Thống Phù Dung
Thống Phù Dung là tên gọi cho thống trên cùng trong địa thời học của kỷ Cambri trên Trái Đất. Thống này kéo dài từ khoảng 501±2 tới 488,3±1,7 triệu năm trước (Ma). Thống Phù Dung nằm ngay trên tầng chưa đặt tên ("Tầng 7") của thống chưa đặt tên ("Thống 3") cũng thuộc kỷ Cambri và nằm ngay dưới tầng Tremadoc của thống/thế Ordovic sớm trong kỷ Ordovic. Nó được chia thành ba tầng: Tầng Bài Bích, tầng Giang Sơn và tầng 10.[2] Tên gọi và GSSPGSSP duy nhất hiện nay đã xác định trong thống Phù Dung (và của tầng Bài Bích) là "phẫu diện Bài Bích" trong thành hệ Hoa Kiều ở tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. Thống này được đặt tên là Phù Dung (Hibiscus spp.) do lấy theo tên gọi thời kỳ cổ đại của tỉnh Hồ Nam. Thống Phù Dung tương ứng với tên gọi cũ là thế Hậu Cambri, thế Thượng Cambri hay Cambri muộn. Định nghĩaGiới hạn dưới của tầng Bài Bích (cũng là giới hạn dưới của thống) là sự xuất hiện lần đầu tiên của bọ ba thùy có danh pháp Glyptagnostus reticulatus. Giới hạn trên của tầng này với tầng chưa đặt tên ("Tầng 9") vẫn chưa được xác định dứt khoát. Ranh giới đó có thể là sự xuất hiện lần đầu tiên của bọ ba thùy có danh pháp Agnostotes orientalis. Giới hạn trên của thống này là sự xuất hiện lần đầu tiên của loài động vật răng nón với danh pháp Iapetognathus fluctivagus. Phân chiaHiện tại, vào năm 2008, thống Phù Dung tạm thời chia thành 3 tầng như sau:[2]
Trong đó:
Tài liệu
Tham khảo
Liên kết ngoài
|