Thủ tướng Ethiopia

Thủ tướng Ethiopia (tiếng Amhara: የኢትዮጵያ ጠቅላይ ሚኒስትር - Ye-Ītyōṗṗyā t’ek’ilay mīnīsitir)người đứng đầu chính phủ và là lãnh đạo hành pháp của Ethiopia. Ethiopia là một nước cộng hòa

Thủ tướng Ethiopia
Danh sách
  • Amharic:የኢትዮጵያ ጠቅላይ ሚኒስትር
    Ye-Ītyōṗṗyā t’ek’ilay mīnīsitir
    Oromo:Muummeen Ministiraa Itiyoophiyaa
    Somali:Raysal Wasaaraha Itoobiya
    Tigrinya:ቀዳማይ ሚኒስተር ኢትዮጵያ
    k’edamay minister Ítiyop'iya
    Afar:Itiyoppiya Naharsi Malak
Quốc huy
Quốc kỳ
Đương nhiệm
Abiy Ahmed

từ 2 tháng 4, 2018
Kính ngữHonourable Prime Minister
(Within Ethiopia)
Prime Minister
(thông thường)
His Excellency
(ngoại giao)
LoạiLãnh đạo chính phủ
Cương vịChủ tịch Hội đồng Bộ trưởng
Chủ tịch Hội đồng An ninh Quốc gia
Chủ tịch Hội đồng Kinh tế Quốc gia
Viết tắtPM
Thành viên củaNghị viện Liên bang
Báo cáo tớiHạ viện
Dinh thựMenelik Palace
Bổ nhiệm bởiTổng thống Ethiopia
Nhiệm kỳNhiệm kỳ 5 năm hoặc sớm hơn nếu bị Nghị viện Liên bang bãi miễn
Không giới hạn số nhiệm kỳ
Tiền thânBộ trưởng Chủ tịch Ethiopia
Người đầu tiên nhậm chứcHabte Giyorgis Dinagde
(Bộ trưởng Chủ tịch)
Makonnen Endelkachew
(Thủ tướng)
Thành lập1909 (Bộ trưởng Chủ tịch)
1943 (Thủ tướng)
Cấp phóPhó Thủ tướng Ethiopia
Lương bổng73,60 USD hàng năm[1]
WebsitePrime Minister Office - Ethiopia

nghị viện với Thủ tướng là người đứng đầu chính phủ và Tổng tư lệnh Các lực lượng vũ trang Ethiopia. Thủ tướng là nhân vật chính trị quyền lực nhất trong nền chính trị Ethiopia. Nơi ở chính thức của thủ tướng là Cung điện Menelik ở Addis Ababa. Thủ tướng được bầu từ các thành viên của Hạ viện và trình bày cương lĩnh của chính phủ. Thủ tướng phải được Hạ viện tín nhiệm để giữ chức vụ.

Thủ tướng đương nhiệm là Abiy Ahmed[2], tại nhiệm từ ngày 2 tháng 4 năm 2018. Ông cũng là Thủ tướng thứ ba của Cộng hòa Dân chủ Liên bang Ethiopia.

Đề cử và bổ nhiệm Thủ tướng

Sau mỗi cuộc tổng tuyển cử, Ủy ban Bầu cử Quốc gia sẽ thông báo kết quả chính thức. Dựa trên kết quả được công bố, Tổng thống Ethiopia sẽ đề cử lãnh đạo của đảng dành đa số ghế trong Hạ viện trở thành Thủ tướng được chỉ định để thành lập Chính phủ Liên bang. Nếu không đảng nào dành đa số ghế, Tổng thống sẽ mời lãnh đạo của liên đảng dành đa số để thành lập một Chính phủ liên minh.

Thủ tướng được chỉ định cần giành được sự tín nhiệm của 2/3 số Nghị sĩ trong Hạ viện để được chính thức bổ nhiệm làm Thủ tướng. Sau khi được bổ nhiệm, Thủ tướng sẽ trình diện trước Hạ viện và tuyên thệ trung thành với Hiến pháp, với nhân dân Ethiopia.

Phó Thủ tướng

Điều 76 của Hiến pháp Ethiopia[3] quy định rằng:

"Hội đồng Bộ trưởng bao gồm Thủ tướng, Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng và các thành viên khác có thể được luật định."

Điều 75 của Hiến pháp quy định Phó Thủ tướng chịu trách nhiệm trước Thủ tướng. Phó Thủ tướng thực hiện các nhiệm vụ do Thủ tướng giao phó, đồng thời thay mặt Thủ tướng Chính phủ khi ông vắng mặt.

Xem thêm

Tham khảo

  1. ^ Today, Latest Africa News, Headlines & Top Stories (ngày 5 tháng 11 năm 2018). “African Leaders With The Lowest Salaries”. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 3 năm 2019.
  2. ^ “Tân Thủ tướng Ethiopia tuyên thệ nhậm chức”. Báo Quân đội nhân dân. 02 tháng 4 năm 2018. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
  3. ^ “Constitution of Ethiopia 1994” (PDF).