Thảo luận Wikipedia:Tiêu chuẩn đưa vào/Lưu 4

Lưu 1 Lưu 2 Lưu 3 Lưu 4 Lưu 5

Số hit trên google

Như đã thảo luận ở trên tôi mong muốn chúng ta thống nhất về việc đếm số hit là dựa trên trang đầu hay trang cuối. Lê Thy 10:12, ngày 3 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời

Dựa theo trang đầu
  • Google có giới hạn tối đa là 1000 kết quả cho mỗi lần tìm kiếm. Nếu theo quy tắc trang cuối thì tìm chữ "the" sẽ đưa ra 933 kết quả (trang đầu ghi 5,6 tỷ trang có từ khóa này). Còn nếu tìm chữ "a" thì sẽ có vỏn vẹn 947 kết quả (9,6 tỷ theo trang đầu). Nguyễn Hữu Dng 10:56, ngày 3 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời
    Như vậy ý Nguyễn Hữu Dng là lấy theo trang đầu? Lê Thy 10:13, ngày 4 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời
    Rõ ràng việc dùng trang cuối là một việc bất khả thi, vì nếu ta dùng trang cuối thì chả ai đủ 1000 hít cả. Nguyễn Hữu Dng 15:19, ngày 4 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời
  • Rõ ràng ta nhận thấy Google có sự ưu tiên để trình bày kết quả, do đó nó không hiển thị hết tất cả các trang mà nó tìm ra, nếu xem đây là cản trở về tính kỹ thuật của Google thì ta sẽ chọn tổng số hit (trang đầu theo cách mọi người nói). Vả lại, số hit chỉ là yếu tố mang tính tham khảo, cái chính vẫn là dựa vào lý lẽ của số đông các thành viên mà. Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 10:45, ngày 4 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời
  • Trang đầu vì sẽ không lọc kết quả, đơn thuần Google chỉ đếm số lần xuất hiện của một từ trong các văn bản online mà nó index được, còn nếu đến trang cuối mà chọn kiểu tìm kiếm là không lọc kết quả ("&filter=0") thì kết quả cũng như trang đầu. Nguyễn Thanh Quang 04:38, ngày 6 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời
  • Dĩ nhiên việc căn cứ theo số hit là việc bất đắc dĩ, tuy nhiên có những lúc vẫn phải cần đến và khi đó tôi đề nghị dựa trên trang đầu. Lê Thy 14:45, ngày 6 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời
  • Ở thời điểm này, ta đành phải tiếp tục dùng kết quả trang đầu, tham khảo kết quả trang cuối. Trang đầu có lẽ (?) là tổng số từ khóa có trên internet, ở đây đơn vị là từ khóa. Ở trang cuối cùng có hai khả năng:
    1. Ví dụ 1.Trang đầu: Results 1 - 100 of about 2,220,000 for "Nha Trang", trang cuối: Results 801 - 812 of about 2,220,000 for "Nha Trang". Mặc dù hiển thị cuối cùng là 812, nhưng dự tính 2,220,000 không thay đổi. Kết quả 2,220,000 vẫn là số từ khóa.
    2. Ví dụ 2. Trang đầu: Results 1 - 100 of about 67,100 for "Việt Võ Đạo", trang cuối: Results 301 - 377 of 377 for "Việt Võ Đạo". Kết quả 377 này lại là số trang web có tên miền cấp cao nhất chứa từ khóa. Vài trăm trang web không thể coi nhẹ.
    Khoảng trống giữa hai khả năng này chưa cho phép ta xác định chính xác số lượng từ khóa. Nói chung, khi trang cuối cho kết quả vài trăm, thậm chí vài chục, ta nên lướt qua để xem nó là những trang có tầm cỡ thế nào.
    Thaisk (thảo luận, đóng góp) 13:59, ngày 8 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời
Dựa theo trang cuối
Ý kiến khác
  • Tôi bấm vào link của DHN "a" thì "Results 601 - 656 of about 7,880,000,000 for a. (0.15 seconds)"

và bấm đây (google.com.vn trang cuối) thì "Kết quả 761 - 762 trong khoảng 8.710.000.000 cho a. (0,20 giây)".Lưu Ly 10:22, ngày 4 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời

  • Tiêu chuẩn đưa vào chỉ là bán quy định, số hit của Google nếu được xác định là 1 số A nào đó thì sau này vẫn có người mang cái bài đủ số hit đó ra đề nghị xóa. Cho nên, tiêu chuẩn đưa vào nên được viết rõ lại cụ thể hơn, điều kiện về chất lượng của cá nhân, tập thể phải chặt chẽ hơn, không cần đến số hit Google nữa. Casablanca1911 05:52, ngày 6 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời
  • Chúng ta không thể dựa vào số hit của Google để chấp nhận/không chấp nhận 1 nhân vật/sự kiện... vào Wikipedia. Google chỉ là 1 cách để chúng ta ban đầu xác định một cách tương đối sự tồn tại cũng như độ phổ biến của nhân vật/sự kiến... đó. Quan trọng là chất lượng bài và hơn nữa là sự đồng thuận của các thành viên Wikipedia. An Apple of Newton thảo luận 06:47, ngày 6 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tiêu chuẩn cho danh sách

Tuy không thể có một nguyên tắc cứng nhắc cho tất cả các loại danh sách, nhưng tôi nghĩ mọi danh sách nếu có nội dung có ích cho người đọc, nó sẽ có chỗ đứng trong wikipedia. Có một nguyên tắc, tuy là bán quy định, nhưng sẽ ngăn cản được phong trào tạo bài vô dụng ở wikipedia dù chủ ý hay vô ý. Theo tôi, danh sách địa danh phải có vị trí, thông số xếp hạng (chiều cao của núi, diện tích hồ, dân số của huyện...); danh sách danh nhân, tập thể nổi tiếng phải có tên địa phương, ngày sinh- mất/năm thành lập, thành tựu hay chức vụ cao nhất; danh sách sự vật, sự việc phải có thông số/ thông tin (hàng hóa, phương tiện, công cụ, tài sản trí tuệ, thời kì, thuật ngữ...). Tôi không nghĩ là người đọc sẽ thỏa mãn với Danh sách các thành phố bang Texas với đại đa số các liên kết không tồn tại, trong khi đó người viết có thể khởi viết qua liên kết đến các phiên bản ngôn ngữ khác từ Thể loại:Thành phố Texas. Danh sách các thành phố và thị xã Nga là một ví dụ tôi cho là có ích.

Tôi tham khảo các ý kiến đã thỏa luận và đề nghị tiêu chuẩn đưa danh sách vào: Danh sách phải có tối thiểu một thông tin hữu ích bổ sung cho mỗi mục từ. Nếu thông qua được tiêu chuẩn này, tôi đề nghị treo bảng chất lượng với thời gian một tháng để hoàn chỉnh các danh sách muốn giữ.

Xin có nhiều ý kiến khác.

Thaisk (thảo luận, đóng góp) 10:39, ngày 17 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tôi đồng ý. Các danh sách nên có thêm thông tin; các danh sách như Danh sách các thành phố bang Texas hay Danh sách đại học địa phương... không có ích. Mekong Bluesman 14:42, ngày 17 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời
Tôi đồng ý. Danh sách mà không có các thông tin trên thì chẳng khác gì các trang Thể loại liên quan đến bài viết đó. Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 02:27, ngày 18 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Xin xem thêm tại bàn thảo luận về vấn đề danh sách. Thaisk (thảo luận, đóng góp) 20:42, ngày 24 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tiêu chuẩn cho các đảng phái, tổ chức, nhóm, hội, đoàn thể

Các đảng phái, tổ chức, nhóm, hội, đoàn thể có hoat động chứng minh được với quy mô ở nhiếu nước, trên cả nước hoặc ở một tỉnh ở VN, có cơ quan ngôn luận riêng, tạo ra các chấn động mà truyền thông trong nước, ngòai nước đều chú ý và đăng tải, thời gian tồn tại của tổ chức (đảng) đó phải trên 1 năm nên cho đạt tiêu chuẩn để được ghi vào.

Thực tế có cá nhân hoạt động dưới sự chỉ đạo của một tổ chức thì đạt tiêu chuẩn, còn tổ chức đó lại không đủ tiêu chuẩn, điều này liệu có giống như cái cành thì đạt TC, còn cái cây có cả gốc rễ thì lại không đạt tiêu chuẩn?85.195.123.26 08:38, ngày 25 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Không sao, giống như có 1 nhân vật tham gia cố vấn cho 1 lúc mấy công ty. Nhân vật này lại đang đủ tiêu chuẩn, nhưng các công ty ông ấy tham gia thì chỉ là công ty TNHH thôi thì sao, chẳng nhẽ cũng cho vào Wiki ? Casablanca1911 08:50, ngày 25 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Hit là gì nhỉ? Sao không có ai cho cái định nghĩa giùm? Newone 00:04, ngày 28 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tiêu chuẩn cho các võ sư?

Các võ sư thì tiêu chuẩn đưa vào ra sao đây? Tôi tìm mãi không ra. Đề nghị cộng đồng biểu quyết về tiêu chuẩn đưa vào của các võ sư? Dạo này có người (dùng IP) viết lên một số bài quá sơ khai về một số võ sư, mà tôi ko hiểu có đủ tiêu chuẩn đưa vào hay không để giữ lại trên wiki. Bởi vì võ sư chẳng qua nôm na cũng chỉ là thầy dạy võ, có huyền đai tứ đẳng trở lên, hoặc hồng đai có mấy đẳng gì đó là được đội lên đầu cái chữ võ sư này, ở Việt Nam cũng phải có đến con số vạn.

Vì sao phải có một cái gọi là tiêu chuẩn với trường hợp võ sư riêng? Bởi võ thuật có tính đặc thù, bao quanh nó là những màn sương mù dày đặc của huyền thoại, nhiều võ sư giỏi mai danh ẩn tích, nổi tiếng một cách thầm lặng, cho nên khó có thể xét họ trên google được.

Bản thân tôi khi viết về võ sư luôn phải dựa vào tiêu chí do tôi tự quy ước:

  • Rất nổi tiếng ở Việt Nam và thế giới, có thể dễ dàng tìm ra số hits thỏa mãn, hoặc có số lượng môn sinh lên đến con số vạn.
  • Có thành tích lớn lao được công nhận (huân chương, huy chương)
  • Là chưởng môn nhân những võ phái có bề dày truyền thống
  • Là tổ sư sáng lập một võ phái lớn. Ko phải là những võ phái vừa mới sinh thành, rất ít người tập, chỉ nên gọi là một võ đường thì đúng hơn là một võ phái

Xin cộng đồng cho ý kiến, hoặc mở thảo luận bàn về vấn đề này! Trân trọng!

Khương Việt Hà 08:42, ngày 17 tháng 8 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tiêu chuẩn cho các võ phái?

Rất nhiều tiểu võ phái (kể cả ở Việt Nam và thế giới) được lập ra? Tiêu chuẩn như thế nào để được viết lên trên wikipedia? Có một số hệ phái võ thuật Việt Nam rất nổi tiếng thì ko nói (ví dụ Bình Định gia, một bài khái quát về nó), nhưng tôi thấy có người viết lên ví dụ Sa Long Cương, Long hổ Không Hồng, Kim Kê nhưng chắc cũng ít người biết đến. Khương Việt Hà 09:25, ngày 17 tháng 8 năm 2007 (UTC)Trả lời

Chúng ta chỉ nên tập trung xây dựng tiêu chuẩn cho một số trường hợp gặp phổ biến, thường gây tranh cãi như nhân vật, bài hát, bộ phim... Còn võ sư hay võ phái tôi nghĩ không cần thiết. Ví dụ với võ sư chúng ta có thể áp dụng tiêu chuẩn dành cho nhân vật.--Sparrow 21:13, ngày 10 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời

Đại biểu Quốc hội

Trong phần biểu quyết xóa bài, về Tôn Nữ Thị Ninh, Apple có nêu lý do giữ vì bà này là đại biểu quốc hội. Nhưng tôi đọc trong tiêu chuẩn hiện nay thì không thấy. Tôi có nêu ý kiến của mình tại phần biểu quyết. Xin đưa lại ở đây:

Đại biểu Quốc hội mà là tiêu chuẩn thì cần xem lại. Tôi có biết một vài đại biểu Quốc hội Việt Nam hoàn toàn không mấy ai biết tới. Mức độ nổi tiếng còn thua xa mấy ca sĩ thị trường kém tên tuổi. Sự nghiệp cũng không có gì đặc biệt (ngoài chức danh đại biểu quốc hội) để có người cần tra cứu. --Sparrow 14:34, ngày 2 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

Thêm tiêu chuẩn

Tôi đề nghị thêm một tiêu chuẩn cho trường hợp cá nhân, tổ chức, hay sự kiện không đủ các tiêu chí chính:

  • Cá nhân hay tổ chức đó sẽ được vào nếu có ít nhất 3 5 bài báo độc lập đáng kể (có nghĩa là không trích dẫn lẫn nhau hay cùng dùng một nguồn) từ 3 báo chí lớn khác nhau với chủ đề chính là cá nhân, tổ chức, hay sự kiện đó.
    • "Báo chí" được định nghĩa như sau: một cơ quan có giấy phép phát hành thông tin nơi họ hoạt động, có trụ sở, tòa soạn rõ ràng, có chủ bút, tổng biên tập, và một đội ngũ nhân viên là nhà báo chuyên nghiệp.
    • "Lớn" được định nghĩa như sau: nếu là báo giấy, phải có hơn 100.000 bản mỗi lần phát hành, nếu là radio hay TV, phải có ít nhất 1.000.000 khán/thính giả, nếu phát hành trên mạng, rank Alexa của website đó phải nằm trong top 10.000.
    • "Bài báo đáng kể" là một bài báo dài hơn 1000 chữ.
    • "Nơi hoạt động" là nơi đặt trụ sở hay tòa soạn.

Nguyễn Hữu Dng 18:15, ngày 14 tháng 12 năm 2007 (UTC)Trả lời

Bài báo thông thường đều có yêu cầu khoảng 1000 chữ tương đương với 3 phút đọc của người bình thường, vì sự tập trung của con người chỉ khoảng 3 phút. Vấn đề nữa là làm sao xác định được báo đó có phát hành ít nhất 100.000 bản/ngày khi hầu hết các báo đều ko ghi số lượng phát hành (cơ quan tôi có tạp chí mà bao năm nay tôi còn chưa rõ nó được phát hành bao nhiêu bản một tháng). Thêm vào đó, con số 3 xem ra là hơi ít. Khương Việt Hà (thảo luận) 18:36, ngày 14 tháng 12 năm 2007 (UTC)Trả lời
Ở một số nước như nước Mỹ có cơ quan độc lập tính số lượng phát hành của báo chí. Ví dụ ở Mỹ chỉ có 98 nhật báo phát hành hơn 100.000 bản mỗi ngày [1]. Ở Việt Nam, tờ Nhân Dân được phát hành 180.000 bản mỗi ngày [2], báo Tuổi Trẻ khoảng 450.000, Thanh Niên 450.000[3]. Các báo mà không nói số lượng phát hành của mình chắc không có gì đáng nói. Báo Người Việt có số lượng phát hành 18.000 mỗi ngày [4] nhưng website nằm trong top 5000, còn vnexpress không có bản giấy nhưng website nằm trong top 100. Nguyễn Hữu Dng 18:51, ngày 14 tháng 12 năm 2007 (UTC)Trả lời
Đã cố gắng hết sức để đọc và suy nghĩ mà không hiểu cái tiêu chuẩn đề nghị thêm vào có tác động thế nào đến wiki sau này. Từ đây các cá nhân, tổ chức, sự kiện ở Việt Nam chưa được các nhà báo lớn cho phép thì không được đưa vào wikipedia. Xin Nguyễn Hữu Dng hãy liệt kê số lượng tờ báo lớn tiếng Việt hiện nay. Mục tiêu của đề xuất hạn chế tiêu chuẩn đưa vào này. Một câu hỏi nhỏ báo Văn nghệ quân đội thời Nguyên Ngọc[5] có là báo lớn không, còn tuần báo Văn Nghệ nữa thì sao. Đề nghị khoan biểu quyết vì nếu quy định này được thông qua thì có phải wiki không là từ điển mở nữa mà là nửa mở.Meem (thảo luận) 01:55, ngày 21 tháng 12 năm 2007 (UTC)Trả lời
Chắc bạn đã hiểu lầm ý tôi. Tiêu chuẩn này mở rộng ra số người được đưa vào hiện nay thay vì làm hẹp lại. Những người chưa đạt tiêu chuẩn trước kia nay có thêm cơ hội nữa để đạt tiêu chuẩn. Xin nhắc lại đây không phải là biểu quyết mà là việc xin ý kiến. Nguyễn Hữu Dng 02:03, ngày 21 tháng 12 năm 2007 (UTC)Trả lời
Nếu là mở rộng thêm tiêu chuẩn thì tôi luôn hoan nghênh. Đúng là tôi đã lầm lẫn ý định tốt của Nguyễn Hữu Dng vì ngay từ đầu đã có câu "thêm một tiêu chuẩn... không đủ các tiêu chí chính". Tôi xin lỗi đã nghi ngờ hơi sớm. Nhưng tiêu chuẩn này theo tôi là không có tác dụng gì, vì thừa. Đã được 3 bài độc lập 1.000 chữ của "nhà báo lớn" thì thừa tiêu chuẩn 1000 hit là cái chắc. Ngoài ra, đề nghị thêm tiêu chuẩn của Nguyễn Hữu Dng đặt ra các vấn đề tế nhị và dễ gây hiểu lầm hoặc cố ý hiểu lầm. Vấn đề uy tín của "Nhà báo lớn" & và vấn đề quan tâm thực sự của một bài có độ dài đủ lớn là "1.000 chữ". Bàn hai vấn đề này rất khó trong tình hình báo chí tiếng Việt hiện nay. Sau này sẽ có người vin vào quan điểm "báo lớn" có uy tín và độ dài "1.000 chữ" để lập hàng rào kỹ thuật cho các "nguồn có uy tín" hoặc sự quan tâm thực sự. Báo Việt Nam phân ra báo Trung ương được đề cập mọi vấn đề của mọi địa phương dưới sự lãnh đạo của Đảng, với số lượng phát hành được duyệt sẵn, được "bao cấp" kinh phí để phát hành, không phụ thuộc vào sự đánh giá của thị trường, của người đọc vì thế "số lượng" không là một tiêu chí "ham thích, tin tưởng uy tín của độc giả" như báo "nước ngoài". Để một "cá nhân" được một bài 1000 chữ trong báo này chỉ có loại tầm cỡ quốc tế và được yêu thích nhiệt tình của quần chúng hâm mộ hoặc có chức vụ đủ cao. Báo địa phương nói chuyện địa phương, bán chủ yếu ở vùng địa phương và số lượng được duyệt phát hành định sẵn, họ luôn né tránh là người đưa tin đầu tiên về địa phương khác, họ có quyền trích dẫn báo trung ương. Báo chuyên ngành chỉ nói chuyện chuyên ngành và số lượng hạn chế, cấm bàn sang chuyện khác vì có thể bị đóng cửa. Nhà báo Nguyên Ngọc bị mất chức Tổng biên tập "nghe nói" vì cho đăng mấy bài "ngăn ngắn" để thăm dò về một đề tài hồi đó chưa ai đăng. Việc tôi tham gia thảo luận "báo lớn hay báo nhỏ" không nhằm mục đích bàn về "uy tín" của các báo. Theo tôi những người đạt tiêu chuẩn "thêm vào" này đã thừa đủ tiêu chuẩn khác, và ngược lại, nhiều người thừa đủ tiêu chuẩn khác lại không đạt nổi một tiêu chí của tiêu chuẩn này. Vì vậy chúng ta không bàn việc đề ra tiêu chí mới để khỏi gây rắc rối, tranh cãi với tiêu chí "uy tín", "lớn - nhỏ" của nguồn, có hay hơn không. Một lần nữa xin lỗi vì đã nghi ngờ Nguyễn Hữu Dng. Meem (thảo luận) 02:43, ngày 21 tháng 12 năm 2007 (UTC)Trả lời
Tôi muốn thêm tiêu chuẩn này vì nó sẽ là tiêu chuẩn "cứng" hơn tiêu chuẩn Google hit. Google hit lúc nào cũng là bước cuối, và không phải lúc nào cũng có thể thực hiện được. Ví dụ nhà văn Trần Thu Trang, cho dù có đủ hit tại Google, cũng vẫn không thể xác nhận được các hit là về cô hay về người khác, cho nên bài viết vẫn bị xóa. Nếu ta có thể tìm được một số bài báo nhất định nói về nhà văn này thì ta có thể cho vào. Nguyễn Hữu Dng 03:01, ngày 21 tháng 12 năm 2007 (UTC)Trả lời

Theo ý kiến của Khương Việt Hà, tôi xin đổi tiêu chuẩn từ 3 đến 5 bài báo. Nguyễn Hữu Dng 03:01, ngày 21 tháng 12 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tôi nghĩ là nên bổ sung tiêu chuẩn về báo, ngoài báo "lớn" với tiêu chuẩn như trên, nên có thêm báo "chuyên ngành". Thí dụ: báo/tạp chí chuyên về văn học khi nói về một tác giả văn/thơ hay nhà phê bình, tạp chí lịch sử khi nói về người nghiên cứu lịch sử.... Vì các báo/tạp chí chuyên ngành thường không có lượng phát hành cao và sẽ không thỏa mãn tiêu chuẩn "lớn" trong khi nó thuộc dạng "uy tín trong ngành". Tất nhiên, khi báo chuyên về văn học viết về một công ty kinh doanh thì sẽ không được tính là "chuyên ngành" vì nó trái ngành.Tmct (thảo luận) 08:54, ngày 21 tháng 12 năm 2007 (UTC)Trả lời
Đồng ý
  1. Tôi đồng ý với tiêu chuẩn này và các sửa đổi khác sau này nếu có, miễn là tôi chưa thay đổi ý định. Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 01:45, ngày 15 tháng 12 năm 2007 (UTC)Trả lời
  2. Đồng ý với các tiêu chuẩn Dụng đưa ra. An Apple of Newton thảo luận 05:00, ngày 21 tháng 12 năm 2007 (UTC)Trả lời
  3. Tôi cũng đồng ý. Tmct (thảo luận) 13:29, ngày 19 tháng 8 năm 2008 (UTC)Trả lời
  4. Đồng ý, kể cả báo chuyên ngành vì có bài viết trên báo chuyên ngành rất khó và vì thông tin trên đó sẽ có người có trình độ chuyên ngành đọc và đánh giá.Bánh Ướt (thảo luận) 03:53, ngày 18 tháng 12 năm 2008 (UTC)Trả lời
Ý kiến
  1. Biểu quyết này không đủ 5 phiếu để thông qua, nên đóng lại. Hơn nữa hiện nay khi W:TCDV vẫn còn hiệu lực mà hàng loạt bài bị biểu quyết xóa khi số hits khi truy tìm bằng google cho kết quả rất cao, số bài báo từ các nguồn thứ cấp độc lập, có thể kiểm chứng, chuyên ngành và không chuyên ngành, nhắc đến đáng kể đến chủ đề lên tới hàng chục bài như Cường dollar, Vụ án giết người trên xe Lexus... thì tiêu chuẩn này có cũng như không.Bánh Ướt (thảo luận) 06:58, ngày 6 tháng 3 năm 2009 (UTC)Trả lời

Ý kiến

Đề nghị xem lại điều 4: Như vậy cũng có thể hiểu luật "tiêu chuẩn đưa vào" vẫn bị phủ quyết bởi một nhóm nào đó. "Pháp quyền" của Wiki chỉ tồn tại trên danh nghĩa?118.68.98.166 (thảo luận) 03:41, ngày 2 tháng 1 năm 2008 (UTC)Trả lời

Lộn "phòng",cám ơn đã chuyển đúng chỗ.118.68.98.166 (thảo luận) 03:48, ngày 2 tháng 1 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tiêu chuẩn đưa vào không phải quy định mà chỉ là hướng dẫn. Ngoài ra, theo như tinh thần thì không nên dựa hoàn toàn vào các quy định cứng (thường không hoàn hảo) mà nên dựa cả vào common sense của các thành viên (tất nhiên phải giả thiết là mọi người đều có thiện ý và có common sense). Tmct (thảo luận) 13:32, ngày 19 tháng 8 năm 2008 (UTC)Trả lời

Mở rộng và cụ thể hoá tiêu chuẩn

Tiêu chuẩn Đề tài được có một mục từ trong bất kỳ bách khoa toàn thư tổng quát nào trong bất cứ ngôn ngữ nào, miễn là bách khoa đó có ban biên soạn rõ ràng (không tính Wikipedia).

Vui lòng cùng thảo luận cho sự mở rộng và cụ thể hoá đối tượng (vì đây chỉ đề cập đến "nhân vật và tổ chức") như sau:

Nhân vật và tổ chức được có một mục từ trong bất kỳ từ điển nào trong bất cứ ngôn ngữ nào, miễn là từ điển đó có ban biên soạn rõ ràng (không tính Wikipedia).

Xin ý kiến mọi người.

Lưu Ly (thảo luận) 09:29, ngày 7 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

Anh Lưu Ly có thể nêu ví dụ về những trường hợp nhân vật và tổ chức mà lại có mặt trong từ điển nào đó không? Vì tôi nghĩ từ điển chỉ nêu định nghĩa về từ vựng, thuật ngữ và cách dùng từ chứ hiếm khi thấy một nhân vật hay tổ chức nằm trong đó. Tân (trả lời) 10:58, ngày 7 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời
Ví dụ:
Lưu Ly (thảo luận) 12:48, ngày 7 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời
Từ điển như Petit Larousse hay Encyclopedia gì đó của Mỹ (không nhớ rõ tên) thường có 2 phần, một nửa là từ vựng như Tân nói, một nửa là nhân vật, địa danh, lịch sử, địa lý... conbo trả lời 10:32, ngày 31 tháng 10 năm 2008 (UTC)Trả lời
Hình như tôi đang hiểu sai tiếng Việt? Tôi thấy en:Dictionary không dính dáng gì đến en:Encyclopedic Dictionaryen:Encyclopedia cả. 2 cuốn mà Conbo nêu ở trên là encyclopedia chứ không phải là dictionary. Và tôi thấy hiểu theo cách dịch thông thường hiện nay dictionary là từ điển, encyclopedia là bách khoa toàn thư là khá phổ biến đấy chứ. Hay có lẽ do tôi là thế hệ hậu sinh? Tân (trả lời) 11:12, ngày 31 tháng 10 năm 2008 (UTC)Trả lời
Có lẽ mọi người toàn nói tắt. Ta đang nói về từ điển bách khoa toàn thư đấy chứ. Thaisk (thảo luận, đóng góp) 11:19, ngày 31 tháng 10 năm 2008 (UTC)Trả lời
Đúng, chứ Từ điển tiếng Việt thì làm gì có mục từ Hồ Chí Minh D. conbo trả lời 11:25, ngày 31 tháng 10 năm 2008 (UTC)Trả lời

Không biết có phải nói tắt hay không, nhưng nhìn lướt sách vở gia đình, tôi thấy Từ điển Văn học, Từ điển Xã hội học, Từ điển Triết học, Từ điển Chính trị học, Từ điển Kinh tế học, Từ điển Ngoại giao, Từ điển Thuật ngữ Thời trang, Từ điển Mỹ thuật, Từ điển Tin học, Từ điển Tác gia Văn học và Sân khấu Thế giới v.v. bên cạnh những cuốn dạng Từ điển Anh Việt, Tự điển Thư pháp, Từ điển Tiếng Việt v.v. Và từ xưa đến nay tôi vẫn hiểu theo cách, như bác Lưu Ly hiểu ở trên, rằng từ điển nào thì cũng là từ điển:D. Việt Hà (thảo luận) 12:05, ngày 31 tháng 10 năm 2008 (UTC)Trả lời

Nếu vậy thì những từ điển tiểu sử nhân vật do cái viện này làm ra có được dùng chăng? (trong en.wiki nó xếp viện này vào thể loại Từ điển tiểu sử Mỹ). Adia (thảo luận) 13:45, ngày 31 tháng 10 năm 2008 (UTC)Trả lời

Biểu quyết

Ủng hộ
  1. Tôi ủng hộ Lưu Ly. Tmct (thảo luận) 13:29, ngày 19 tháng 8 năm 2008 (UTC)Trả lời
  2. Tôi ủng hộ nhưng chỉ trong giới hạn từ điển in giấy cổ điển. Ban biên tập của một từ điển online không phải bao giờ cũng hội đủ các thành phần tối thiểu của một ban biên tập. Thaisk (thảo luận, đóng góp) 10:14, ngày 31 tháng 10 năm 2008 (UTC)Trả lời
  3. Ủng hộ, từ điển giấy, có uy tín (có ban biên tập đàng hoàng, chứ không phải 1,2 ông là làm ra được từ điển). conbo trả lời 10:32, ngày 31 tháng 10 năm 2008 (UTC)Trả lời
  4. Ủng hộ, tuy nhiên nên là từ điển có tầm cỡ cấp quốc gia trở lên, nghĩa là trong nội dung của nó tính bao quát lớn hơn, chứ nếu chỉ là từ điển danh nhân 1 địa phương (huyện, tỉnh) thì cũng ko nên. Lại nhớ trường hợp này, cách đây chưa lâu tôi thấy ông chiếm 1 trang trong Từ điển Văn học Thế giới, bằng tiếng Hung:D. 12:05, ngày 31 tháng 10 năm 2008 (UTC)
    Từ điển Nga soạn chú trọng các ông Nga, Trung thì chú trọng Trung Quốc, Pháp thì chú trọng Pháp, Việt thì có nhiều Việt,... như vậy tất cả cá nhân, tổ chức đó đều có thể đưa vào wiki? conbo trả lời 10:34, ngày 31 tháng 10 năm 2008 (UTC)Trả lời
    Điều Conbo nêu lên còn phụ thuộc vào các lĩnh vực. Ví dụ từ điển về các nhà bác học người Slovak có 100 ông, ông thứ 100 ở Slovakia đứng hạng 10.000 trên thế giới. Theo tôi hiểu, tiêu chuẩn ở mỗi giai đoạn có mục đích tập trung sức lực để tạo lập (lấy ví dụ) các bài viết về 100 ông bác học nổi tiếng nhất của thế giới, ở một mức độ chất lượng nhất định. Đến một lúc nào đó chúng ta thay đổi tiêu chuẩn để viết về ông thứ 10.000, với cùng mức độ chất lượng bài viết. Nhưng nếu hôm nay, tôi dịch từ sách tiếng Slovak một bài về một nhà bác học nổi tiểng ở hạng thứ 100 tại Slovakia (tuy các ông giỏi hơn chưa được viết, vì tôi thích ông này), và nếu chất lượng bài viết hoành tráng như bài Nguyễn Thiện Nhân chẳng hạn, thì chẳng ai đòi hỏi về vấn đề tiêu chuẩn. Chất lượng thông tin cao đã có lần (ít nhất 1 lần) thuyết phục người đọc nghi vấn về tiêu chuẩn tại WP tiếng Việt. Thaisk (thảo luận, đóng góp) 11:15, ngày 31 tháng 10 năm 2008 (UTC)Trả lời
  5. Ủng hộ. Lưu Ly (thảo luận) 08:07, ngày 21 tháng 11 năm 2008 (UTC)Trả lời
  6. Ủng hộ.--Trungda (thảo luận) 09:54, ngày 21 tháng 11 năm 2008 (UTC)Trả lời
  7. Ủng hộ. Sẽ giúp các thành viên bớt tranh cãi khi bàn về tiêu chuẩn xóa bài. Trường hợp nhân vật thuộc dạng có tên trong các bách khoa toàn thư chuyên ngành hẹp, hẹp đến mức chỉ có vài chục nhà chuyên môn là biết và hiểu được khi đọc bài thì có bài cũng tốt, tôi không cho đó là dư thừa. Trường hợp từ điển bách khoa có hơi hám mua bán danh tếng thì có thể bỏ qua mọi nguyên tắc để xóa bài. Tôi không phân biệt là từ điển giấy hay mạng. Có nhiều tờ báo lâu năm cũng đã đóng cửa chuyển sang báo mạng. Bánh Ướt (thảo luận) 03:45, ngày 18 tháng 12 năm 2008 (UTC)Trả lời
Chống
  1. Chống! Nếu những từ điển dạng Từ điển lịch sử Thừa Thiên Huế cũng có thể làm cơ sở chắc chắn để đưa vào wikipedia tiếng Việt thì tôi phản đối. Từ điển lịch sử Thừa Thiên Huế có thể có những nhân vật/sự kiện có mức độ nổi bật chỉ trong phạm vi Thừa Thiên Huế nhưng không nổi bật trong phạm vi cả nước hoặc rộng hơn là quốc tế. An Apple of Newton thảo luận 16:30, ngày 17 tháng 12 năm 2008 (UTC)Trả lời
  2. Chống: Không phải từ điển bách khoa nào với ngôn ngữ nào cũng là một nguồn có uy tín. Hơn nữa tôi là một thành viên của nhóm nghiên cứu về thuyết gốc Turk-Altai của tiếng Triều Tiên và tôi đã thấy có nhiều tên trong một bách khoa toàn thư về nghiên cứu nguồn gốc ngôn ngữ, tuy nằm trong một vị trí cao của từ điển này, mà tôi nghĩ sẽ không bao giờ được mang vào Wikipedia (dù bất cứ phiên bản ngôn ngữ nào) vì chỉ có các nhà chuyên môn biết những cái tên đó. Mekong Bluesman (thảo luận) 00:04, ngày 18 tháng 12 năm 2008 (UTC)Trả lời
    Theo tôi chỉ cần bài viết có chất lượng và bảo đảm là đừng có sai các thông tin về mặt chuyên môn là quá tốt, "đừng có sai" ở đây không có nghĩa là các thành viên wiki tiếng Việt có khả năng đọc và hiểu được bài và đánh giá đúng sai. Đừng có sai có nghĩa là các thành viên wiki có khả năng tin tưởng, kiểm tra thành viên tạo bài đã dựa vào nguồn có uy tín, chuyên ngành để viết và có đủ khả năng chuyên môn để chuyển ngữ. Dung lượng của wiki là vô hạn, có thêm một bài viết mà hàng chục năm sau mới có một người tra cứu một lần thì vẫn có ích. Theo tôi, khả năng xuất hiện những bài về những nhân vật chuyên ngành hẹp trên wiki tiếng Việt như bác Mekong là rất ít. Nếu thấy cần thiết thì vẫn còn công cụ bỏ qua mọi nguyên tắc để xem xét từng trường hợp cụ thể. Hoặc có thể treo tiêu bản yêu cầu người đọc wiki cẩn thận dè chừng, tự thẩm định nội dung chuyên ngành. Bánh Ướt (thảo luận) 03:45, ngày 18 tháng 12 năm 2008 (UTC)Trả lời
    Như vậy là sau khi ủng hộ thêm cái này thì chúng ta vẫn còn có nhiều trường hợp để... tranh cãi! Mekong Bluesman (thảo luận) 09:23, ngày 18 tháng 12 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tiêu chuẩn về sự kiện

Xin mượn tiêu chuẩn cá nhân và tổ chức của wiki:

"Phải được nhắc tới trong các sử liệu trong nước hay ngoài nước. Trường hợp này phải ghi rõ nguồn sử liệu hợp lệ, được công nhận chứ không phải sử liệu ma. Hoặc nhân vật tổ chức này đã được chính thức đưa vào giảng dạy trong hệ thống giáo dục chính quy của quốc gia."

Hiện nay có một số quan điểm cho rằng một sự kiện phải có tầm quốc tế mới được đưa vào wiki tiếng Việt vì nếu chỉ quan trọng đối với VIệt Nam thì không là gì cả.

Cũng có người cho rằng một sự kiện không có gì là đặc biệt thì cũng không nên đưa vào wiki tiếng Việt. Nhưng rất khó xác định tiêu chí thế nào là "đặc biệt"? Đề tài đặc biệt hay nội dung có chứa thông tin đặc biệt.

Cũng có người cho rằng đề tài bình thường thì không nên viết và thậm chí là nên biểu quyết xóa khi đã có người viết. Nhưng cũng như từ đặc biệt ở trên, thế nào là bình thường? Và liệu wiki tiếng Việt chỉ chứa những gì bất thường thôi sao?

Cũng có người cho rằng đề tài này nhiều trường hợp tương tự quá ---> xóa?

Bài Khởi nghĩa Lê Văn Khôi đã được viết và nó sẽ bị xóa vì nó không có tầm quốc tế, có quá nhiều cuộc khởi nghĩa tương tự ở Việt Nam và thế giới tương tự, trong bài cũng chẳng có thông tin gì là đặc biệt.

Bài Vụ phát hành tập "Trần Dần - Thơ" cũng xóa vì lý do tương tự: nó có ảnh hưởng gì tới văn học thế giới.

Bài Sự cố sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ cũng chẳng có gì đặc biệt, sự cố tương tự rất nhiều trên thế giới, chỉ chết 54 dân Việt Nam có quan trọng gì tới Mỹ ---> xóa.

Nghi án 47.800 đồng còn tệ hơn, nhỏ xíu ---> xóa.

Và cuối cùng bài "Chuyến thăm Hoa Kỳ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng" đang bị đưa ra biểu quyết xóa, với rất nhiều phiếu có lý do đã nêu.

Theo như tiêu chí phong kiến thì sử sách Việt Nam ngành ngoại giao phải ghi nhận chuyến thăm này cũng như các hiệp định thương mại sắp đàm phán. Nếu sử Việt Nam không thèm ghi thì sử Hoa Kỳ đã đang và sẽ ghi, vậy tôi đề nghị tiêu chí sau:

" Nếu một sự kiện kinh tế, ngoại giao, chính trị, văn hóa, du lịch, thể thao, thông tin sẽ được nhắc tới trong các sử liệu trong nước hay ngoài nước thì nó xứng đáng đưa vào wiki tiếng Việt"

Xin mời các bạn bỏ phiếu.

Bánh Ướt (thảo luận) 08:17, ngày 11 tháng 7 năm 2008 (UTC)Trả lời

Nếu theo tiêu chí Bánh Ướt đưa ra thì quá nhiều sự kiện tầm thường sẽ được đưa vào đây chỉ vì chúng "được nhắc tới trong các sử liệu trong nước hay ngoài nước". An Apple of Newton thảo luận 16:16, ngày 17 tháng 12 năm 2008 (UTC)Trả lời
Thế nào là sự kiện tầm thường, đó là đánh giá theo cảm tính hoặc theo thời đại, rất khó xác định sự kiện lịch sử nào là tầm thường. Sử liệu có thể nhắc sự kiện tầm thường, bình thường như các vụ nhật thực, nguyệt thực, đi sứ, ký hiệp định, hiệp ước, tế trời, cầu đảo, tế chiến sỹ trận vong, quốc tang, bắn pháo hoa mừng chiến thắng, ca khúc khải hoàn, sạt lở đất, núi, lấn biển, đắp đê, vỡ đê, nạn đói, thăng cấp, giáng cấp, kỷ luật, chia tách hợp nhất tỉnh, mở rộng, mất lãnh thổ... nhưng các sự kiện đó phải được nhắc tới từ nhiều nguồn một cách đáng kể để có thể đủ thông tin viết thành một bài hoàn chỉnh. Ngược lại, sự kiện lịch sử dù không tầm thường nhưng khi viết bài sẽ bị xóa vì kém chất lượng.Bánh Ướt (thảo luận) 04:09, ngày 18 tháng 12 năm 2008 (UTC)Trả lời