Chủ tịch Chính phủ Cộng hòa Slovenia |
---|
|
|
|
Chính phủ Slovenia Văn phòng Thủ tướng |
Kính ngữ | Ngài Thủ tướng hoặc Chủ tịch Chính phủ Slovene: Gospod predsednik vlade (thông dụng) Ngài Chủ tich Slovene: Gospod predsednik (thông dụng) His Excellency Slovene: Njegova ekscelenca (thông lệ quốc tế) |
---|
Loại | Lãnh đạo Chính phủ |
---|
Thành viên của | Chính phủ Slovenia Hội đồng châu Âu Hội đồng An ninh Quốc gia Also: Hội đồng Bắc Đại Tây Dương (NATO) |
---|
Báo cáo tới | Quốc hội |
---|
Dinh thự | Không |
---|
Trụ sở | Gregorčičeva 25 1000 Ljubljana Slovenia also: Predsedniška palača |
---|
Đề cử bởi | Tổng thống Cộng hòa |
---|
Bổ nhiệm bởi | Quốc hội (với đa số tuyệt đối) |
---|
Nhiệm kỳ | Không giới hạn nhiệm kỳ theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Sau cuộc bầu cử, Thủ tướng từ chức hoặc bị miễn nhiệm sẽ tiếp tục lãnh đạo một chính phủ kỹ trị cho đến khi thành lập chính phủ mới. |
---|
Tuân theo | Hiến pháp Slovenia |
---|
Tiền thân | Chủ tịch Hội đồng Hành pháp Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Slovenia |
---|
Thành lập | 16 tháng 5 năm 1990 (trên thực tế) 23 December 1991 (trên lý thuyết) |
---|
Người đầu tiên giữ chức | Lojze Peterle (Chủ tịch Hội đồng Hành pháp) (cho đến 23 tháng 12 năm 2019), Chủ tịch Chính phủ (23 tháng 12 năm 2019 - nay) |
---|
Cấp phó | Phó Thủ tướng (Không có văn phòng chính thức, có thể do một hoặc nhiều người nắm giữ) |
---|
Lương bổng | € 76,586 mỗi năm[1] |
---|
Website | www.vlada.si/predsednik_vlade/ |
---|
Thủ tướng Slovenia, chính thức được gọi là Chủ tịch Chính phủ Cộng hòa Slovenia (tiếng Slovene: Predsednik Vlade Republike Slovenije), là người đứng đầu chính phủ Cộng hòa Slovenia. Đã có chín người giữ chức vụ này kể từ khi đất nước áp dụng mô hình dân chủ nghị viện vào năm 1989 và độc lập vào năm 1991.
Thủ tướng được Tổng thống Cộng hòa đề cử sau khi tham khảo ý kiến của các chính đảng có đại diện trong Quốc hội. Sau đó, các thành viên Quốc hội sẽ bắt đầu cuộc bỏ phiếu bầu chọn Thủ tướng.
Nếu không có ứng cử viên nào nhận được đa số ủng hộ, cuộc bỏ phiếu vòng hai phải được tổ chức trong vòng 14 ngày. Nếu cũng không có ứng cử viên nào nhận được đa số ủng hộ trong vòng này, Tổng thống phải giải tán cơ quan lập pháp và triệu tập các cuộc bầu cử quốc hội mới.
Nếu Quốc hội đồng ý tổ chức vòng thứ ba, mà vẫn không bầu được Thủ tướng mới thì Quốc hội sẽ tự động giải tán và bắt đầu các cuộc bầu cử mới.
Các cựu Thủ tướng còn sống
Có 6 cựu thủ tướng còn sống. Thủ tướng đương nhiệm Janez Janša cũng đã giữ chức vụ này từ năm 2004-2008 đến 2012-2013. Chỉ có hai thủ tướng khác, Janez Drnovšek và Andrej Bajuk. Drnovšek qua đời năm 2008 và Bajuk năm 2011.
Xem thêm
Tham khảo