Thức ăn siêu ngon

Một phần burger
Hamburger tại đường Bar Kallio

Thức ăn siêu ngon (Hyperpalatable food/HPF) là các thức ăn có thành phần kết hợp hàm lượng cao của chất béo, đường, natri và/hoặc carbohydrate để kích hoạt hệ thống phần thưởngnão bộ, khuyến khích thực khách ăn quá mức[1]. Thức ăn có hương vị hấp dẫn có thể kích thích giải phóng các hormone chuyển hóa, căng thẳngthèm ăn, đóng vai trò trong cảm giác thèm ăn và có thể ảnh hưởng đến khả năng điều chỉnh cảm giác thèm ăn và cảm giác no của cơ thể[2][3]. Đây là những thực phẩm giàu các thành phần đường, chất béo, muối mang lại cảm ngon miệng sẽ kích hoạt các chất dẫn truyền thần kinh gây hưng phấn cho não bộ dẫn đến nhanh chóng cảm thấy cần phải ăn trở lại ngay cả khi không đói. Khái niệm về độ ngon miệng tăng cao là nền tảng của thực phẩm siêu chế biến, thường được thiết kế để có các đặc tính dễ chịu về vị ngọt ngào, vị mặn mà (hương vị muối) hoặc thơm ngon béo ngậy[4]. Thực phẩm có hương vị hấp dẫn thường có nhiều calo, thừa chất béo, nhiều đường và muối, nhưng lại nghèo chất dinh dưỡng, thiếu chất xơ và nước[1].

Thông thường, khi ăn một bữa ăn, các hormone gây thèm ăn được giải phóng từ đường tiêu hóa (ví dụ như glucagon, peptidecholecystokinin) và từ các tế bào mỡ (như leptin), gây ra cảm giác no và liên lạc đến não để ngừng ăn[5]. Nếu cơ thể không nhận được thức ăn trong nhiều giờ, ghrelin sẽ được giải phóng từ dạ dày để báo hiệu cơn đói. Ăn những thực phẩm siêu ngon miệng quá thường xuyên có thể ảnh hưởng đến cách não xử lý các tín hiệu hormone này, do đó, người ta có thể cảm thấy thèm ăn liên tục mặc dù đã ăn đủ thức ăn[6]. Những thực phẩm này có thể góp phần làm tăng lượng năng lượng dư thừa, dẫn đến tình trạng nạp quá nhiều năng lượng dư thừa dẫn đến tăng cân, cũng như làm suy giảm khả năng điều hòa lượng đường trong máu và huyết áp của cơ thể[7]. Thực phẩm có mùi vị quá nồng cũng có liên quan đến tình trạng viêm nhiễm gia tăng, căng thẳng oxy hóa và rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột, có thể ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch và não[8]. Việc ăn những thực phẩm có hương vị quá mức cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng nghiện thức ăn, một tình trạng đặc trưng bằng sự mất kiểm soát việc ăn uống, bận tâm đến thức ăn và tiếp tục sử dụng bất chấp những hậu quả tiêu cực[9].

Các loại

Thực phẩm đã qua chế biến được tiêu thụ rất nhiều tại Mỹ, trung bình mỗi ngày một người Mỹ nạp 57,9% lượng calo từ đồ ăn làm sẵn chứa nhiều đường, muối, dầu mỡ và các chất phụ gia khác. Các yếu tố như giá thành rẻ, các yếu tố tiếp thị thực phẩmquảng cáo thực phẩm những món ăn này trở nên phổ biến. Một số món ăn có thể kích thích cơn thèm ăn ở người, dẫn đến các biểu hiện như mất kiểm soát, thèm ăn. Khi một người cắt giảm lượng thức ăn chế biến sẵn, họ có những hành vi giống như người nghiện cai thuốc như cáu kỉnh, mệt mỏi, buồn chán, thèm ăn. Danh sách này gồm pizza, chocolate, bimbim, khoai tây chiên, bánh quy, kem, bánh burger phô mai đều có nhiều chất phụ gia góp phần làm tăng độ ngon khó cưỡng của sản phẩm[10][11]. Có bằng chứng cho thấy người ăn quá mức cần thiết có xu hướng tiêu thụ nhiều loại thực phẩm với cấu tạo, hương vị khác nhau. Hebebrand cho rằng việc ngành công nghiệp thực phẩm liên tục tung ra sản phẩm mới, tạo ra nhiều lựa chọn hấp dẫn là một phần nguyên nhân gây nên tình trạng ăn không kiểm soát. Những người phản đối tính gây nghiện của đồ ăn chỉ ra rằng phần lớn mọi người vẫn ăn đồ đã qua chế biến mà không có biểu hiện ham mê thái quá[12]

Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, thực phẩm chế biến sẵn có chứa nhiều đường, chất béo và chất phụ gia như khoai tây chiên, kem cũng có thể gây nghiện như nicotine, ma túy và rượu. Thực phẩm chế biến sẵn có thể gây nghiện vì chúng nhanh chóng đưa đường và chất béo vào cơ thể tương tự như việc các loại thuốc tác động lên não nhanh chóng sẽ dễ gây nghiện hơn. Thực phẩm chế biến sẵn được thiết kế từ bao bì cho đến cách thức để hướng đến việc dễ sử dụng một cách thuận tiện, dễ dàng ăn nhanh chóng, khiến người tiêu dùng có xu hướng ưu tiên lựa chọn. Các chất phụ gia trong thực phẩm chế biến sẵn giống như chất tăng cường hương vị, có thể làm tăng tính chất gây nghiện cho người sử dụng, các chất phụ gia có nhiệm vụ tương tự cũng được tìm thấy trong thuốc lá. Một số chất phụ gia trong thực phẩm chế biến sẵn làm cho hương vị của loại thực phẩm này trở nên ngon hơn để thu hút người dùng. Một số chất phụ gia trong thực phẩm chế biến sẵn cũng có thể làm tăng tác dụng phụ, giống như tinh dầu bạc hà tăng cường tác dụng của nicotin trong thuốc lá. Chất làm ngọt nhân tạo có thể ảnh hưởng đến cách cơ thể hấp thụ đường[13]. Các thực phẩm được ưa thích tiếp theo sau chứng nghiện sô cô la, pizza là kem, khoai tây chiên. Phô mai, thịt nguôi, gà rán, bánh ngọtđồ uống ngọt như soda, những thực phẩm chế biến sẵn có hàm lượng đường và chất béo cao hơn hẳn so với những thực phẩm khác. Thực phẩm chế biến sẵn trở nên hấp dẫn đặc biệt bởi thêm nhiều chất béo/ hay tinh bột – đường tinh chế (như bột mỳ, đường)[14].

Xem thêm

Chú thích

  1. ^ a b Fazzino, Tera L.; Rohde, Kaitlyn; Sullivan, Debra K. (1 tháng 11 năm 2019). “Hyper-palatable foods: Development of a quantitative definition and application to the US Food System Database”. Obesity (bằng tiếng Anh). 27 (11): 1761–1768. doi:10.1002/oby.22639. hdl:1808/29721. ISSN 1930-7381. PMID 31689013. S2CID 207899275.
  2. ^ Bellitti, Joseph S.; Rohde, Kaitlyn; Fazzino, Tera L. (1 tháng 12 năm 2023). “Motives and food craving: Associations with frequency of hyper-palatable food intake among college students”. Eating Behaviors. 51: 101814. doi:10.1016/j.eatbeh.2023.101814. ISSN 1471-0153. PMID 37729846. S2CID 262024167.
  3. ^ Avena, Nicole M; Gold, Mark S (1 tháng 8 năm 2011). “Variety and hyperpalatability: Are they promoting addictive overeating?”. The American Journal of Clinical Nutrition (bằng tiếng Anh). 94 (2): 367–368. doi:10.3945/ajcn.111.020164. PMID 21715513.
  4. ^ Monteiro, Carlos A.; Cannon, Geoffrey; Levy, Renata B; Moubarac, Jean-Claude; Louzada, Maria L. C.; Rauber, Fernanda; Khandpur, Neha; Cediel, Gustavo; Neri, Daniela; Martinez-Steele, Euridice; Baraldi, Larissa G.; Jaime, Patricia C. (2019). “Ultra-processed foods: What they are and how to identify them”. Public Health Nutrition (bằng tiếng Anh). 22 (5): 936–941. doi:10.1017/S1368980018003762. ISSN 1368-9800. PMC 10260459. PMID 30744710.
  5. ^ Leigh, Sarah-Jane; Lee, Frances; Morris, Margaret J. (1 tháng 3 năm 2018). “Hyperpalatability and the generation of obesity: Roles of environment, stress exposure and individual difference”. Current Obesity Reports (bằng tiếng Anh). 7 (1): 6–18. doi:10.1007/s13679-018-0292-0. ISSN 2162-4968. PMID 29435959. S2CID 3708288.
  6. ^ Fazzino, Tera L.; Courville, Amber B.; Guo, Juen; Hall, Kevin D. (30 tháng 1 năm 2023). “Ad libitum meal energy intake is positively influenced by energy density, eating rate and hyper-palatable food across four dietary patterns”. Nature Food (bằng tiếng Anh). 4 (2): 144–147. doi:10.1038/s43016-022-00688-4. ISSN 2662-1355. PMID 37117850. S2CID 256452459.
  7. ^ Bjorlie, Kayla; Forbush, Kelsie T.; Chapa, Danielle A.N.; Richson, Brianne N.; Johnson, Sarah N.; Fazzino, Tera L. (1 tháng 5 năm 2022). “Hyper-palatable food consumption during binge-eating episodes: A comparison of intake during binge eating and restricting”. International Journal of Eating Disorders (bằng tiếng Anh). 55 (5): 688–696. doi:10.1002/eat.23692. hdl:1808/35150. ISSN 0276-3478. PMID 35194821. S2CID 247057080.
  8. ^ Ribeiro, Roberta; Silva, Emanuele Guimarães; Moreira, Felipe Caixeta; Gomes, Giovanni Freitas; Cussat, Gabriela Reis; Silva, Barbara Stehling Ramos; da Silva, Maria Carolina Machado; de Barros Fernandes, Heliana; de Sena Oliveira, Carolina; de Oliveira Guarnieri, Leonardo; Lopes, Victoria; Ferreira, Cláudia Natália; de Faria, Ana Maria Caetano; Maioli, Tatiani Uceli; Ribeiro, Fabíola Mara (29 tháng 9 năm 2023). “Chronic hyperpalatable diet induces impairment of hippocampal-dependent memories and alters glutamatergic and fractalkine axis signaling”. Scientific Reports (bằng tiếng Anh). 13 (1): 16358. Bibcode:2023NatSR..1316358R. doi:10.1038/s41598-023-42955-9. ISSN 2045-2322. PMC 10541447. PMID 37773430.
  9. ^ Bellitti, Joseph S.; Fazzino, Tera L. (1 tháng 1 năm 2023). “Discounting of hyper-palatable food and money: Associations with food addiction symptoms”. Nutrients (bằng tiếng Anh). 15 (18): 4008. doi:10.3390/nu15184008. ISSN 2072-6643. PMC 10536694. PMID 37764791.
  10. ^ Top thực phẩm dễ gây 'nghiện' - Báo Sức khỏe & Đời sống
  11. ^ 9 thực phẩm dễ gây nghiện nhất - Báo Tiền phong
  12. ^ Đồ ăn chế biến sẵn có gây nghiện?
  13. ^ Thực phẩm chế biến sẵn cũng có thể gây nghiện - Báo Lao Động
  14. ^ 3 thực phẩm gây nghiện hàng đầu thế giới - Báo Dân Trí