Thổ dân tại Brasil
Thổ dân tại Brasil (tiếng Bồ Đào Nha: povos indígenas no Brasil), hay Người Brasil gốc (tiếng Bồ Đào Nha: nativos brasileiros), gồm một nhóm nhiều dân tộc thiểu số sống tại vùng ngày nay là Brasil từ trước khi các đợt thám hiểm của Châu Âu diễn ra vào khoảng năm 1500. Khác với Christopher Columbus, người nghĩ mình đã tới Đông Ấn, những người Bồ Đào Nha, nổi tiếng nhất là Vasco da Gama, đã tới Ấn Độ trước bằng đường biển Ấn Độ Dương khi họ đến Brasil. Dù vậy, từ índios ("Người Ấn Độ") được dùng lúc đó để chỉ những người thuộc Tân Thế giới và tiếp tục được sử dụng ngày nay trong tiếng Bồ Đào Nha, trong khi những người Ấn Độ thực sự được gọi là indianos nhằm phân biệt hai người. Tại thời điểm tiếp xúc với người châu Âu, những người bản địa tại Brasil phần lớn theo truyền thống bán du mục trong những bộ lạc kiếm găn trên săn bắt, đánh cá, hái lượm và nông nghiệp. Tính đến năm 2008, dân số bản địa có khoảng 1,6 triệu người hay 0,83% dân số cả nước. Một phần lớn dân số thổ dân bị suy giảm bởi những dịch bệnh mà người châu Âu mang tới, từ đỉnh điểm của hằng triệu người của thời Colombo cho đến khoảng 300,000 vào năm 1997, ảnh hưởng khoảng 200 bộ lạc. Dù vậy, con số chính xác có thể lớn hơn nhiều nếu tính tới cả những người thổ dân sống tại tất cả những thành phố Brasil ngày này. Một cuộc khảo sát ngôn ngữ học cách đây khá lâu[2] cho thấy có 274 ngôn ngữ thổ dân của 304 nhóm dân tộc bản địa khác nhau. Vào ngáy 18 tháng 1 năm 2007, FUNAI báo cáo rằng có tổng cộng 67 bộ lạ chưa tiếp xúc với thế giới bên ngoài tại Brasil, tăng lên từ con số 40 bộ lạc của năm 2005. Với con số này Brasil đã vượt qua New Guinea, trở thành nước có số bộ lạc chưa tiếp xúc với thế giới bên ngoài nhiều nhất. Những người thổ dân tại Brasil đã có những đóng góp đáng kể và có thể nhận thấy ở khắp nơi với những kiến thức y tế mà ngày nay được dùng bởi các hãng dược hay trong việc phát triển văn hóa, nông nghiệp, ví dụ như việc trồng thuốc lá, cassava và một số loại cây khác. Trong khảo sát IBGE gần đây nhất (2010), 817,000 người Brazil tự nhận mình là thổ dân. Nguồn gốcNhững câu hỏi về việc định cư của người châu Mỹ đã làm nảy sinh một số giả thuyết. Nguồn gốc của thổ dân ngày nay vẫn còn là một chủ đề gây tranh cãi giữa các nhà khảo cổ học. Quan điểm truyền thống là con người vào kỷ băng hà gần đây nhất đã di cư từ Siberia sang châu Mỹ, hiện đang bị thách thức bởi những nhà khảo cổ học Nam Mỹ. Những giả thuyết nhằm giải thích cho những chứng cứ về việc tiếp xúc giữa những người châu Mỹ và châu Á, châu Phi hay châu Âu là chủ đề bị tranh cãi gay gắt. Những thí nghiệm như thí nghiệm Kon-Tiki và chuyến du hành Kantula cho thấy con người có thể đi về hướng tây theo dòng Humboldt từ Nam Mỹ đến Polynesia. Giả thuyết Kỷ Băng hà SiberiaCác bằng chứng về gen và nhân chủng học cho thấy phần lớn những người thổ dân châu Mỹ có nguồn gốc từ những người di cư từ Bắc Á (Siberia), những người đã đến châu Mỹ theo eo biển Bering hoặc dọc theo đường bờ biển phía Tây Bắc Mỹ theo ít nhất ba dòng hải lưu. Cụ thể tại Brasil, phần lớn những bộ lạc thổ dân sống vào khoảng năm 1500 được xem như hậu duệ của dòng người di cư từ Siberia theo đường nối Beringia vào cuối kỉ băng hà gần đây nhất vào khoảng 13,000 đến 17,000 năm trước đây. Dòng người di cư đầu tiên có thể đã phải mất một thời gian mới tới được vùng ngày nay là Brasil, có lẽ đi theo lưu vực sông Amazon từ phía tây bắc. (Dòng người di cư thứ hai và thứ ba từ Siberia, được xem như là tiền bối của người Athabaskan, Aleut, Inuit, và Yupik, rõ ràng không đi xa quá phía nam nước Mỹ và Canada).[cần dẫn nguồn] Phân tích DNA của thổ dân châu Mỹ cho thấy phần lớn dân số Nam Mỹ có những đặc điểm giống nhau và Y-chromosome. Tính đa dạng và phân bố của micro-satellite cụ thể cho Nam Mỹ cho thấy một phần dân số thổ dân châu Mỹ đã bị cô lập hóa từ lúc châu lục bị thuộc đía hóa.[3] Giả thuyết Thổ dân châu ÚcQuan điểm truyền thống kể trên gần đây bị thách thức bởi việc khám phá ra những di chỉ xương người tại Nam Mỹ được cho rằng đã tồn tại từ lâu trước khi chuyện này xảy ra, thậm chí đến 20,000 năm. Một vài khám phá (nổi bật là bộ xương của Luzian tại Lagoa Santa, Minas Gerais, Brazil, phân tích bởi đại học São Paulo, giáo sư Walter Neves) được cho là có những đặc điểm khác biệt với phenotype của người châu Á và gần giống hơn với người Australian Aborigine. Những người này sau đó có` thể đã bị thay thế hoặc đồng hóa với dòng người di cư từ Siberia. Những người Fuegian tại Tierra del Fuego, phía cực nam của lục địa Nam Mỹ, có thể là những người sống sót của cùng của thế hệ Aboriginal. Những người đầu tiên này có lẽ đã vượt đại dương bằng bè hoặc thuyền, hoặc di chuyển lên phía bắc dọc theo bãi biển của châu Á và đi đến châu Mỹ qua eo biển Bering, từ lâu trước những người Siberia. Giả thuyết này vẫn chưa được công nhận rộng rãi trong giới khoa học vì cách di chuyển như thế này rất là khó. Một vài giả thuyết khác là việc di cư xuống phía nam từ châu Úc, Tasmania, qua các đảo tại châu Nam Cực rồi xong đó đi dọc theo châu Nam cực và/hoặc các tảng băng để đến cực nam của Nam Mỹ, vào thởi điểm Last Glacial Maximum. Không có bằng chứng gen hoặc ngôn ngữ nào có thể hỗ trợ cho giả thuyết này, bằng dù việc người aborigine sống tại phía các vùng biển phía đông châu Á có thể đã vượt qua Beringia trước dòng người di cư Siberia đầu tiên. Các nghiên cứu di truyền họcTheo một nghiên cứu gen từ năm 2012,[4] người bản địa châu Mỹ là hậu duệ của ít nhất ba nguồn di cư từ Đông Á. Phần lớn các nguồn này có nguyền gốc từ một nguồn cổ xư duy nhất, tên là 'Người châu Mỹ đầu tiên'. Tuy nhiên, những người nói ngôn ngữ Inuit từ vùng Bắc Cực phần lớn có nguồn gốc từ dòng người di cư thứ hai từ Đông Á, và những người nói ngôn ngữ Na-Dené, mặt khác, lại có 1/10 nguồn gốc từ dòng di cư thứ ba. Dòng người di cư đầu tiên là những người di chuyển xuống Nam Mỹ theo đường biển. Một ngoại lệ cho việc này là những người nói tiếng Chibcha, họ có nguồn gốc từ cả Bắc lẫn Nam Mỹ.[4] Một nghiên cứu khác, tập trung vào mtDNA (là DNA chỉ được di truyền theo dòng mẹ),[5] cho thấy thổ dân châu Mỹ có nguồn gốc họ ngoại từ một vài dòng họ tại Đông Á, là những người đã đến châu Mỹ theo eo biển Bering. Theo nghiên cứu này thì có lẽ tổ tiên thổ dân châu Mỹ đã ở lại vùng eo biển Bering một thời gian, sau đó họ di chuyển sang Bắc Mỹ rồi đi nhanh xuống Nam Mỹ. Các nghiên cưu ngôn ngữ học cũng đồng quan điểm với những nghiên cứu gen học, với những vết ngôn ngữ cổ xưa có thể được tìm thấy trong các ngôn ngữ nói tại Siberia và trong những ngôn ngữ nói tại châu Mỹ.[5] Hai nghiên cứu gen năm 2015 xác nhận nguồn gốc Siberia của thổ dân châu Mỹ. Tuy nhiên, một đặc điểm tương đồng được phát hiện giữa những thổ dân châu Úc và ngườ Melanesia as detected among the Natives of the Amazon region. The migration coming out of Siberia would have happened 23000 years ago.[6][7] Các nhóm sắc tộc lớnĐể xem toàn bộ các sắc tộc tại Brasil, xin xem Danh sách thổ dân tại Brasil
Xem thêm
Chú thích
Liên kết ngoài
|