Thủ tướng Latvia (tiếng Latvia: Ministru prezidents) là thành viên cao cấp nhất chính phủ Latvia và cũng là người đứng đầu nội các Latvia. Vị trí thủ tướng này được đề cử bởi tổng thống, tuy nhiên người được đề cử phải nhận được sự tán thành từ đa số các thành viên quốc hội Latvia (Saeima).
Dưới đây là danh sách các thủ tướng Latvia hoặc các chức vụ tuơng đuơng trong khoảng thời gian từ năm 1918 tới nay.
Theo tiếng Latvia, tên chức vụ này được dịch ra là Bộ trưởng-Thủ hiến. Tuy có một vài chức vụ tuơng đượng như vậy khi phiên dịch từ một số ngôn ngữ châu Âu, tuy nhiên báo chí ở Việt Nam vẫn sử dụng tên gọi Thủ tướng khi gọi tên về người đứng đầu chính phủ tại đây.
Danh sách
Chú thích:
Các đảng tham gia nội các sau khi nhiệm kỳ bắt đầu sẽ được in nghiêng.
Các đảng rời nội các trước khi kết thúc nhiệm kỳ sẽ được gạch chân và in nghiêng.
Các đảng rời nội các trước khi kết thúc nhiệm kỳ nhưng các bộ trưởng vẫn ở lại tại nhiệm tại nội các sẽ được gach chân.
Các đảng rời nội các trước khi kết thúc nhiệm kỳ và các bộ trưởng của đảng đó rời nội các trong khoảng thời gian từ sau khi đảng đó rời khỏi nội các (hoặc ra khỏi đảng) cho đến trước khi người đứng đầu nội các kết thúc nhiệm kỳ được gạch ngang và in nghiêng.
Ngược lại, khi các bộ trưởng của đảng đó rời đi (hoặc ra khỏi đảng) hết mà đảng vẫn quyết định ở lại mà không giữ chức vụ bộ trưởng nào thì đảng đó sẽ được gạch chân và gạch ngang.
Các đảng gia nhập nội các sau khi nội các được thành lập; sau đó toàn bộ bộ trưởng tham gia nội các từ chức nhưng không rời nội các; sau đó nữa thì đảng này tái bổ nhiệm các bộ trưởng mới trở lại nội các thì đảng đó sẽ được gạch chân, gạch ngang và in nghiêng.
Các đảng gia nhập nội các sau khi nội các được thành lập và sau đó rời khỏi nội các trước khi nội các giải thể được gạch chân, gạch ngang và in đậm.
^Từ ngày 24 tháng 12 năm 1917 (6 tháng 1 năm 1918 theo lịch mới) đến ngày 20 tháng 2 năm 1918, Cộng hòa Iskolata được thành lập tại Vidzeme và quản lý bỏi Ủy ban chấp hành Công nhân, Nông dân và Dân cày không ruộng Xô viết Latvia (với Chủ tịch Ủy ban Chấp hành là Fricis Roziņš). Đến ngày 20 tháng 8, người Đức hoàn tất việc chiếm đóng toàn bộ lãnh thổ Latvia và cả xứ Vidzeme. Chính phủ lưu vong Iskolat được sơ tán đến Moskva và tồn tại đến ngày 4 tháng 4 năm 1918 thì bị giải thể.
^Vào ngày 16 tháng 4 năm 1919, tại thành phố cảng Liepaja, một số phe nhóm người Đức-Baltic lật đổ chính phủ của Ulmanis. 10 ngày sau đó, mục sư Luther là Andrievs Niedra đến Liepaja và nhận được tin mình được những người Đức Baltic bầu làm người đứng đầu chính phủ mới tại đây. Chính phủ này tồn tại đến 27 tháng 6 năm 1919 thì bị giải thể, sau khi thua trận trước người Liên Xô và sau là Latvia.
^Trong thời gian mà Hồng quân Công Nông Nga-Xô chiếm đóng Latvia vào, một chính phủ thân Nga Xô-viết được người Nga được thành lập là Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Latvia vào ngày 4 tháng 12 năm 1918, túc khi chính phủ tạm quyền Công Nông Latvia được thành lập. Người Nga Xô-viết ra đạo luật công nhận chính phủ tạm quyền của Xô viết Latvia cũng như thành lập quân đội Latvia theo Xô viết. Sau đó, Hồng quân Nga-Xô tiến vào các vùng lãnh thổ khác của Latvia và làm chủ phần lớn Latvia vào tháng 2 năm 1920. Tuy nhiên, vào ngày 26 tháng 5, chính phủ Xô viết Latvia buộc phải rời khỏi Latvia. Đến tháng 1 năm 1920, người Latvia được sự trợ giúp của người Ba Lan tái chiếm toàn bộ Latvia và vào ngày 3 tháng 1 năm 1920, chính phủ Xô viết Latvia giải thể.
^ abcdeNgày 15 tháng 5 năm 1934, Ulmanis tiến hành đảo chính và đình chỉ hoạt động của Seimas và các đảng phái chính trị, bao gồm cả đảng Liên minh Nông dân Latvia (LZP) mà ông đang là lãnh tụ.