Thủ tướng Afghanistan

Thủ tướng Tiểu vương quốc Hồi giáo Afghanistan
Đương nhiệm
Mullah Mohammad Hasan Akhund

từ ngày 7 tháng 9 năm 2021
Dinh thựKabul, Afghanistan
Bổ nhiệm bởiLãnh tụ tối cao
Người đầu tiên nhậm chứcShir Ahmad
Thành lậpngày 25 tháng 10 năm 1927

Thủ tướng Afghanistan (tiếng Pashtun: د افغانستان لومړی وزیر; tiếng Dari: رئیس‌الوزرای افغانستان) là chức vụ lãnh đạo chính phủ của Afghanistan. Chức danh Thủ tướng được tạo ra vào năm 1927 do đích thân nhà vua bổ nhiệm chủ yếu đóng vai trò cố vấn cho đến khi chế độ quân chủ kết thúc vào năm 1973. Trong thời kỳ Cộng sản Thủ tướng là người đứng đầu chính phủ. Từ sau khi liên quân do Hoa Kỳ dẫn đầu lật đổ Taliban vào năm 2001, chức vụ Thủ tướng tồn tại trong thời gian 3 năm và bị bãi bỏ sau khi Hiến pháp Afghanistan được thông qua năm 2004.

Sau khi tiến quân vào thủ đô Kabul khiến chính phủ Cộng hòa Hồi giáo Afghanistan do Tổng thống Ashraf Ghani lãnh đạo sụp đổ ngày 15 tháng 8 năm 2021, Lãnh tụ Taliban Hibatullah Akhundzada đã bổ nhiệm Hasan Akhund làm quyền Thủ tướng Afghanistan vào ngày 7 tháng 9 cùng năm, cùng với Abdul Ghani Baradar làm quyền Phó Thủ tướng.

Lịch sử

Thời kỳ Vương quốc

Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng không do Thủ tướng đứng đầu mà do nhà vua đứng đầu. Chỉ trong thời gian ông vắng mặt là Thủ tướng quyền Chủ tịch Hội đồng. Cho đến năm 1963, nhà vua luôn luôn chỉ định một trong những người thân của mình làm Thủ tướng Chính phủ. Đức Vua cũng có quyền bác bỏ hoặc chuyển giao chức vụ Thủ tướng. Điều này đã được thay đổi, nói rằng người đứng đầu Chính phủ Afghanistan là Thủ tướng Chính phủ và nội các bao gồm các vị Bộ trưởng của nó. Đây là lần đầu tiên nhà vua đã không đóng một vai trò quan trọng nào trong Chính phủ và trao nó lại cho một cơ quan dân cử. Tuy nhiên có ý kiến nói rằng họ không thể tham gia vào bất kỳ ngành nghề nào khác trong nhiệm kỳ chức vụ của họ. Hiến pháp năm 1963 còn cho Thủ tướng được quyền triệu tập Cử Tri Đoàn trong trường hợp nhà vua băng hà. Thủ tướng chỉ trả lời cho Wolesi Jirga về chính sách chung của Chính phủ và từng chức trách cá nhân theo quy định.

Thời kỳ Cộng hòa Dân chủ

Vào tháng 4 năm 1978, Mohammed Daoud Khan đã bị giết trong một cuộc đảo chính cộng sản đã bắt đầu cuộc Cách mạng Saur. Chính quyền cộng sản cho phục hồi chức vụ Thủ tướng vào năm đó và nó vẫn tồn tại trong suốt thời kỳ cộng sản và các chính phủ hậu cộng sản. Tổng thống phụ trách việc bổ nhiệm Thủ tướng Chính phủ và họ lần lượt bổ nhiệm Hội đồng Bộ trưởng. Mục đích đã nêu của Hội đồng là xây dựng và thi hành chính sách trong và ngoài nước, xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế và ngân sách nhà nước và đảm bảo trật tự công cộng.

Theo Hiến pháp năm 1987, Tổng thống đã yêu cầu chỉ định Thủ tướng để thành lập Chính phủ. Thủ tướng có quyền giải tán chính phủ. Một số Tổng thống Afghanistan trong thời kỳ Cộng hòa Dân chủ Afghanistan còn được bổ nhiệm làm Thủ tướng. Với sự kiện Liên Xô xâm lăng Afghanistan, chức danh Thủ tướng đã không còn chịu trách nhiệm trong chính phủ. Tổng Bí thư Đảng Dân chủ Nhân dân Afghanistan hoặc Giám đốc KHAD lại có quyền lực lớn hơn. Ngoài ra, Hiến pháp năm 1990 được thiết lập cho rằng chỉ công dân sinh ra ở Afghanistan mới có đủ điều kiện nắm giữ chức vụ, vốn dĩ không được quy định trong các văn kiện trước đây.

Thời kỳ Cộng hòa Hồi giáo

Sau sự sụp đổ của Tổng thống Mohammad Najibullah, một nhà nước chuyển tiếp được tạo ra. Vì vậy chức vụ Thủ tướng một lần nữa lại đóng vai trò quan trọng trong lịch sử dân tộc. Do sự xích mích liên tục giữa Tổng thống và Thủ tướng trong thời kỳ này. Nhà nước đã sụp đổ và chẳng còn một chính phủ trung ương đủ mạnh từ năm 1992 đến năm 1996. Do đó chức vụ này chỉ còn mang tính nghi lễ với rất ít quyền lực trong những gì còn lại của Chính phủ. Chức danh Thủ tướng đã bị bãi bỏ khi Taliban chiếm được Kabul vào năm 1996 và lập nên Tiểu vương quốc Hồi giáo Afghanistan. Cấp Phó lãnh đạo của Taliban thường được gọi là Thủ tướng Chính phủ trong suốt thời kỳ cai trị của họ. Sau cái chết của Rabbani vào năm 2001, Taliban đã quyết định không khôi phục lại chức vụ này nữa.

Cho đến tháng 8 năm 1997, chính phủ vừa bị Taliban lật đổ vẫn còn trong cuộc nổi loạn cho đến khi chế độ Taliban chấm dứt vào năm 2001, đã có một Thủ tướng trong chính phủ nhưng chức vụ này mau chóng bị bãi bỏ. Tổng thống hiện tại của Afghanistan là Hamid Karzai, đôi khi được các phương tiện truyền thông quốc tế gọi là Thủ tướng trong những năm nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên của ông.

Thời kỳ Tiểu vương quốc Hồi giáo (2021 - nay)

Ngày 7 tháng 9 năm 2021, Taliban đã cho khôi phục chức vụ thủ tướng bằng việc bổ nhiệm Hasan Akhund làm quyền Thủ tướng.

Danh sách các Thủ tướng Afghanistan

# Tên Sinh-Mất Từ Đến Chính đảng
Vương quốc Afghanistan
1 Sardar Shir Ahmad c. 1885–? 25 tháng 10 năm 1927 Tháng Giêng 1929 Độc lập
Tiểu vương quốc Afghanistan
2 Shir Giyan ?–1929 Tháng Giêng 1929 1 tháng 11 năm 1929 Độc lập
Vương quốc Afghanistan
3 Mohammad Hashim Khan 1885–1953 1 tháng 11 năm 1929 Tháng 5, 1946 Độc lập
4 Shah Mahmud Khan 1890–1959 Tháng 5, 1946 7 tháng 9 năm 1953 Độc lập
5 Mohammed Daoud Khan 1909–1978 7 tháng 9 năm 1953 10 tháng 3 năm 1963 Độc lập
6 Mohammad Yusuf 1917–1998 10 tháng 3 năm 1963 2 tháng 11 năm 1965 Độc lập
7 Mohammad Hashim Maiwandwal 1919–1973 2 tháng 11 năm 1965 11 tháng 10 năm 1967 Độc lập
(đến 1966)
Đảng Dân chủ Cấp tiến
8 Abdullah Yaqta1 1914–2003 11 tháng 10 năm 1967 1 tháng 11 năm 1967 Độc lập
9 Mohammad Nur Ahmad Etemadi 1921–1979 1 tháng 11 năm 1967 9 tháng 6 năm 1971 Độc lập
10 Abdul Zahir 1910–1983 9 tháng 6 năm 1971 12 tháng 11 năm 1972 Độc lập
11 Mohammad Musa Shafiq 1932–1979 12 tháng 11 năm 1972 17 tháng 7 năm 1973 Độc lập
Cộng hòa Afghanistan
Chức vụ bị bãi bỏ (17 tháng 7 năm 1973-27 tháng 4 năm 1978)
Cộng hòa Dân chủ Afghanistan
12 Nur Muhammad Taraki 1917–1979 1 tháng 5 năm 1978 27 tháng 3 năm 1979 Đảng Dân chủ Nhân dân
(phe Khalq)
13 Hafizullah Amin 1929–1979 27 tháng 3 năm 1979 27 tháng 12 năm 1979 Đảng Dân chủ Nhân dân
(phe Khalq)
14 Babrak Karmal 1929–1996 27 tháng 12 năm 1979 11 tháng 6 năm 1981 Đảng Dân chủ Nhân dân
(phe Parcham)
15 Sultan Ali Keshtmand 1935– 11 tháng 6 năm 1981 30 tháng 11 năm 1987 Đảng Dân chủ Nhân dân
(phe Parcham)
Cộng hòa Afghanistan
Sultan Ali Keshtmand Tập tin:Afghanistan arms 1987-1992.svg 1935– 30 tháng 11 năm 1987 26 tháng 5 năm 1988 Đảng Dân chủ Nhân dân
(phe Parcham)
16 Mohammad Hasan Sharq Tập tin:Afghanistan arms 1987-1992.svg 1925– 26 tháng 5 năm 1988 21 tháng 2 năm 1989 Độc lập
17 Sultan Ali Keshtmand Tập tin:Afghanistan arms 1987-1992.svg 1935– 21 tháng 2 năm 1989 8 tháng 5 năm 1990 Đảng Dân chủ Nhân dân
(phe Parcham)
18 Fazal Haq Khaliqyar Tập tin:Afghanistan arms 1987-1992.svg 1934–2004 8 tháng 5 năm 1990 15 tháng 4 năm 1992 Đảng Dân chủ Nhân dân
(phe Parcham)
(đến 1990)
Đảng Dân chủ Watan
Nhà nước Hồi giáo Afghanistan
19 Abdul Sabur Farid Kohistani 1952–2007 6 tháng 7 năm 1992 15 tháng 8 năm 1992 Hezb-e-Islami Gulbuddin
20 Gulbuddin Hekmatyar 1947– 17 tháng 6 năm 1993 28 tháng 6 năm 1994 Hezb-e-Islami Gulbuddin
21 Arsala Rahmani Daulat2 1937–2012 28 tháng 6 năm 1994 1995 Tổ chức Hồi giáo Dawah
22 Ahmad Shah Ahmadzai3 1944–2021 1995 26 tháng 6 năm 1996 Tổ chức Hồi giáo Dawah
23 Gulbuddin Hekmatyar 1947– 26 tháng 6 năm 1996 27 tháng 9 năm 1996 Hezb-e-Islami Gulbuddin
Tiểu vương quốc Hồi giáo Afghanistan
24 Mullah Mohammad Rabbani 1956–2001 27 tháng 9 năm 1996 21 tháng 4 năm 2001 Taliban
25 Mawlawi Abdul Kabir4 1958/1963– 21 tháng 4 năm 2001 13 tháng 11 năm 2001 Taliban
Liên minh phương Bắc Afghanistan
I Gulbuddin Hekmatyar 1947– 27 tháng 9 năm 1996 11 tháng 8 năm 1997 Hezb-e-Islami Gulbuddin
(Liên minh phương Bắc)
II Abdul Rahim Ghafoorzai 1947–1997 11 tháng 8 năm 1997 21 tháng 8 năm 1997 Liên minh phương Bắc
III Abdul Ghafoor Ravan Farhâdi 1929– 21 tháng 8 năm 1997[cần dẫn nguồn] 13 tháng 11 năm 2001 Liên minh phương Bắc
Nhà nước Hồi giáo Chuyển tiếp Afghanistan
26 Abdul Ghafoor Ravan Farhâdi 1929– 13 tháng 11 năm 2001 22 tháng 12 năm 2001 Liên minh phương Bắc
Chức vụ bị bãi bỏ (22 tháng 12 năm 2001 - 7 tháng 12 năm 2004)
Cộng hòa Hồi giáo Afghanistan
Chức vụ bị bãi bỏ (7 tháng 12 năm 2004 - 7 tháng 9 năm 2021)
Tiểu vương quốc Hồi giáo Afghanistan
27 Hasan Akhund 7 tháng 9 năm 2021 đương nhiệm Taliban

Chú thích

  1. Abdullah Yaqta là thủ tướng có khả năng thay quyền.
  2. Arsala Rahmani là thủ tướng có khả năng thay quyền.
  3. Ahmad Shah Ahmadzai là thủ tướng có khả năng thay quyền.
  4. Mawlawi Abdul Kabir là thủ tướng có khả năng thay quyền.

Xem thêm

Liên kết ngoài