Thập đẳng (cờ vây)

Thập đẳng (cờ vây)
Tên đầy đủJudan
Bắt đầu1962
Nhà tài trợSankei Shimbun
Giá trị tiền thưởng¥12 triệu
$118,395.74
£69,294.01
(tính đến tháng 7 năm 2014)
Hiệp hộiViện cờ vây Nhật Bản

Judan (十段 (Thập đẳng)?) là một giải thi đấu cờ vây, và là một trong bảy danh hiệu quan trọng nhất trong giới cờ vây chuyên nghiệp Nhật Bản.

Lịch sử

Giải đấu danh hiệu Thập đẳng[1] được cả Viện cờ vây Nhật BảnViện cờ vây Kansai sử dụng làm tên trong giải đấu của mình, được khai sinh bởi tạp chí Sankei Shimbun vào năm 1962.

Cách thức tổ chức giải đấu có phần tương tự các giải thi đấu chính khác ở Nhật Bản. Có một vòng đấu loại để xác định kỳ thủ tranh danh hiệu, sự khác biệt là ở vòng thi đấu loại này, thay vì theo thể loại trực tiếp thì áp dụng một vòng đấu loại hai đợt. Khi tiến hành giải đấu đợt một, các kỳ thủ thua cuộc được xếp chung một bảng, bảng còn lại là các kỳ thủ thắng cuộc. Kỳ thủ chiến thắng trong bảng thắng cuộc và bảng thua cuộc sẽ tranh đấu với nhau giành quyền thách đấu. Trận thách đấu sẽ diễn ra trong năm ván, người nào giành chiến thắng trong ba ván trước là thắng.

Giống như sáu giải thi đấu chính tại Nhật thì kỳ thủ có thể được phong cấp trong quá trình thi đấu của mình. Nếu giành được quyền thách đấu, sẽ được phong thất đẳng (7-dan), nếu đoạt danh hiệu sẽ là bát đẳng (8-dan), và nếu năm sau bảo vệ được danh hiệu sẽ được phong là cửu đẳng (9-dan).[2]

Các kỳ thủ dành danh hiệu

Kỳ thủ Năm giữ danh hiệu
Utaro Hashimoto 1962, 1971
Dogen Handa 1963
Fujisawa Hosai 1964
Kaku Takagawa 1965
Sakata Eio 1966 - 1968, 1972, 1973
Hideo Otake 1969, 1980, 1981, 1993, 1994
Shoji Hashimoto 1974
Rin Kaiho 1975
Masao Kato 1976 - 1979, 1983, 1987, 1997
Cho Chikun 1982, 1988, 1989, 2005 - 2007
Koichi Kobayashi 1984 - 1986, 1999, 2000
Masaki Takemiya 1990 - 1992
Norimoto Yoda 1995, 1996
Naoto Hikosaka 1998
O Rissei 2001 - 2004
Shinji Takao 2008
Cho U 2009

Thông tin khác

Việc chia thành 2 nhóm thắng-bại, cuối cùng kỳ thủ thắng của 2 nhóm đấu với nhau là ý tưởng của Hosai Fujisawa.

Các bài viết liên quan

Tham khảo

  1. ^ “Title Information”. nihonkiin.or.jp/english. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 1 năm 2015. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2014.
  2. ^ “Abolition of the rating tournament”. nihonkiin.or.jp/english. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2011.