Đây là một trang lưu trữ các thảo luận cũ. Xin đừng sửa nội dung của trang này. Nếu bạn muốn bắt đầu một thảo luận mới hoặc nhắc lại một thảo luận cũ, xin hãy thực hiện ở trang thảo luận hiện tại.
Bình luận mới nhất: 16 năm trước8 bình luận6 người đã thảo luận
[1] cho biết đến năm 2008, số người dùng Internet ở Việt Nam đã tăng lên đến 100 lần, với hơn 20 triệu thuê bao, đứng thứ nhì Đông Nam Á sau Indonesia. Chúng ta nên xem xét khả năng hoặc bỏ kết quả Google trong bán quy định Wikipedia:Tiêu chuẩn đưa vào hoặc tăng số hit Google, chứ như hiện nay tổ chức hoặc cá nhân có 1.000hits là đủ tiêu chuẩn, sẽ tạo nên một tiêu chuẩn quá thấp và thậm chí, gây tranh cãi không cần thiết. Việt Hà (thảo luận) 09:35, ngày 30 tháng 10 năm 2008 (UTC)Trả lời
Đồng ý. Theo tôi có lẽ ít nhất tăng lên 40.000 đối với các nhân vật đương đại. Những nhân vật không đương đại hay đương đại nhưng ít nổi tiếng thì sẽ dựa vào các tiêu chuẩn khác. Hơn nữa trong Wikipedia:Tiêu chuẩn đưa vào phải nhấn mạnh ý rằng Google hits là tiêu chuẩn phụ sau cùng, hoàn toàn không phải là tiêu chuẩn duy nhất để xác định. Adia (thảo luận) 14:34, ngày 30 tháng 10 năm 2008 (UTC)Trả lời
Cho các tổ chức và cá nhân ở các nước đã phát triển về ngành tin học, có số lượng người dùng máy tính trên 20% (Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật,...): nếu số trang tìm thấy nhiều hơn 12.000 thì đủ điều kiện cho vào từ điển.
Cho các tổ chức và cá nhân ở các nước chưa phát triển mạnh về ngành tin học (Việt Nam, Lào, Bangladesh,...): nếu số lượng dữ liệu hit trên 1.000 thì đủ điều kiện cho vào từ điển.
Nếu tiêu chuẩn 2 cao hơn 12.000 thì tiêu chuẩn 1 cũng cần thay đổi.
Tôi từ lâu đã không còn để ý cái tiêu chuẩn này, bài cứ tìm được nhiều nguồn chứng minh độ nổi tiếng là đủ yêu cầu, còn bài nào google ra nhiều kết quả nhưng vẫn không có nguồn chứng minh được mức độ đáng chú ý thì cũng không có ý nghĩa. GV (thảo luận) 11:53, ngày 31 tháng 10 năm 2008 (UTC)Trả lời
Tiêu chuẩn Google chưa bỏ ra khỏi quy định thì tính hiệu lực của nó vẫn còn. Việc bỏ ra khỏi quy định cũng hơi khó, do thói quen của người dùng Wikipedia tiếng Việt. Vậy thì tốt nhất trước mắt có lẽ nên nâng tiêu chuẩn. Việt Hà (thảo luận) 12:19, ngày 31 tháng 10 năm 2008 (UTC)Trả lời
Đúng vậy, bỏ được thì tốt, nhưng hiện tại bỏ thì rất khó. Nói theo cách của bác GV là chủ yếu dựa vào sự nổi bật được nói đến nội dung bài (và có nguồn dẫn uy tín) làm tiêu chuẩn chính, tôi nghĩ cách này là cách hiệu quả nhất và đã áp dụng từ lâu, tuy nhiên vẫn chưa được chính thức hóa, khiến nhiều thành viên chỉ dựa vào tiêu chuẩn google (kiểu như IP 77.128.217.72) hay đánh giá chủ quan của riêng mình (như trong mấy bài gần đây). Do đó theo tôi nên thay đổi trong Wikipedia:Tiêu chuẩn đưa vào, thêm khoản: "Có một (hoặc nhiều) đặc điểm nổi bật được các nguồn đáng tin cậy khẳng định. Việc đánh giá độ nổi bật của thông tin về sự vật, sự kiện do các thành viên Wikipedia thực hiên", và điều này nên được đưa là tiêu chuấn chính để xác định.
Về việc nâng tiêu chuẩn của nhóm 1 thì tôi chưa có số liệu nào cụ thể, nhưng theo link bác Việt Hà đưa ở trên thì Việt Nam là nước có trình độ phát triển công nghệ thông tin mức cao (có hơn 20% số dân sử dụng internet), do đó theo tôi có thể đưa Việt Nam vào nhóm 1 được.
Theo tôi các kết qua tra cứu trên công cụ tìm kiếm chỉ để tham khảo chứ không nên sử dụng làm một tiêu chí khi xác định tiêu chuẩn vì những con số kết quả tìm kiếm không thể hiện chính xác mức độ nổi bật của nhân vật, sự kiện... nào đó. An Apple of Newtonthảo luận16:22, ngày 17 tháng 12 năm 2008 (UTC)Trả lời