Alternative Asean Network on Burma. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 7 năm 2008. Truy cập ngày 2 tháng 7 năm 2008.
  2. ^ “Vien Khoa Hoc Phap Ly Va Kinh doanh Quoc Te”. Truy cập 12 tháng 3 năm 2015.