Tôi băn khoăn không biết có nên gắn cả 2 tiêu bản {{Huyện thị Bắc Trung Bộ}} và {{Các đơn vị hành chính Thanh Hoá}} cho một bài về huyện của tỉnh Thanh Hóa hay không? Rồi cách đặt tên: {{Các huyện thị Khánh Hòa}} có ổn không vì Khánh Hoà còn có thành phố Nha Trang, nếu đặt là {{Các đơn vị hành chính Khánh Hòa}} thì cũng chưa đúng vì có thể bao gồm cấp xã. Vậy có nên đặt tên là {{Các đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh Khánh Hòa}} hay {{Các đơn vị hành chính cấp huyện thuộc tỉnh Khánh Hòa}} không? Hungda (thảo luận) 11:16, ngày 28 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời
Theo em thì anh nên đặt theo tên là {{Các huyện thị Khánh Hòa}} vì đây là tên được sử dụng tương đối rộng rãi trên Wikipedia. Hơn nữa nói từ các huyện thị, chúng ta đã đủ hiểu là các đơn vị hành chính cấp huyện thuộc tỉnh rồi, và cấp huyện thì bao gồm cả thành phố Nha Trang. Còn của thành phố trực thuộc Trung Ương thì phải là "Các quận huyện ....". Tuy nhiên không phải tiêu bản của tỉnh nào cũng là như vậy. Còn nếu anh không thích cách đặt tên như vậy và thấy nó không thoả đáng thì anh có thể đặt là {{Các đơn vị hành chính cấp huyện của Khánh Hoà}}. Như vậy sẽ chính xác hơn.
Còn về vấn đề đặt tiêu bản cho huyện của Thanh Hoá thì anh nên đặt cả 2 tiêu bản như trên. Vì như vậy thông tin không những không trùng lặp mà còn sẽ rõ ràng hơn rất nhiều. Ví dự như bài về huyện Đông Sơn thì ta đặt 2 tiêu bản, người đọc sẽ biết rằng: Đông Sơn là 1 huyện của Thanh Hoá và Thanh Hoá là 1 tỉnh vùng Bắc Trung Bộ.
Đúng là có nhiều tỉnh/Tp có quá nhiều xã/phường (trên 100) vậy nên chúng ta nên thống nhất lấy tiêu bản xã/phường thuộc huyện thôi. Cũng nên thống nhất một mẫu chung cho 63 tỉnh thành, không thừa và cũng không thiếu tiêu bản. Còn về mặt nội dung cũng vậy luôn.Quangluanpro (thảo luận) 13:15, ngày 13 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời
Có được viết về đơn vị hành chính "xã" không
Bình luận mới nhất: 13 năm trước4 bình luận4 người đã thảo luận
Tôi muốn hỏi đơn vị hành chính "xã" có đủ nổi bật để đưa lên wiki hay không? Tôi nghí là nên đưa vì bên tiếng Anh họ đưa khá chi tiết các đơn vị hành chính nhỏ như vậy. Ngoài ra, các bạn thành lập dự án nhưng sao không liên kết các thành viên lại. Tôi nghĩ nên thường xuyên có các buổi thảo luận về một số bài cần nâng cao chất lượng và đề nghị các thành viên tham gia dự án chung tay viết bài. Hoặc cũng có thể giao cho từng thành viên viết về những khu vực địa lý mà mình am hiểu.--goodluck 06:41, ngày 30 tháng 4 năm 2010 (UTC)
Rất cảm ơn những lời khuyên của anh. Nhưng dự án chưa bắt đâu anh ạ. Bây giờ mới đang là giai đoạn chuẩn bị vì có 1 số thành viên đang bận với việc khác.
Đơn vị hành chính cấp xã là đủ nổi bật để đưa lên wiki rồi anh ạ.
Mình cũng thấy thế này có nhiều thông tin chỉ mang tính chất giới thiệu (định nghĩa 1 2 dòng), nhiều người thì thấy nó quá đơn giản không cần thiết nhưng đối với nhiều người khác thì thông tin ấy lại hữu ích. Riêng đối với thể loại xã phường thì chúng ta đã "đặt cách" để đơn vị hành chính cấp xã có trên wiki thì không có lý do gì chúng ta phải bàn cãi nhiều thêm, có chăng chúng ta nên đóng góp để hoàn thiện bài viết mà thôi. Quangluanpro (thảo luận) 17:21, ngày 16 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời
Tôi cũng đồng ý với mọi người. Hiện tại tôi đã tạo được tất cả các bài viết về các đơn vị hành chính cấp xã tại tỉnh Ninh Thuận, nhưng nội dung vẫn chưa được phong phú lắm. Rất mong nhận được sự giúp đỡ của mọi người. Sb1593 (thảo luận) 08:07, ngày 9 tháng 11 năm 2011 (UTC)Trả lời
Khi nào dự án bắt đầu
Bình luận mới nhất: 14 năm trước4 bình luận3 người đã thảo luận
Cho tôi hỏi dự án đã triển khai chưa vậy? tôi không nhận được thông tin gì tiếp theo cả.--goodluck 00:34, ngày 20 tháng 5 năm 2010 (UTC)
Theo kế hoạch thì Dự án bắt đầu ngày Chủ nhật 5/9/2010 bác ạ!Chúng ta còn phải thống nhất về một số vấn đề như tiêu bản cho từng cấp đơn vị hành chính, nội dung của từng bài viết, ... Và một số thành viên còn bận ôn thi ĐH... Tuy chưa đến ngày triển khai, nhưng chúng ta có thể viết bài trước, thu thập thông tin nếu có điều kiện.NgocVy (thảo luận) 07:21, ngày 21 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời
Không hiểu sao tôi đọc chữ ngày 5 tháng 9 năm 2010, tôi lại cứ nghĩ là 9 tháng 5 2010. Do đó tôi lại tưởng là dự án bị đình chỉ ?!--goodluck 07:26, ngày 21 tháng 5 năm 2010 (UTC)
Mình không biết phải thông báo với mọi người như thế nào... Nhưng tình hình là thành viên Huutu muốn thông báo về việc hoãn ngày triển khai dự án về sau với 2 lí do:
1. Có thêm thời gian lên kế hoạch, hỏi ý kiến các thành viên về cách triển khai và tổ chức.
2. Chưa liên lạc được với một số thành viên dự án.
Không biết đến bao giờ thì liên lạc được hết thành viên vậy? :D Thay vì liên lạc qua email, có gì thảo luận và biểu quyết luôn ở đây cho tiện. Tôi chỉ mới thấy bạn Hungda miệt mài với mấy bài viết tỉnh thành.--Goodluck (thảo luận) 03:20, ngày 22 tháng 11 năm 2010 (UTC)Trả lời
Cập nhập Dân số các huyện, thị xã , thành phố
Bình luận mới nhất: 13 năm trước4 bình luận3 người đã thảo luận
Chưa hiểu ý bạn Cheers lắm: tất cả các ĐVHC đều dùng chung 1 bản mẫu, hay là mỗi cấp hành chính dùng 1 bản mẫu? Thực ra mỗi cấp có đặc thù riêng, ví dụ mã bưu chính thì có thể đến cấp xã chứ mã điện thoại thì chỉ đến cấp tỉnh thôi. Hiện nay ở vi.wiki, các thị trấn, xã, phường vẫn dùng chung 1 bản mẫu, trong khi các huyện, quận, thành phố trực thuộc tỉnh lại có các bản mẫu khác nhau. Tôi thấy cũng hợp lí vì đối với huyện sẽ có huyện lị (phổ biến là 1 thị trấn, hiếm khi là 1 xã) còn các ĐVHC cấp huyện khác thì chỉ có thể đề cập đến vị trí của trụ sở UBND thôi. Hungda (thảo luận) 13:27, ngày 26 tháng 12 năm 2010 (UTC)Trả lời
Tôi dự định thêm các bản mẫu sau bằng bot vào trang thảo luận của các bài viết về Tỉnh thành Việt Nam. Nhờ các bạn chỉnh sửa lại bản mẫu trên dùm và cho ý kiến. Cảm ơn. Cái hình nhóm người đó chắc thay bằng bản đồ Hành chính VN nhỉ?--Happy New Year!03:04, ngày 8 tháng 2 năm 2011 (UTC)Trả lời
Trao đổi về tên bài hành chính cấp xã
Bình luận mới nhất: 13 năm trước1 bình luận1 người đã thảo luận
Theo tôi để tên kiểu Hai Bà Trưng (quận) là hợp lý nhất, riêng các trường hợp đặc biệt như Thành phố Hồ Chí Minh thì nên để cho đúng vì 2 lý do chính: khi tim hay tra cứu ta hay lấy chữ cái đầu làm mục tìm vậy nên để tên đơn vị lên đầu sau đó là () để ghi cấp, trường hợp đặc biệt như TP HCM thì đây là một từ gắn liền và trở thành phổ thông ngay cả trong tiếng Anh ta cũng để từ HCM City. Theo tôi dùng từ bất kính thì hơi quá, thứ nhất ta đã có () ngay đằng sau, thứ 2 khi nói về nhân vật nào đó ta hay có đại từ hay chức danh phía trước rồi, và đây cũng là văn viết. Cách dùng này cũng phổ biến trên thế giới Handyhuy (thảo luận) 10:13, ngày 18 tháng 6 năm 2011 (UTC)Trả lời
Khi trùng tên với danh nhân thì gọi [Quận Nguyễn Văn A] là hợp lý và thuận tiện nhất, khi tìm kiếm một một địa danh ở đâu bạn cũng gõ [quận 6], [quận Lê Chân] chứ chẳng ai gõ là [6 quận] hay [Lê Chân quận]. Hơn nữa cách ghi như trong CMND: Xã A, quận B, tỉnh C là phù hợp nhất rùi, nên theo cách đóKien1980v (thảo luận) 10:59, ngày 30 tháng 6 năm 2011 (UTC)Trả lời
Trao đổi về tên bài hành chính cấp xã
Tên ĐVHC cấp xã đặt theo tên danh nhân
Tương tự đối với cấp huyện, nên lựa chọn tên nào làm tên chính thức của bài:
Không khả thi trong một số trường hợp. Điển hình là:
2 cặp tên cấp xã, tên cấp huyện trùng nhau: VD thị trấn Phong Điền, huyện Phong Điền (tỉnh Thừa Thiên-Huế hoặc thành phố Cần Thơ). Có thể chọn cặp tên chính của bài như sau:
Đồng ý Theo tôi thì cứ gọi đúng như quy định của nó ví dụ: [Me, Gia Viễn, Ninh Bình] hay [Lê Đại Hành, Hai Bà Trưng, Hà Nội] thì khỏi phải lo trùng tên và chẳng có ai là đọc vào không hiểu hoặc thấy phản cảm cảKien1980v (thảo luận) 21:22, ngày 17 tháng 6 năm 2011 (UTC)Trả lời
Đúng quy định là quy định nào? Trong văn bản hành chính, người ta bắt buộc phải viết đầy đủ phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội hoặc có thể ngắn gọn hơn là phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Và theo bạn thì sẽ dùng tên chính của bài là [[Phan Đình Phùng, Thái Nguyên, Thái Nguyên]]? Hungda (thảo luận) 03:02, ngày 18 tháng 6 năm 2011 (UTC)Trả lời
#Đồng ý Đồng ý giải pháp này, mặc dù tên bài sẽ dài nhưng được thống nhất với nhau, và lại không lập lờ gây nhầm lẫn gì hết, cũng không ai thấy phản cảm đâu. Nếu ta chọn các giải pháp khác, gặp trường hợp trùng tên sẽ phải thảo luận nhiều, rắc rối lắm. Hội Phượng HoàngThảo luận04:40, ngày 18 tháng 6 năm 2011 (UTC)Trả lời
Phản cảm vì: thứ nhất nó thừa, thứ 2 chỉ vì một Xã ta có một tên quá dài (rất phản cảm), bạn thử vào một trang tổng hợp các Xã (VD: trang thể loại) mới thấy cách trình bày tên Xã kiểu này như thế nào. Thực ra để tên đơn là tốt song vì số lượng từ của VN không nhiều nên bị dùng chung nhiều, vậy nên để cách vừa phải là phù hợp. Nhìn xa trông rộng cũng nên đến thế, ngay cả số điện thoại người ta cũng kéo dài số dần dần tránh lãng phí tài nguyên và không cần thiết. Đừng làm việc gì quá thừa. Gần đây có thành viên TpDk26 viết khá nhiều về chủ đề này, ta nên lưu ý ý kiến của TpDk26.Handyhuy (thảo luận) 15:49, ngày 18 tháng 6 năm 2011 (UTC)Trả lời
Thứ nhất, tại sao lại thừa? Tên với 3 cấp hành chính là đầy đủ nhất, sẽ giúp ta tránh được mọi nhầm lẫn, thuận lợi cho ra cứu khi chỉ cần nhìn vào liên kết đến bài trong một bài khác (vì nhìn vào là biết ngay chính xác xã gì đang được nói tới, khỏi xã của abc, phường của xyz vào sau); không phải lo về mớ trùng tên cả xã lẫn huyện rối rắm khi đặt theo tên danh nhân (như Hungda đã viết); tránh được một thảo luận lê thê về việc nên dùng Lê Chân (quận) hay Quận Lê Chân và những điều tương tự; và còn hàng lô những lý do khác, bao gồm việc các thảo luận về tên bài sẽ không còn tồn tại khi gặp trường hợp đặc biệt nào đó. Thứ hai, việc tên bài dài chả có gì gọi là phản cảm nếu ta xét tính đến ích lợi của nó đối với sự thuận lợi trong việc tra cứu của chúng ta, vì tên bài ngắn không có nghĩa là tên bài đẹp và sẽ được ưa thích. Mời đọc lại phần Hungda đã viết với tên xã và tên phường đều là tên danh nhân, vì tôi thấy mức độ xuất hiện của chúng không phải là ít. Btw: so sánh của bạn giữa tên các xã huyện với các số điện thoại là một so sánh khập khiễng vì các số điện thoại do nhu cầu mở rộng mới tăng số lên dần, còn tên các xã huyện thì có vấn đề gì mà phải tăng lên dần? Đến số lượng của các xã cũng có thể tăng do phân chia xã huyện nhưng có nhiều bằng số lượng SIM số mới mà người ta mua mỗi ngày không? Không có gì là thừa nếu bạn suy tính đến tác hại và lợi ích lâu dài của bất kỳ một vấn đề nào. Hội Phượng HoàngThảo luận03:18, ngày 19 tháng 6 năm 2011 (UTC)Trả lời
Theo phương án này, chúng ta sẽ dùng tên chính của bài là [[Phan Đình Phùng, Thái Nguyên, Thái Nguyên]] (phường Phan Đình Phùng, TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên - xin lỗi, đã nhắc lại VD này đến lần thứ 3) hay [[Văn Quan, Văn Quan, Lạng Sơn]] (thị trấn Văn Quan, huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn), bạn thấy thế nào? Đặc biệt một số huyện có xã và thị trấn trùng tên, ví dụ huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng có thị trấn Vĩnh Châu và xã Vĩnh Châu, vậy tên bài [[Vĩnh Châu, Vĩnh Châu, Sóc Trăng]] sẽ được dùng như thế nào? Hungda (thảo luận) 03:49, ngày 19 tháng 6 năm 2011 (UTC)Trả lời
Đã xem lại và đồng ý vì không có vấn đề gì cả, trường hợp Vĩnh Châu thì nên tạo trang đổi hướng đến Vĩnh Châu, Vĩnh Châu, Sóc Trăng (xã) và Vĩnh Châu, Vĩnh Châu, Sóc Trăng (thị trấn), trường hợp này không có nhiều đâu. Hội Phượng HoàngThảo luận04:05, ngày 19 tháng 6 năm 2011 (UTC)Trả lời
Trường hợp Vĩnh Châu: phần tên sau Vĩnh Châu chỉ có ý nghĩa bổ sung cho nội dung chính (xã Vĩnh Châu). Phần bổ sung có thể là dấu phẩy + cụm từ tên huyện, tên tỉnh như , Vĩnh Châu, Sóc Trăng hoặc dấu ngoặc đơn + cụm từ như (thị trấn), (xã thuộc huyện Vĩnh Châu). Việc kết hợp cả dấu phẩy và dấu ngoặc đơn rất là khó nhìn và chưa thấy tiền lệ trên vi.wiki, trừ Thành viên:TpDk26 mới đây có làm. Hungda (thảo luận) 06:58, ngày 19 tháng 6 năm 2011 (UTC)Trả lời
Bạn đừng làm khó tôi như thế. Tôi chắc chỉ có vài cặp như vậy thôi. Nhưng điều tôi muốn nói là không bao giờ đạt được một sự thống nhất hoàn hảo. Kể cả khi đa số thành viên chọn phương án 1, thì vài ngoại lệ nêu trên cũng cần phải giải quyết linh động. Bạn có đồng ý với tôi tên bài kiểu [[Vĩnh Châu, Vĩnh Châu, Sóc Trăng (xã)]] không chỉ có vấn đề về thẩm mỹ mà còn có vấn đề về tính logic. Người ta chỉ đặt danh từ xã cạnh tên xã, kiểu như [[Vĩnh Châu (xã)]], chứ đặt xã cạnh tên tỉnh thì phi logic quá. Trên thực tế trong tr/h này, có 2 xã, 1 thị trấn và 1 huyện của VN cùng 1 thị xã của Trung Quốc mang tên Vĩnh Châu, khi đó các tên bài chính sẽ là [[Vĩnh Châu (xã thuộc huyện Vĩnh Châu)]]; [[Vĩnh Châu, Châu Đốc]]; [[Vĩnh Châu (thị trấn)]]; [[Vĩnh Châu (huyện)]] hoặc [[Vĩnh Châu, Sóc Trăng]] và [[Vĩnh Châu, Hồ Nam]]. Những tên kiểu này cũng phù hợp với kiểu tên Vàng (màu) trong Wikipedia:Tên bài. Tóm lại không nên tiến hành các thử nghiệm trên wiki, kể cả các tên bài ;-). 11:24, ngày 19 tháng 6 năm 2011 (UTC)
Chưa đồng ý Quy tắc đặt tên tránh nhất là tên dài mà nên ngắn gọn, nhất là địa danh không trùng tên nhau mới chiếm đa số, không cần thiết với mỗi địa danh phải ghi đủ tới cấp tỉnh.--Trungda (thảo luận) 10:53, ngày 19 tháng 6 năm 2011 (UTC)Trả lời
Giải pháp 2
Thống nhất để 2 cấp hành chính [[Tên cấp xã, tên cấp huyện]], trừ các trường hợp ngoại lệ đã nêu ở trên.
Đồng ý Theo tôi để như giải pháp này là hợp lý: [[Tên cấp xã, tên cấp huyện]]. Lý do:
Tên dài vừa đủ để tiện tra cứu thông tin, để như PA1 quá dài gây phản cảm, không cần thiết.
Để tên xã dạng tên đơn sẽ trùng lặp rất nhiều và cũng không tiện vì cấp xã khá nhỏ không đủ nổi như cấp huyện.
Trường hợp trùng cả 2 cụm từ (số này thực tế rất ít) ta sẽ lập một trang đổi hướng. và các trang này cũng rất ít và sẽ là một điều thú vị cho những ai tra cứu và phát hiện ra điều này.
Nếu để tên xã gồm cả [[Tên cấp xã, tên cấp huyện, tên cấp tỉnh]] thực sự là quá thừa vì làm một điều không bao giwof xảy ra là không cần thiết, nói đùa nếu ai muốn gắn cả tên Quốc gia vào thì theo ý kiến đó càng chặt chẽ.
Hiện trạng các trang hiện nay cần dần sửa để thống nhất.
Giữ tên bài đơn ([[Tên cấp xã]]) nếu không có sự trùng lặp, giữ tên kép ([[Tên cấp xã, tên cấp huyện]]) nếu có trùng lặp tên cấp xã và ([[Tên cấp xã, tên cấp huyện, tên cấp tỉnh]]) nếu có trùng lặp cả tên cấp xã và tên cấp huyện. Các trường hợp ngoại lệ ở trên được thống nhất trong phạm vi có thể (VD: không lấy tên chính là Phan Đình Phùng, Thái Nguyên đồng thời với Phan Đình Phùng, thành phố Nam Định).
Đồng ý Tôi nghĩ tên càng ngắn gọn càng tốt. Trừ trường hợp có trùng lặp địa danh thì mới dùng tên kép, nếu không thì nên dùng tên đơn làm tên chính của bài. Tên bài kép (đôi, ba) tức là có sự phụ thuộc, do đó khi có sự điều chỉnh địa giới chẳng hạn, sẽ có thể phải thay đổi tên bài cho phù hợp, trong khi các bài cấp xã thì rõ ràng ít được chăm sóc hơn cấp huyện. Mà xu hướng sáp nhập các xã giáp ranh để mở rộng các thị xã, thành phố đang ngày càng tăng lên. Hơn nữa, kể cả trường hợp dùng tên đôi, thậm chí tên 3 thì vẫn có những ngoại lệ, không thể thống nhất 100% được (VD: không biết bao nhiêu người đồng ý với cách dùng tên chính của bài là [[Phan Đình Phùng, Thái Nguyên, Thái Nguyên]] - tức là phường Phan Đình Phùng, TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên). Tốt nhất là đối với mỗi trường hợp ngoại lệ đó (như tôi đã nêu ở trên), chúng ta thống nhất một kiểu tên bài. Hợp lí hóa trong hoàn cảnh cụ thể, trong chừng mực có thể chính là phương thức linh hoạt nhất. Hungda (thảo luận) 16:25, ngày 18 tháng 6 năm 2011 (UTC)Trả lời
Đồng ý Quy tắc đặt tên ưu tiên sự ngắn gọn. Trùng tới đâu thì mở rộng, kéo dài tới trên đó, nghĩa là nếu đơn vị cấp trên đó (huyện) vẫn trùng thì mở rộng lên đơn vị cấp tỉnh. Các mục từ thuộc lĩnh vực khác cũng vốn dĩ chỉ đứng đơn, chỉ khi có trùng mới phải kéo dài mở rộng. Bàn thêm về địa danh mang tên danh nhân, nên theo trường hợp Thành phố Hồ Chí Minh cho thống nhất: nếu địa danh mang tên danh nhân thì đều nên ghi Phường Trần Hưng Đạo, còn Trần Hưng Đạo (phường) hoặc Trần Hưng Đạo, tên quận/tên TP là các trang đổi hướng. Nếu lại có trùng tên địa danh là tên danh nhân cùng cấp nữa thì mở rộng, kéo dài tới trên đó.--Trungda (thảo luận) 11:01, ngày 19 tháng 6 năm 2011 (UTC)Trả lời
Đồng ý Không cần thiết phải cho địa danh mẹ vào nếu như không trùng tên. Nếu theo phương án 1 và 2 thì tên sẽ dài không cần thiết. Vấn đề trùng tên thì giái quyết theo phương án này là tốt nhất. Còn với tên phường theo danh nhân, ý kiến các nhân là sử dụng cách Phan Đình Phùng, thành phố Thái Nguyên và không có danh từ riêng với các trường hợp không trùng tên tỉnh khác. CNBH (thảo luận) 18:38, ngày 29 tháng 7 năm 2011 (UTC)Trả lời
Ý kiến . Đồng ý ưu tiên sự ngắn gọn, song tôi thấy nếu để tên đơn sự trùng lặp sẽ rất rất nhiều khi các bài cấp Xã đang được liên tục viết. Chỉ cần thêm tên Huyện vào đằng sau thì số lượng trùng lại giảm rất mạnh (tất nhiên không hết hoàn toàn song tôi nghĩ phải giảm được hơn 90%). Bằng một động tác ta giảm được số lượng trang định hướng đáng kể. Cũng thử nên nghiên cứu?.Handyhuy (thảo luận) 16:05, ngày 19 tháng 6 năm 2011 (UTC)Trả lời
Tôi đã lập danh mục các đơn vị hành chính cấp xã ở VN, và nói chung sẽ cơ bản tránh được sự trùng lặp. Ngoài ra cũng có sự trùng lặp với ĐVHC của Trung Quốc, hoặc trùng với tên người. Một số bản mẫu danh sách ĐVHC cấp xã mà tôi đã lập (VD: Thể loại:Tiêu bản danh sách xã, phường, thị trấn (Thái Bình)) hoặc đã sửa đều tuân theo nguyên tắc này.
Ý kiến Tôi không theo dõi hết được những thảo luận ở trên. Theo tôi, trước hết là [tên cấp xã/phường], nếu có sự trùng lặp thì thêm vào [xã,huyện]. Như ví dụ ở trên nên dùng [Phan Đình Phùng, thành phố Thái Nguyên], thay cho [Phan Đình Phùng, Thái Nguyên] vì sẽ gây nhầm lẫn do tên thành phố trùng tên tỉnh). Trường hợp trùng cả tên xã và huyện thì phải chấp nhận tên dài, ví dụ như các tên đã nêu ra ở An Hiệp.--Cheers! (thảo luận) 03:56, ngày 20 tháng 6 năm 2011 (UTC)Trả lời
Ý kiến của bạn cơ bản cũng là nội dung của Giải pháp 3. Trường hợp trùng cả tên xã, tên huyện tôi đã bổ sung thêm. Tr/h tên ĐVHC kiểu như Phan Đình Phùng thì cần sự thống nhất như tôi nêu trong phần "Tên ĐVHC đặt theo tên danh nhân" ở trên. Hungda (thảo luận) 02:51, ngày 25 tháng 6 năm 2011 (UTC)Trả lời
Cấp xã: [[Tên cấp xã (phường/thị trấn), tên cấp huyện]]
nếu như phương pháp này thì rất tiện cho việc mình gọi lại tên (đỡ rườm rà) và phiền vì tên dài ngắn, rất tối ưu, vừa biết tên cấp xã và huyện mà nó trực thuộc, và cũng đỡ công sửa chữa nếu trùng tên!
giải quyết ngoại lệ:
tên [[Tên cấp xã (phường/thị trấn)]] đổi đến [[Tên cấp xã (phường/thị trấn), tên cấp huyện]]
nếu trùng tên thì [[Tên cấp xã (phường/thị trấn)]] sẽ chuyển thành bài đổi hướng.
trường hợp trùng tên cả xã và huyện thì mình gán thêm địa danh cấp tỉnh vào như: [[Tên cấp xã (phường/thị trấn), tên cấp huyện, tên cấp tỉnh]]! và mình thêm [[Tên cấp xã (phường/thị trấn), tên cấp tỉnh]] chuyển đến nó, nhưng ở trường hợp này thì rất ít xảy ra!
xã, thị trấn và phường trùng tên sẽ đặt: [[tên thị trấn cấp xã (thị trấn tên cấp tỉnh)]], [[tên cấp xã, tên cấp huyện]], [[tên thị trấn cấp xã (phường tên cấp tỉnh)]] như: An Châu (thị trấn Bắc Giang) và An Châu, Sơn Động thuộc huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang
Sóc Sơn (khu di tích): Tên một khu di tích tại huyện Sóc Sơn, Hà Nội, nếu có khu di tích tại tỉnh khác trùng tên thì mở rộng ra, còn nếu không có thì thôi
Sóc Sơn (thị trấn tại Kiên Giang): tên một thị trấn tại huyện Hòn Đất, Kiên Giang, chỉ cần ghi tên thị trấn tại tỉnh là được vì không có thị trấn khác cùng tên tại huyện khác của tỉnh Kiêng Giang
Tại sao không gọi là đường Hồ Xuân Hương cho tên người còn cái hồ nước viết đúng chính tả nó là hồ Xuân Hương đấy chứ? Tương tự bài Sông Mã thì nó phải là tên huyện hơn là con sông Mã. Hơn nữa người ta gọi đường Phan Đình Phùng và khu di tích Phan Đình Phùng chứ chẳng ai chỉ với từ Phan Đình Phùng mà nghĩ nó là di tích hay là đường phố thì đúng là hết thuốc rùi?Kien1980v (thảo luận) 10:51, ngày 30 tháng 6 năm 2011 (UTC)Trả lời
Bình luận mới nhất: 13 năm trước3 bình luận3 người đã thảo luận
Tôi thấy mọi người vẫn cứ loay hoay cãi nhau về cách viết, đặt tên đầu bài đơn vị hành chính thế nào mà chẳng ai nghĩ hoặc nghiên cứu xem tất cả các bài viết về huyện, xã của chúng ta chất lượng là quá kém? Bản thân tôi viết rất nhiều về chủ đề này từ rất lâu và đến giờ vẫn đang bở hơi tai tìm kiếm thông tin về hơn 100 xã, phường của Ninh Bình mà vẫn thấy các bài viết đó chất lượng quá kém, nguồn dẫn chứng thiếu rất nhiều, thông tin yếu kém, đòi hỏi nhiều thời gian nghiên cứu và sưu tầm và kiểm chứng thông tin. Không biết đã được 5% số xã của Việt Nam được viết chưa? Vấn đề tên gọi tuy chưa thống nhất nhưng cứ lao vào viết đi thì mới vỡ vạc ra được nên đặt thế nào, gọi thế nào cho từng bài viết. Về cái tên gọi nó cũng chỉ đổi hướng xoạch cái là xong, đâu phải là vấn đề nóng bỏng đến vậy. Hãy xây nhà cho tốt, móng vững, mái cao mặt tiền đẹp rồi đăng ký số nhà sau cũng chưa muộnKien1980v (thảo luận) 11:09, ngày 30 tháng 6 năm 2011 (UTC)Trả lời
Rõ ràng với số lượng bài tiềm năng như thế thì việc thống nhất về tên chính của bài là rất đáng làm. Hẳn là anh biết tình trạng số nhà lộn xộn ở các đô thị hiện nay? Bản thân các bài viết về ĐVHC cấp xã chưa có nhiều sự quan tâm, thì việc đưa ra thảo luận về tên bài cũng làm tăng thêm sự chú ý của cộng đồng đấy chứ? Hungda (thảo luận) 15:08, ngày 30 tháng 6 năm 2011 (UTC)Trả lời
Theo ý kiến của tôi, việc thống nhất cách đặt tên nên là việc làm tiên quyết, vì sau khi đã thống nhất được tên gọi, chúng ta sẽ dễ dàng tra cứu hoặc tạo thêm bài mới; tránh việc sau khi thực hiện nội dung rồi mới đi đến thống nhất tên gọi thì việc sửa tên tiêu đề lại gây mất thời gian (do số lượng bài viết quá nhiều, hiện tại có tới trên 11 nghìn đơn vị hành chính cấp xã) và gây phiền toái cho cả người viết bài và người tra cứu. Sb1593 (thảo luận) 08:19, ngày 9 tháng 11 năm 2011 (UTC)Trả lời
Tỉnh Yên Bái
Bình luận mới nhất: 13 năm trước1 bình luận1 người đã thảo luận
Bình luận mới nhất: 12 năm trước8 bình luận3 người đã thảo luận
hiện tại đang có danh sách dân số và diện tích các xã, phường, thị trấn nhưng mình cập nhập hết ko nổi vì quá nhiều, bạn phụ mình làm 1 vài vùng được ko
Dữ liệu ở http://gis.chinhphu.vn/ không ghi rõ năm, cái này đặc biệt quan trọng đối với dân số. Bạn có thể sử dụng dữ liệu trong file excel ở đây, sẽ tiện hơn nhiều. Trong đó cập nhật đến 31/12/2009, số liệu dân số chủ yếu theo điều tra 1999, các số liệu cập nhật sau được lấy theo văn bản tham chiếu bên cạnh. Hungda (thảo luận) 08:27, ngày 10 tháng 4 năm 2012 (UTC)Trả lời
Số liệu cũ cũng có ý nghĩa của nó. Thực ra dân số VN những năm gần đây tăng không mạnh, ví dụ phường Hàng Đào, HN năm 1999 là 5.807 người, còn theo http://gis.chinhphu.vn/ là 5983 người (tăng 3 %). Dù sao có nhiều số liệu càng tốt, nó sẽ cho biết xu hướng biến động dân số. Hungda (thảo luận) 08:48, ngày 10 tháng 4 năm 2012 (UTC)Trả lời
cũng còn tùy àh bạn có nhiều xã phường vùng ven đô dân số tăng rất nhanh, dân số tỉnh Bình Dương tăng gấp đôi. Mặc dù dân số các xã phía Bắc thì đúng là ko tăng lắm, các phường nội thành thường ko có quỹ đất nên cũng ko tăng thậm chí là giảm do dân di chuyển ra vùng ven sống nhường chỗ cho các công trình thương mại dịch vụ--Harry Pham (thảo luận) 17:41, ngày 24 tháng 4 năm 2012 (UTC)Trả lời
Bình luận mới nhất: 12 năm trước2 bình luận2 người đã thảo luận
Hiện bot đang tạo các bài về hành chính cấp xã (tổng số xã Việt Nam khoảng 11.000) tại đây. Do cơ sở dữ liệu chưa cập nhật kịp (năm 2009), nên một số huyện đã chuyển lên thị xã hoặc thị xã lên thành phố, và một số trang cần định hướng hoặc cần xếp thể loại, cần sự giúp đỡ của các thành viên trong dự án. Bot không thể bao quát được hết tất cả các trường hợp. Cảm ơn sự hợp tác của các thành viên.--Cheers! (thảo luận) 11:20, ngày 22 tháng 4 năm 2012 (UTC)Trả lời
Các huyện, thị xã, thành phố ttt loại 2,3, quận: trung bình
Các xã, phường, thị trấn: thấp
Một số ngoại lệ khác:
Các tỉnh có đô thị loại 1: đặc biệt
Các thành phố là đô thị loại 1: cao
thị trấn loại 4 : trung bình
nguyên do: mình nghĩ các phường rất nhỏ nên dù thuộc tp loại nào cũng ko quan trọng lắm, các tp loại 2 nên nằm ở cấp trung bình vì các tỉnh có các tp đó chỉ nằm ở cấp độ cao, ko nên để 1 tp lại quan trọng ngang với tỉnh quản lý nó, thị trấn loại 4 mình nghĩ cũng quan trọng ngang thị xã vì cấp phân loại đô thị ngang nhau
Do số đơn vị hành chính cấp tỉnh của VN hiện là 63, so với khoảng 700 ĐVHC cấp huyện và cỡ 10.000 ĐVHC cấp xã, cho nên tôi đề nghị tất cả ĐVHC cấp tỉnh đều xếp mức độ quan trọng đặc biệt.
Mức đặc biệt quan trọng: Đô thị loại đặc biệt (HN, TP.HCM), đô thị loại 1 (các thành phố trực thuộc trung ương còn lại và một số TP trực thuộc tỉnh) và tất cả các tỉnh.
Mức quan trọng cao: Đô thị loại 2 (TP trực thuộc tỉnh), đô thị loại 3 (thị xã hoặc TP trực thuộc tỉnh), các quận và huyện loại 1 (theo Nghị định số 15/2007/NĐ-CP).
Mức quan trọng trung bình: Các huyện, đô thị loại 4 (thị xã, một số thị trấn), đô thị loại 5 (các thị trấn còn lại), các xã và phường loại 1 (theo Nghị định số 159/2005/NĐ-CP).
Mức quan trọng thấp: Các xã và phường loại 2, loại 3 (theo Nghị định số 159/2005/NĐ-CP).
Đặc biệt quan trọng: nếu xếp tất cả các tỉnh thuộc đặc biệt quan trọng thì chưa ổn, ví dụ như so sánh giữa Bắc Kạn và Hà Nội, hoặc Bắc cạn với một thành phố loại 1 thuộc tỉnh như Huế, thì việc cần nâng cấp ưu tiên có lẽ sẽ là Huế thay vì Bắc Cạn.
Ta cũng có thể tham khảo cách tính điểm theo các nghị quyết của VN, tuy nhiên, việc này sẽ tốn nhiều thời gian và quá phức tạp nếu chúng ta không có sẵn một bảng điểm liệt kê của VN.
Phương án này có ưu điểm là tiêu chí khá đơn giản nhưng nhược điểm là phải có tài liệu của các cấp hành chính về việc phân loại từng ĐVHC cụ thể.
Mức đặc biệt quan trọng: Các ĐVHC cấp tỉnh loại đặc biệt và loại 1 (theo Nghị định số 15/2007/NĐ-CP).
Mức quan trọng cao: Các ĐVHC cấp tỉnh loại 2, loại 3 và các ĐVHC cấp huyện loại 1 (theo Nghị định số 15/2007/NĐ-CP).
Mức quan trọng trung bình: Các ĐVHC cấp huyện loại 2, loại 3 (theo Nghị định số 15/2007/NĐ-CP) và các ĐVHC cấp xã loại 1 (theo Nghị định số 159/2005/NĐ-CP).
Mức quan trọng thấp: Các ĐVHC cấp xã loại 2, loại 3 (theo Nghị định số 159/2005/NĐ-CP).
Cách đánh giá này có vẻ khách quan hơn. Tuy nhiên, số liệu hiện tại chỉ có thể lấy được trong 3 tháng gần nhất chứ không tính được tổng số truy cập trung bình/tháng kể từ khi khởi tạo bài.
Ta cũng cần xem các cận trên và dưới, ví dụ như một tỉnh chỉ có thể là đặc biệt hoặc cao chứ không thể pageview thấp mà cho nó xuống nữa. Tương tự cấp huyện mặc nhiên là trung bình-cao, cấp xã thấp-trung bình.--Cheers! (thảo luận) 04:59, ngày 20 tháng 9 năm 2012 (UTC)Trả lời
Chung
Qua 4 phương án đề xuất thì có 3 phương án có điểm chung"
Đối với nhóm đặc biệt quan trọng là: 5 thành phố thuộc trung ương, và các tỉnh có đô thị loại 1.
Cao: thành phố là đô thị loại 1.
Đối với nhóm thấp: tất cả các xã, phường thuộc đô thị loại 2,3, 4. (Các đơn vị khác thảo luận thêm)
trung bình:Các huyện (của các tỉnh), đô thị loại 4. (Các đơn vị khác thảo luận thêm)
OSM đã hỗ trợ xuất dữ liệu bản đồ thành file ảnh, do đó chúng ta không cần chụp màn hình mà vẫn có thể có bản đồ đẹp để xem. Tuy nhiên để cho ảnh đẹp, rõ nét, các bạn nhớ chọn loại SVG và kích thước lớn hơn 1280x800 nhé.
Chỉnh sửa, thêm hoặc thay thế Bản mẫu Thông tin đơn vị hành chính VN đối với các bài ĐVHC cấp huyện
Bình luận mới nhất: 12 năm trước4 bình luận3 người đã thảo luận
Xin mời thành viên dự án cũng như các thành viên vi.wiki quan tâm tham gia Chỉnh sửa, thêm hoặc thay thế Bản mẫu Thông tin đơn vị hành chính VN đối với các bài ĐVHC cấp huyện. Danh mục các huyện xem tại đây. Các bạn có thể tham khảo phần sửa đổi trong bài Thuận Thành. Các thông tin có thể lấy trong nguồn đã ghi trong bài Thuận Thành. Cụ thể:
Thông tin dân số 2009, thành phần dân cư (nông thôn-thành thị): tham khảo [2]
Thông tin dân số 1999 (hoặc có thể mới hơn), diện tích, tọa độ, mã hành chính: [3]
Các thông tin về dân tộc, năm thành lập, năm điều chỉnh địa giới... có thể bổ sung nếu có nguồn.
Bình luận mới nhất: 12 năm trước3 bình luận2 người đã thảo luận
Đối với những bài địa danh cấp xã mà tên gọi không kèm theo cấp huyện, mình đang tạo tất cả các trang đổi hướng từ [[xã, huyện] --> [xã]]. Điều này sẽ tạo thuận lợi: 1) trước đây các thành viên đặt tên theo cách [xã, huyện] thì sẽ liên kết đến đúng bài; 2) khi các ngôn ngữ khác tạo địa danh về xã Việt Nam họ sẽ nắm được quy cách đặt tên mà tạo interwiki. Tuy nhiên, do không lường hết được những địa danh của Trung Quốc trùng tên, có khả năng một vài (ít) trang đổi hướng sẽ dẫn đến các bài về địa danh TQ, việc này sẽ sửa sau. Số lượng tạo trang định hướng lần này khoảng 5900 trang, có thể bao gồm các trang đã tồn tại từ trước.--Cheers! (thảo luận) 01:49, ngày 4 tháng 10 năm 2012 (UTC)Trả lời
Link nêu trên cập nhật dân số các tỉnh. Đối với cấp huyện và cấp xã, chưa thấy có số liệu đầy đủ, tuy nhiên, một số tỉnh có cung cấp số liệu, ví dụ của Bắc Kạn ở đây, trên Cổng thông tin điện tử Bắc Kạn. Các bạn có thể bổ sung để có nguồn cập nhật vào các bài tương ứng. Hungda (thảo luận) 09:02, ngày 24 tháng 4 năm 2020 (UTC)Trả lời
^Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở trung ương. “Dân số đến 01 tháng 4 năm 2019”. |url= trống hay bị thiếu (trợ giúp); |ngày truy cập= cần |url= (trợ giúp)
Cấu trúc đề nghị cho các bài đơn vị hành chính cấp tỉnh, huyện, xã
Bình luận mới nhất: 4 năm trước2 bình luận2 người đã thảo luận
Chào mọi người, cho tôi hỏi cái phần cấu trúc, có thể thay đổi một chút được không ạ, ý kiến của tôi là, cấu trúc theo thứ tự :
Cám ơn ạk. Vậy có nhiều trang giao thông nó đứng hàng thứ 3 vậy có nên đổi xuống gần phía dưới không vậy ạk Nguyễn Hoàng Nhật Thiên Nam 18:19, ngày 3 tháng 5 năm 2020 (UTC)
Tôi đã chỉnh sửa toàn bộ tỉnh Bắc Kạn rồi đó, có gì coi lại giùm tôi, rồi thông báo cho tôi nha. Nguyễn Hoàng Nhật Thiên Nam 18:21, ngày 3 tháng 5 năm 2020 (UTC)
Thảo luận về "Hướng dẫn thông lệ về tên bài hành chính Việt Nam"
Bình luận mới nhất: 4 năm trước76 bình luận13 người đã thảo luận
Tôi thấy có một số điểm chưa hợp lý trong hướng dẫn nêu trên với tên bài đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện và xã, mong muốn các thành viên trong cộng đồng nói chung và trong dự án nói riêng cùng thảo luận. Để tiện thảo luận, tôi liệt kê lại các trường hợp và tách riêng 2 nhóm là tên bài đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện và cấp xã. Sau khi thống nhất sẽ đưa nội dung vào Wikipedia:Tên bài.
Về tên bài ĐVHC cấp huyện
Gồm 03 dạng:
Tên đơn của ĐVHC đó, nếu tên ĐVHC đó không trùng với ĐVHC cấp tỉnh, cấp huyện nào khác. Ví dụ 1: Tháp Mười. VD 2: Phú Ninh là ĐVHC cấp huyện, dùng tên bài đơn, do ưu tiên so với ĐVHC cấp xã cùng tên: Phú Ninh (xã).
Tên đơn của ĐVHC đó, kèm tên loại ĐVHC (đặc điểm phân biệt) trong dấu ngoặc đơn () trong trường hợp có ĐVHC khác trùng tên, cùng là ĐVHC cấp huyện nhưng khác loại ĐVHC. VD: Cao Lãnh (huyện) và Cao Lãnh (thành phố)
Tên kép, gồm tên ĐVHC nêu trong bài và ĐVHC cấp trên nó, trong trường hợp có ĐVHC khác cùng tên và cùng cấp hoặc cấp trên. VD: Tam Nông, Đồng Tháp và Tam Nông, Phú Thọ.
Đồng ý Từ đây trở đi, tôi lưu ý phương án thỏa hiệp: tồn tại 2 tên gồm tên tiêu chuẩn và tên thông dụng. Tên tiêu chuẩn là buộc phải tuân thủ quy tắt đặt tên, hầu như không xảy ra ngoại lệ, có thể là tên chính của bài (tên thông dụng) hoặc trang đổi hướng. Bất đồng thực sự chỉ diễn ra ở tên thông dụng hay tên chính của bài. Thái Nhi (thảo luận) 07:00, ngày 2 tháng 5 năm 2020 (UTC)Trả lời
Các trường hợp phức tạp và chưa thống nhất như thảo luận dưới đây thì nên để chung theo dạng 4 hoặc dạng 3. Riêng về dạng 4, thực ra nó là kiểu đặt tên được hướng dẫn trong Wikipedia:Tên bài, dù cho trong ngoặc dài ngắn thế nào thì về bản chất nó không khác với kiểu tên bài [[vàng (màu)]]. Hungda (thảo luận) 16:41, ngày 2 tháng 5 năm 2020 (UTC)Trả lời
Hiện vi.wiki chấp nhận tên bài thành phố Hồ Chí Minh nhưng lại không chấp nhận cách viết tương tự cho ĐVHC cấp huyện, xã. Đối với ĐVHC cấp huyện, xã, hiện dùng tên bài như Dương Minh Châu (huyện), Lê Bình (phường). Nhưng còn nhiều trường hợp chưa hợp lý lắm:
Ý kiến Ở đây, rõ là trường hợp Thành phố Hồ Chí Minh là ngoại lệ! Các trường hợp khác đều phải quy về "X (huyện)", "Y (phường)". Một số trường hợp khác không bị xem là ngoại lệ vì tên hành chính khác với tên người như Bá Thước với Cầm Bá Thước.
Theo tôi hiểu thì tên tiêu chuẩn sẽ là tên chính của bài. nếu thế thì tôi phản đối vì [[Nguyễn Trãi, Hải Dương (thành phố)]] vừa dùng dấu phẩy vừa dùng ngoặc, rât không thẩm mỹ, không thống nhất; trong tiếng Việt có thể hiểu đây là thành phố Ng Trãi thuộc tỉnh HD. Mục tiêu của các trang đổi hướng là để tiện tìm kiếm và tạo liên kết tối đa giữa các bài, vậy sao lại "ngại phải sửa liên kết"? Nhiều khi chẳng cần sửa liên kết làm gì.Hungda (thảo luận) 10:15, ngày 2 tháng 5 năm 2020 (UTC)Trả lời
Tên tiêu chuẩn thực sự nó là tên kỹ thuật, tuân thủ theo quy ước đặt tên. Nhưng nó không nhất thiết phải là tên chính. VD như trường hợp Nguyễn Trãi, Hải Dương (thành phố) là tên tiêu chuẩn, tuân thủ theo quy ước đặt tên tên ĐVHC 3 cấp. Do đó, khi cần kiểm tra về mặt kỹ thuật, các thành viên trong dự án hoàn toàn có thể tìm kiếm bài nhanh chóng, khi đặt liên kết cũng thuận tiện hơn mà không cần phải biết chính xác tên bài chính. Còn tên thông dụng hay tên bài chính của trường hợp này lại là Nguyễn Trãi, thành phố Hải Dương. Tên thông dụng là tên thuận miệng, vì vậy nó có thể không cần một quy ước quá cứng nhắc. Điểm bất tiện là tùy vào thói quen, sở thích của mỗi người mà có tên "hợp nhãn" với người này nhưng lại "ngứa mắt" với người kia.Thái Nhi (thảo luận) 16:11, ngày 2 tháng 5 năm 2020 (UTC)Trả lời
Vì anh Thái Nhi gọi là "tên tiêu chuẩn" nhưng nhìn ví dụ thì nó "không chuẩn" nên tôi khá băn khoăn. Tuy nhiên có thể hiểu ở khía cạnh "tên tiêu chuẩn" khi là tên kép thì tên ĐVHC cấp trên được kèm theo ở dạng tên bài chính ([[Hải Dương (thành phố)]]), như thế cũng là một sự thuận lợi cho biên tập viên wiki.Hungda (thảo luận) 16:41, ngày 2 tháng 5 năm 2020 (UTC)Trả lời
Vậy thì ta sẽ thống nhất gọi là tên kỹ thuật nhé. Vì bản chất tên này là là theo quy ước cố định, gần như không có ngoại lệ để tạo thuận lợi trong tìm kiếm và xử lý kỹ thuật. Phần thảo luận tập trung giải quyết tìm đồng thuận phần tên chính của một số bài (mà ở đó tên kỹ thuật chỉ là trang đổi hướng). Thái Nhi (thảo luận) 01:26, ngày 3 tháng 5 năm 2020 (UTC)Trả lời
Đúng thế! Vấn đề thảo luận còn lại chỉ là từ tên kỹ thuật đổi hướng sang tên nào cho thuận ý nhất. Nhưng ta cứ tìm đồng thuận từng phần đã. Phần này mới là tên ĐVHC là tên danh nhân thôi. Thái Nhi (thảo luận) 04:35, ngày 3 tháng 5 năm 2020 (UTC)Trả lời
Phần đầu của tiêu đề "Thảo luận chưa thống nhất" tôi có nêu 4 dạng tên chính của bài, như vậy sẽ giảm thiểu các dạng tên chính. Các tên đặc biệt đều có thể quy về dạng 3 hoặc dạng 4. Hungda (thảo luận) 04:45, ngày 3 tháng 5 năm 2020 (UTC)Trả lời
Hungda Với 4 dạng tên chính mà bạn thì về cơ bản tôi đồng ý. Với các tên kĩ thuật thì qua theo dõi các dạng tên mà bqv Thái Nhi đã tạo, tôi thấy những trường hợp tên không phải danh nhân thì hầu như cũng gồm các dạng tên kĩ thuật mà bqv nhắc đến ở trên thôi. Và nếu được ta cũng nên để chung và xử lý các trường hợp có tên danh nhân và không có tên danh nhân tương tự như nhau, như vậy sẽ đúng theo tinh thần giảm bớt các trường hợp phải xét tới. Điểm khác nhau duy nhất ở tên chính của các đvhc là tên danh nhân là các tên này chỉ có thể thuộc các nhóm 2, 3, 4 chứ không thể thuộc nhóm 1.
Và cũng qua đây tôi nghĩ chúng ta nên thống nhất ở 3 điểm sau đây để quá trình lựa chọn tên chính được dễ dàng và ít tranh cãi hơn:
Đặt tên chính cần căn cứ chặt chẽ theo tên kỹ thuật, lấy tên kỹ thuật làm cơ sở để chọn tên chính. Chính vì những thảo luận trước đây không có khái niệm "tên kĩ thuật" nên mọi thứ giống như luật rừng vậy, dẫn đến việc "chín người mười ý". Bao giờ cũng vậy, có luật lệ, quy ước chung rõ ràng thì thảo luận sẽ tiến triển hơn rất nhiều.
Cần tận dụng lợi thế là các tên kỹ thuật đã đảm bảo bao trùm được hết tất cả mọi trường hợp cần phải phân biệt rồi. Từ đó, khi chuyển từ tên kỹ thuật sang tên chính ta chỉ có gom lại chứ không chia ra thêm nữa. Hay nói cách khác, nên là nhiều tên kỹ thuật có chung 1 dạng tên chính, chứ không nên có 1 tên kỹ thuật mà lại chia trường hợp để đặt nhiều tên chính khác nhau.
@Hungda:, nếu bạn nói "tên bài mà muốn chi tiết thì cần thay hết các tên bài đơn về địa danh" thì tôi không đồng ý lắm. Tôi có xem qua thì thấy trong quá khứ, trường hợp bài Nguyễn Trãi, thành phố Hải Dương thật ra trước đó cũng được đặt là [[Nguyễn Trãi, Hải Dương]]. Tuy nhiên đợt đó các thành viên có vẻ như đã bỏ qua tiêu chí ngắn gọn để đồng thuận với việc đặt tên bài thành Nguyễn Trãi, thành phố Hải Dương cho rõ nghĩa hơn. Như bạn nói, mục đích của việc này là để tránh nhầm Nguyễn Trãi là 1 đvhc cấp huyện.
Nếu như vậy tôi thiết nghĩ, mong các bạn có thể suy nghĩ lại, một lần nữa bỏ qua tiêu chí tên ngắn đối với các trường hợp huyện cùng tên, cũng giống như lần trước vậy. Lần trước, mục đích của việc đặt này là để tránh nhầm rằng đây là 1 đvhc cấp huyện. Tuy nhiên tôi lại nghĩ tránh là tránh thế thôi, thực tế thì cũng rất ít ai nghe qua cái tên Nguyễn Trãi, Hải Dương mà lại nhầm nó là huyện thuộc tỉnh Hải Dương cả. Hơn nữa, cũng có thể lập luận rằng tên bài đâu cần phải nói rõ Nguyễn Trãi, Hải Dương là 1 đvhc cấp xã, vì người đọc nếu muốn biết thì vào đọc là được 2600:1700:CCD0:5790:4584:6B70:13CD:7962 (thảo luận) 09:51, ngày 1 tháng 5 năm 2020 (UTC)Trả lời
@Hungda: tôi đã có thảo luận ở bên dưới, nhưng ở đây cũng xin được nói lại. Tôi đồng ý là các thị trấn thuộc huyện thì sẽ ghi rõ là "thuộc huyện". Tuy nhiên đối với trường hợp "thuộc tỉnh" thì không nên, vì nếu ghi vậy sẽ có thị trấn Vĩnh Thạnh và thị trấn Phong Điền ở Cần Thơ phải sửa thành [[Vĩnh Thạnh (thị trấn thuộc thành phố Cần Thơ)]]. Lúc này tên bài trở nên quá dài, mà "thị trấn thuộc thành phố" thì nghe không ổn chút nào, nên tôi nghĩ đối với trường hợp phải phân biệt bằng tỉnh thì tên đặt như hiện tại là cũng chấp nhận được rồi 2600:1700:CCD0:5790:1569:9E88:232E:8EB6 (thảo luận) 04:10, ngày 2 tháng 5 năm 2020 (UTC)Trả lời
@Hungda:, lại nói về vấn đề thẩm mỹ. Tôi cũng hiểu là bấy lâu nay bạn khá khó chịu với những cái tên có sự kết hợp giữa dấu phẩy và dấu ngoặc đơn. Tuy nhiên trong quá trình đặt tên này, điều này khó tránh khỏi. Có 1 điều chúng ta bị giới hạn là vì trong tiếng Việt danh từ chung đi trước danh từ riêng, mà trong khi đó tên bài viwiki lại tránh đặt danh từ chung lên đầu bài. Trong tiếng Anh nếu có thì tên bài sẽ đặt là Lương Sơn township, Lương Sơn. Còn ở đây ta không thể kèm theo danh từ chung mà không có dấu ngoặc đi theo được, đặt là Lương Sơn, Lương Sơn cũng chẳng xong. Vì vậy giải pháp tối ưu có lẽ vẫn là [[Lương Sơn (thị trấn), Lương Sơn]]. Xét về mặt thẩm mỹ thì các tối đa 1 dấu phẩy và 1 ngoặc đơn vẫn có thể chấp nhận được mà bạn, chừng nào phải dùng đến dấu ngoặc đơn thứ hai thì mới trông khó coi thật. Mong bạn hãy đừng cầu toàn quá về mặt này 2600:1700:CCD0:5790:1569:9E88:232E:8EB6 (thảo luận) 15:48, ngày 2 tháng 5 năm 2020 (UTC)Trả lời
Ngoài lý do thẩm mỹ, tôi nghĩ rằng đề xuất của tôi cũng sẽ làm hạn chế các ngoại lệ về tên bài chính của ĐVHC cấp xã. Khi đó chỉ có 4 dạng tên bài chính như tôi thảo luận ở phần đầu đề mục "Thảo luận chưa thống nhất". Hungda (thảo luận) 16:41, ngày 2 tháng 5 năm 2020 (UTC)Trả lời
Hungda, Phutthu89, Trong cách đặt tên bài hành chính từ trước tới nay, cộng đồng chúng ta vẫn hiểu ngầm là dấu "," nằm giữa hai cấp hành chính liên tiếp để thay cho cụm từ trực thuộc. Trong tiếng Việt để chỉ sự sở hữu, ngoài chữ thuộc (có sắc thái bị động sở hữu như là xếp loại thuộc vào) ra chúng ta còn có một chữ của mang nhiều sắc thái trực tiếp sở hữu. Để đảm bảo dung hòa các yêu cầu Hungda đặt ra, theo tôi, cộng đồng nên dùng chữ của thay cho trực thuộc. Và để phân biệt giữa dùng cấp huyện bổ nghĩa cho cấp xã, với dùng cấp tỉnh bổ nghĩa cho cấp xã, thì tôi đề nghị điều chỉnh dạng chính tắc thứ 4 mà Hungda đưa ra thành
Vâng, em cũng nghĩ "thuộc" và "của" mang nghĩa gần như nhau trong trường hợp này; báo chí gần đây em thấy hay dùng "thuộc" hơn, mang sắc thái hành chính hơn, mặt khác các tên bài hiện đang dùng "thuộc", nếu 2 từ mang nghĩa gần như nhau mà đổi tên bài thì cũng mất thời gian anh ạ. Về một số tên bài có thể dẫn tới bỏ qua cấp ĐVHC trung gian như anh comment ở trên (VD Vĩnh Thạnh (thị trấn thuộc thành phố Cần Thơ)), em nghĩ không vấn đề gì vì đã nêu rõ "thị trấn" và "tỉnh", không gây hiểu lầm (do đó cách dùng Vĩnh Thạnh (thị trấn thuộc Cần Thơ) có thể gây cảm giác không rõ ràng là thuộc thành phố hay thuộc tỉnh cũ Cần Thơ. Tóm lại, em cho rằng dạng chính tắc 4 mà em đề xuất sẽ giải quyết tất cả ngoại lệ về 1 trường hợp anh ạ. Hungda (thảo luận) 07:22, ngày 10 tháng 5 năm 2020 (UTC)Trả lời
@Hungda: tôi vẫn nghĩ rằng ở những trường hợp "thuộc tỉnh" thì lược bớt chữ "tỉnh" như cách đặt hiện nay là ổn rồi. Như tôi đã nêu ở đâu đó trong này rằng ở những trường hợp "thuộc huyện" khi bỏ chữ huyện nghe nó rất cụt ngủn là vì huyện có độ nổi bật không cao bằng tỉnh, nhiều huyện ở tỉnh lẻ rất nhiều người không biết đến nó. Tuy nhiên đối với tỉnh thì là một người Việt Nam nghe đến tên 1 tỉnh trong nước thì ít ra cũng phải biết đến nó ngay. Các cách diễn đạt "thuộc Hà Nội" hay "thuộc Nghệ An",... rất phổ biến chứ hoàn toàn không lạ như bạn nghĩ. Còn việc bạn cho rằng "thuộc Cần Thơ" dễ gây khó hiểu, không rõ là thuộc TP Cần Thơ hiện nay hay thuộc tỉnh Cần Thơ cũ thì tôi cho rằng điều này không thực tế. Nhắc đến địa danh "Cần Thơ" mà không nói gì thêm thì hầu như ai cũng hiểu là đang nói đến thành phố Cần Thơ hiện nay, chuyện nhầm lẫn giữa TP và tỉnh cũ gần như không có 2600:1700:CCD0:5790:F86A:542D:99D6:AE86 (thảo luận) 04:54, ngày 11 tháng 5 năm 2020 (UTC)Trả lời
Đối với các thị trấn phải phân biệt bằng tỉnh, Doãn Hiệu cũng đồng ý rằng để như vậy là ổn rồi. Ở cấp huyện tôi đồng ý với bạn là không nên đặt "thuộc Mê Linh" vì cách diễn đạt này ít dùng và nghe không thuận tai. Một lý do nữa khiến nó nghe cụt là vì ở cấp huyện thì không được nổi bật bằng cấp tỉnh, nói ra tên một huyện chưa chắc ai cũng biết đến huyện đó. Tuy nhiên ở cấp tỉnh có độ nổi bật cao hơn và cách diễn đạt này cũng phổ biến hơn hẳn. Nhắc đến tên một tỉnh thì hầu hết ai cũng biết đến nó rồi, nên ở đây "thuộc Cần Thơ", "thuộc Hải Phòng" thì ai cũng hiểu ngay là thuộc TP Cần Thơ, TP Hải Phòng nên tôi cho rằng đặt như hiện nay là hoàn toàn phù hợp rồi, việc phải thêm vào để làm rõ nữa là không cần thiết. 2600:1700:CCD0:5790:1569:9E88:232E:8EB6 (thảo luận) 16:25, ngày 2 tháng 5 năm 2020 (UTC)Trả lời
Tên bài này cho biết là xã Long Thuận thuộc huyện Hồng Ngự chứ không thuộc thị xã Hồng Ngự. Trước tiên, cần nói rõ là thị xã Hồng Ngự không có xã Long Thuận cũng như huyện Hồng Ngự không có ĐVHC An Thạnh. Trừ một số ngoại lệ bất đắc dĩ như [[Nguyễn Trãi, thành phố Hải Dương]] (do thành phố Hải Dương trùng tên tỉnh) thì tên bài [[Long Thuận, huyện Hồng Ngự]] không logic: trước và sau dấu phẩy phải là 2 vế đẳng lập: "Long Thuận, Hồng Ngự" hoặc "xã Long Thuận, huyện Hồng Ngự". Do đó, nên để tên bài đơn giản [[Long Thuận, Hồng Ngự]], [[An Thạnh, Hồng Ngự]]. Hungda (thảo luận) 18:22, ngày 1 tháng 5 năm 2020 (UTC)Trả lời
Tôi thấy trên báo chí có các cách diễn đạt kiểu như: "xã Tráng Việt, huyện Mê Linh", "xã Tráng Việt, Mê Linh", "xã Tráng Việt thuộc huyện Mê Linh" chứ tôi chưa thấy "xã Tráng Việt thuộc Mê Linh". Tiêu chí rõ ràng và tiêu chí ngắn gọn cần vận dụng linh hoạt, do tính đa dạng của các tình huống thực tế. Hungda (thảo luận) 18:02, ngày 1 tháng 5 năm 2020 (UTC)Trả lời
Đồng ý với bạn là tên nên đặt ghi rõ là thuộc huyện. Tôi cũng xin nói thêm rằng nếu lược bỏ thì nghĩa vẫn đúng chứ không sai, chỉ có điều đúng như bạn nói, đây không phải là cách diễn đạt phổ biến nên bạn nghe thấy lạ. Mà cái gì lạ không được dùng nhiều thì không nên áp dụng để đặt tên. Tuy nhiên, có ngoại lệ là 2 trường hợp [[Vĩnh Thạnh (thị trấn thuộc Cần Thơ)]] và [[Phong Điền (thị trấn thuộc Cần Thơ)]] (đặt thành "thị trấn thuộc thành phố Cần Thơ" sẽ khiến tên dài thêm đến tận 2 từ) nên tôi xin phép chúng ta giữ nguyên cách đặt hiện nay với các thị trấn phân biệt bằng tỉnh
Chưa đồng ý:
Riêng việc bạn vẫn cho rằng cách đặt mà trong tên xuất hiện cả 3 cấp là phiền toái thì tôi lại không nghĩ vậy. Xin bạn hãy tham khảo 1 số trường hợp bên enwiki:
Thứ nhất, họ có đầy rẫy những bài mà tên có đầy đủ cả 3 cấp, như là en:Maidencreek Township, Berks County, Pennsylvania, trong khi trong toàn bộ ngần ấy bài của enwiki thì chỉ có đúng mỗi địa phương đó có tên là Maidencreek chứ không hề có địa phương nào khác cùng tên.
Thứ hai, một số lượng lớn bài đặt tên một thị trấn nhỏ trước tên một tiểu bang (như en:Burlington Township, New Jersey), bỏ qua tên đơn vị hành chính ở giữa là cấp hạt.
Qua các ví dụ trên, những cách đặt tên mà bạn cho rằng "không logic" như An Long, Tam Nông (Đồng Tháp) hay An Thạnh, thị xã Hồng Ngự thì bên đấy đều áp dụng khá nhiều. Tôi đưa ra như vậy cũng là để mong bạn có thêm nguồn tham khảo và có cái nhìn khác hơn. Ta cũng để thấy một điều rằng bên đấy họ đã ưu tiên việc đặt tên sao cho hạn chế được các trường hợp ngoại lệ càng nhiều càng tốt chứ không hề ưu tiên việc đặt tên ngắn và thẩm mỹ ở đây, vì quá nhiều ngoại lệ sẽ rất rắc rối. Nội phải viết về các địa phương ở Mỹ thôi, nếu mà phải xử lý ngoại lệ thì đó là điều bất khả thi. Số lượng đvhc ở Việt Nam thì ít hơn nhưng rõ ràng cũng vẫn quá nhiều, và bao nhiêu ngoại lệ bạn đưa ra ở trên cũng không ít rồi. Nên tôi thiết nghĩ chúng ta nên ưu tiên tiêu chí xử lý ít ngoại lệ nhất lên đầu. Và cũng có lẽ vì quá nhiều ngoại lệ như vậy nên bqv Thái Nhi mới chưa biết xử lý thế nào trong suốt 1 thời gian dài.
Trong 3 ví dụ tôi đưa ra ở trên, rõ ràng chúng ta cũng có thể học theo một số điểm. Ngoại trừ ví dụ thứ 2 là đặt tên 1 đvhc ghép với tên đvhc cách nó 1 cấp là không phù hợp với viwiki thì ví dụ 1 và ví dụ 3 chúng ta hoàn toàn có thể cởi mở hơn mà học theo chứ. Và còn một điểm khác trong tiếng Việt với tiếng Anh là ở ngôn ngữ của chúng ta thì danh từ chung đi trước danh từ riêng, trong khi cộng đồng đã đồng thuận với việc hạn chế đặt tên bài bắt đầu bằng danh từ riêng.
Để tránh quá nhiều trường hợp ngoại lệ, tôi cho rằng chúng ta nên dứt khoát ở một điểm sau đây, đó là:
Không phân biệt gì hết (những bài có tên đơn)
Đã phân biệt thì nên phân biệt cho triệt để (như vậy sẽ tránh việc phải xét quá nhiều trường hợp)
@Hungda: Ở đây St. Louis dịch sang tiếng Việt là "Thánh Louis", đây là một nhân vật có thật. Tuy nhiên đây là một trường hợp tên của nhân vật khi được đặt cho địa danh thì đã có sự biến đổi chứ không còn là tên đúng của nhân vật nữa. Hiện nay khi nhắc đến St. Louis thì người ta sẽ hiểu là để chỉ địa danh, thành phố St. Louis (đây là một thành phố rất nổi tiếng) chứ không phải chỉ nhân vật mà thành phố được đặt theo nữa. Cũng giống như huyện Bá Thước được đặt theo tên nhân vật Cầm Bá Thước vậy, khi đặt thành tên huyện thì đã rút mất chữ "Cầm" đi rồi, chứ nếu giữ lại thì sẽ phải đặt là Cầm Bá Thước (huyện). Và hiện nay khi nhắc đến Bá Thước thì sẽ là đang chỉ đến huyện Bá Thước, chứ nếu muốn nhắc đến nhân vật thì sẽ phải đầy đủ cả họ lẫn tên. 2600:1700:CCD0:5790:DC37:C8A9:5CC0:53CC (thảo luận) 05:24, ngày 2 tháng 5 năm 2020 (UTC)Trả lời
Xét cho cùng, đúng như bqv Thái Nhi nói, chúng ta đang thảo luận là thảo luận về việc đặt tên thông dụng cho bài. Mà đối với quá nhiều trường hợp ngoại lệ thế này, thì việc "chín người mười ý" cũng là khó tránh khỏi. Thôi thì ta cứ nên theo tinh thần đặt thế nào đấy mà nó có thể gom nhiều hơn một trường hợp ngoại lệ quy về làm một, như vậy sẽ đỡ tranh cãi hơn. 2600:1700:CCD0:5790:DC37:C8A9:5CC0:53CC (thảo luận) 07:54, ngày 2 tháng 5 năm 2020 (UTC)Trả lời
Mặc dù thảo luận chưa kết thúc, nhưng tôi rất cảm kích vì nhiều thành viên tích cực tham gia. Ở phía trên, các bạn có thể thấy tôi cũng từng mở thảo luận cùng chủ đề cách đây 9 năm. Nhưng sau khi Cheerbot tạo bài cho gần khắp các ĐVHC cấp xã và TV Thái Nhi hệ thống hóa các bài viết này, thì chúng ta có cái nhìn tổng thể hơn. Việc thống nhất cách đặt tên bài cho gần 10.0000 bài viết, rõ ràng không phải là việc vô bổ như có TV quan niệm cách đây 9 năm. Bản thân tôi cũng rất ngại sẽ làm mất thời gian của các bạn. Nhưng suy cho cùng, thống nhất được tên bài cũng nhằm tạo thuận lợi cho việc viết bài và bảo quản bài viết trên vi.wiki. Hungda (thảo luận) 16:59, ngày 2 tháng 5 năm 2020 (UTC)Trả lời
Về các địa danh vùng núi
@Hungda:, theo tôi hiện nay có một chuyện quan trọng cũng không kém, thậm chí có thể là hơn việc này. Đó là chúng ta nên đi rà soát lại tên của tất cả đvhc cấp xã. Tên nhiều xã miền núi do Cheersbot tạo thì sai mà đếm không sao cho xuể, tôi cũng đến sợ thành viên này (mặc dù đúng là phải cảm ơn vì nếu không có thành viên này thì sức người không thể tạo ngần ấy bài được). Tôi ấn tượng nhất là ở Sơn La. Mỗi huyện Thuận Châu thôi đã sai đến 7 xã rồi, Xã Tông Lạnh mà sai thành Tòng Lệnh thì tôi chẳng hiểu nổi nữa. Những tên bài về hành chính thảo luận ở trên, cách đặt có thể còn gây tranh cãi, nhưng vẫn còn đỡ là vì ít ra tên các đvhc đó đúng, chứ theo tôi thấy thì các đvhc sai tên vẫn còn nằm rải rác khắp nơi đấy, thậm chí ở các xã, phường miền xuôi cũng không thể bỏ qua được. Như xã Vân Sơn, Triệu Sơn trước đây sai tên thành xã Văn Sơn2600:1700:CCD0:5790:6172:74A8:2B5:D440 (thảo luận) 20:16, ngày 2 tháng 5 năm 2020 (UTC)Trả lời
Cheerbot sử dụng cơ sở dữ liệu của Bộ Thông tin và truyền thông bạn ạ. Tuy nhiên, đúng là trong một số trường hợp, địa danh trong đó có vấn đề. Thực ra, trong các tài liệu khác nhau, có sự sai khác, chủ yếu tại miền núi phía Bắc và Tây Nguyên, do cách phiên âm khác nhau từ tiếng dân tộc thiểu số. Cụ thể Tông Lạnh là từ gốc Thái, hiện có UBND xã Tông Lạnh và trường THPT Tông Lệnh. Theo tôi, ngoài tên chính thức (ví dụ từ UBND...) thì nên chú thích các tên khác hiện dùng vào bài, và dùng làm tên đổi hướng. Hungda (thảo luận) 02:37, ngày 3 tháng 5 năm 2020 (UTC)Trả lời
@Hungda: Sai tên xã ở miền núi thì tôi có thể hiểu, bỏ qua được. Nhưng đằng này có đợt tôi bắt gặp phường Chương Dương ở quận Hoàn Kiếm tên sai thành phường Chương Dương Độ. Trường hợp này rõ ràng dứt khoát là sai, nên chỉ có xử lý bằng cách đổi tên rồi xóa tên cũ thôi chứ đâu thể làm đổi hướng. Điều này cho thấy nguồn đó thực sự có vấn đề. Tôi cho rằng khi rà soát, ta nên lấy thông tin từ các nguồn của địa phương, và tên chính của bài cũng nên đặt theo cách viết tại địa phương. Mà lý tưởng nhất là tìm được tấm hình chụp cổng UBND xã rồi tên bài đặt theo đó. 2600:1700:CCD0:5790:1569:9E88:232E:8EB6 (thảo luận) 03:12, ngày 3 tháng 5 năm 2020 (UTC)Trả lời
Tôi thấy các bài do Cheersbot tạo ra dựa theo danh sách "Mã số đơn vị HC..." [1]. Nếu nói "huyện Thuận Châu thôi đã sai đến 7 xã rồi" thì ... sai, vì có những biến động về phiên âm tiếng dân tộc do người Kinh gây ra. Ví dụ nếu Google "Tòng Lệnh" sẽ thấy nhiều văn liệu xưa, cả ở ngoài nước, và bản "Mã số đơn vị HC..." vẫn dùng tên này. Tên gọi "Tông Lạnh" do mấy người mới đặt lại hồi 2010 thôi. Trong nhiều trường hợp người Kinh gọi cho thuận miệng còn người dân tộc thì không ý kiến, ví dụ Pờ Y→ Bờ Y, Nứa Ngam→ Núa Ngam, Sả Phìn→ Xà Phìn, Sả Pả→ Sa Pa, Căm Muộn→ Cắm Muộn (vốn trùng tên với Khammuan bên Lào), Nậm ↔ Nặm (sông suối), Thẩm ↔ Thẳm (hang núi),... Vì thế tôi đề nghị cần giữ lại đủ các tên vốn có trước đây, và đổi hướng đến tên hiện dùng. Nó đảm bảo các liên kết đã có không bị phá vỡ. BacLuong (thảo luận) 09:43, ngày 5 tháng 5 năm 2020 (UTC)Trả lời
BacLuong như tôi đã nói ở trên, những tên xã miền núi có sự sai khác thì là bth, chuyện này không bàn cãi nữa. Nhưng cần phải thống nhất một điều rằng tên bài chính nên là tên được dùng trên con dấu của xã, nguồn xác thực nhất là bức ảnh chụp tại địa phương. Tuy nhiên không thể phủ nhận rằng nguồn mà Cheersbot dùng thực sự có vấn đề khi nhiều xã ở miền xuôi, đồng bằng vẫn sai rải rác. Ví dụ tôi đã chỉ ra là Chương Dương -> Chương Dương Độ; Vân Sơn, Triệu Sơn -> Văn Sơn, Triệu Sơn hay trước đây xã Tiên Phong, Duy Tiên -> Tiền Phong, Duy Tiên. Vân thành Văn, Tiên thành Tiền là sai hẳn rồi chứ không thể nói là do cách đọc sai khác được 2600:1700:CCD0:5790:F86A:542D:99D6:AE86 (thảo luận) 05:03, ngày 11 tháng 5 năm 2020 (UTC)Trả lời
Tôi cho rằng Về pháp lý thì bản "Mã số đơn vị HC..." [1] do Thủ tướng ban hành cần được xem là chuẩn và ta cần bám sát bản này. Những sai lạc thì đủ thứ nguồn gốc. Ví dụ Chương Dương Độ là tên cũ mà bản Mã số vẫn còn giữ. Trang web của tỉnh/huyện cũng có hiện tượng đổi tên xã thôn, do 1)nhập liệu sai 2)một cá nhân có quyền đã đổi theo ý mình (ví dụ bộ đội biên phòng nói dùng tên "Bờ Y" mới đúng; các tên Núa Ngam, Tông Lạnh có thể rơi vào trường hợp này). Tôi thấy Wiki không thể xác minh tên trên con dấu của tất cả các xã huyện. Vậy nên tên trang chỉ nên là càng đúng càng tốt, và có các tên khác đổi hướng đến đó. Ví dụ xã Sà Phìn thì có thêm "Xà Phìn" và "Sả Phìn" (theo tôi biết thì người Mông ở đây gọi là Sả Phìn). Ngoài ra các xã huyện cũ đã sáp nhập/giải thể thì đừng xóa trang, mà cho đổi hướng đến trang mới hoặc nêu trong trang là "đã giải thể", để tránh mất liên kết với các trang dùng tên đó. Wiki cung cấp thông tin cho độc giả, nên làm mất liên kết đến tên cũ thì gây phiền phức, người ta không đọc nữa khi phát hiện ra "có rác". BacLuong (thảo luận) 05:54, ngày 11 tháng 5 năm 2020 (UTC)Trả lời
Bình luận mới nhất: 4 năm trước12 bình luận4 người đã thảo luận
Doãn Hiệu cho rằng, tên bài Nông trường Phong Hải (thị trấn) nên được đặt ngắn lại thành Phong Hải (thị trấn). Và câu mở đầu bài viết, vốn theo cách viết ban đầu là: " Nông trường Phong Hải là một thị trấn nông trường thuộc...." thì nên sửa thành " Phong Hải, hay Nông trường Phong Hải là một thị trấn nông trường thuộc...."
Điều đáng nói là bạn nãy còn muốn liên kết từ một trang khác, ở đây tôi xin lấy ví dụ là từ bài Bản Phiệt đến bài này thông qua trang đổi hướng Thị trấn Phong Hải
Tôi không đồng tình với việc này vì bản thân trong tên của các thị trấn nông trường phải kèm theo 2 chữ "Nông trường" trong đó, nếu lược bỏ thì không phải là tên của đvhc đó nữa rồi nên tên đổi thành Phong Hải (thị trấn) là không hợp lý.
Quan điểm của tôi là cần phân biệt rõ là "thị trấn Nông trường X" khác hoàn toàn với "thị trấn X". Tôi lấy ví dụ tiền lệ như thị trấn Nông trường Mường Ẳng được thành lập năm 1969, đến năm 1997 thì giải thể để thành lập thị trấn Mường Ẳng (sau đổ thành thị trấn Mường Ảng). Ở vế trước thì "Nông trường Mường Ẳng" là địa danh, về sau chỉ còn "Mường Ẳng" là địa danh. Một trường hợp khác là thị trấn Nông trường Điện Biên (gần tương ứng với phường Nam Thanh ngày nay) và thi trấn Điện Biên (gần tương ứng với phường Mường Thanh ngày nay), từng là 2 đơn vị hành chính riêng biệt. Thái Nhi (thảo luận) 16:38, ngày 15 tháng 6 năm 2020 (UTC)Trả lời
Ngoài ra, theo những gì tôi biết thì "thị trấn nông trường" chỉ là một dạng cơ cấu được ủy quyền xử lý hành chính trực thuộc huyện. Thông thường, ban giám đốc nông trường cũng đồng thời thực hiện chức năng như một ủy ban hành chính trong phạm vi của nông trường, vốn nằm chồng lấn trên địa bàn một hoặc nhiều đơn vị hành chính cấp xã. Điểm khác biệt lớn nhất của thị trấn nông trường đối với đơn vị hành chính chính thức là nó không có cơ quan Hội đồng nhân dân theo như Hiến pháp 1960. Thái Nhi (thảo luận) 16:51, ngày 15 tháng 6 năm 2020 (UTC)Trả lời
Hungda Ý mình "thị trấn nông trường" có thể xem như là khái niệm hành chính lịch sử, khác với đơn vị hành chính thị trấn mang tên "Nông trường X". Có thể thấy sự khác biệt như sau (lấy VD của Thị trấn Nông trường Lệ Ninh):
*
1965-1985
sau 1985
Đặc điểm bộ máy
Cơ cấu được ủy quyền hành chính
Chính quyền hành chính
Cơ quan hành chính
Ban giám đốc nông trường đồng thời là Ủy ban hành chính
Ủy ban nhân dân
Địa bàn
Theo phạm vi của nông trường, chồng lấn với địa giới các xã
Theo địa giới hành chính, phân biệt với các xã
Cơ quan giám sát
Bộ Nông trường (và các cơ quan tương ứng)
Hội đồng nhân dân
Như trường hợp thị trấn nông trường Phong Hải, ta có thể thấy như sau:
1971-1976, chính quyền xã Phong Hải gồm Hội đồng nhân dân và Ủy ban hành chính xã. Trên địa bàn xã có Nông trường Đản Khao (sau đổi thành Nông trường Phong Hải) với Ban giám đốc trực do Bộ Nông nghiệp lãnh đạo.
1977-1980, chính quyền thị trấn nông trường của Nông trường Phong Hải do Ban giám đốc nông trường Phong Hải thực hiện. Chính quyền xã Phong Hải giải thể, bộ máy chuyển thuộc Nông trường Phong Hải (vì địa bàn xã Phong Hải gần như nằm trọn trong Nông trường Phong Hải, ngoài ra còn một số xã chồng lấn).
1981-1986, Hội đồng Nhân dân và Ủy ban nhân dân thị trấn Nông trường Phong Hải được thành lập. Ban giám đốc Nông trường Phong Hải trở về lại chức năng lãnh đạo hoạt động của Nông trường. Quá trình chuyển đổi này mất khoảng 5 năm. Địa giới thị trấn Nông trường Phong Hải gần tương ứng với xã Phong Hải trước 1977.
Các sự kiện sau đó là Nông trường Phong Hải chính thức chuyển đổi sang hình thái doanh nghiệp nhà nước năm 1993, đến năm 2009 thì trở thành Công ty TNHH, năm 2017 chuyển sang Công ty CP. Còn thị trấn Nông trường, giai đoạn này sụt giảm dân số, tuy được phân loại đô thị V, nhưng trên thực tế chỉ tương đương cấp xã. Thái Nhi (thảo luận) 02:11, ngày 16 tháng 6 năm 2020 (UTC)Trả lời
Thực ra, như trường hợp của thị trấn Nông trường Phong Hải thì bước chuyển đổi từ thị trấn nông trường của Nông trường Phong Hải thành thị trấn Nông trường Phong Hải không rõ ràng lắm. Ngoài ra, do đặc điểm chuyển đổi hầu như trọn vẹn từ xã cũ Phong Hải, nên thói quen sử dụng vẫn đơn giản hóa thành thị trấn Phong Hải hay chỉ gọi tắt là Phong Hải. Vì vậy, cách dùng của Doãn Hiệu chỉ là ghi nhận thực tế mà thôi. Chúng ta chỉ cần thống nhất, về địa danh hành chính chính thức, vẫn là thị trấn Nông trường Phong Hải là được. Thái Nhi (thảo luận) 02:18, ngày 16 tháng 6 năm 2020 (UTC)Trả lời
Theo quan điểm của tôi là xóa cả 2 vì cả 2 đều không phù hợp với quy ước đặt tên ĐVHC. Ở tên "thị trấn Phong Hải" đây là cách gọi có thể hiện ở một số tài liệu, nhưng về quy ước đặt tên trong Dự án Hành chính, dạng này chỉ áp dụng cho đô thị cỡ thị xã hoặc thành phố (thị xã X, thành phố Y) mà không áp dụng cho cấp xã (đơn giản là do số lượng). Ở tên "Phong Hải (thị trấn)", thì rõ ràng là không cần thiết và bất tiện trong trường hợp có thêm một "thị trấn Phong Hải" mới. Cả 2 trường hợp hoàn toàn có thể dùng cho trang đổi hướng để lưu ý tên gọi này ("Thị trấn Nông trường Phong Hải, đôi khi được gọi tắt là thị trấn Phong Hải"). Thái Nhi (thảo luận) 03:39, ngày 16 tháng 6 năm 2020 (UTC)Trả lời
Doãn Hiệu vậy thì ta nên đồng thuận theo ý kiến của bqv đi nhé bạn. Bqv là người có kinh nghiệm nhất, mà quan trọng nhất là chúng ta ngay từ đầu phải nhờ bqv làm trọng tài vì không thống nhất được. Nên bây giờ bqv đã quyết định như vậy rồi, thì ta nên tuân theo thôi. Như tôi đã nói, dài thêm 2 chữ "nông trường" ra đâu có tốn tài nguyên hơn bao nhiêu đâu, và 1 bài cấp xã dung lượng nhỏ càng không có lý do để tính toán quá chi li như vậy 30ChuaPhaiLaTet (thảo luận) 03:47, ngày 16 tháng 6 năm 2020 (UTC)Trả lời
Chốt hạ???
Bình luận mới nhất: 4 năm trước6 bình luận4 người đã thảo luận
Sau khi xem xét mọi thứ, tôi đã cân nhắc những yếu tố sau:
Vì cách trình bày thôi mà đã cãi nhau suốt gần 2 tháng trời => có khi không có sẽ tốt hơn
Và quan trọng nhất là vì bạn cũng đã từng đồng ý với phiên bản này nên tôi cho rằng để đạt đồng thuận, tốt hơn hết là phần địa giới hành chính chỉ nên được thể hiện bằng 1 bản mẫu cuối bài, còn trong phần địa lý sẽ không ghi gì về nó cả[cần dẫn nguồn], sẽ không còn có "phía đông giáp, phía tây giáp...." gì trong đề mục này nữa.
Thành thật mà nói, lẽ ra những phần tiếp giáp địa lý đúng ra là không ghi gì cả mới đúng đấy. Bản chất của việc thêm phần này vào là không hợp lý rồi, huống gì là cố ghi quá chi tiết. Hãy tham khảo một đề mục về bài viết trong wiki tiếng Anh https://en.wikipedia.org/wiki/Niagara_Falls,_New_York#Geography
Theo đó, phần vị trí địa lý của địa phương này chỉ nêu có 3 ý:
Đây là một thành phố biên giới
Thuộc vùng đô thị Buffalo–Niagara Falls
Cách trung tâm của vùng đô thị nói trên là thành phố Buffalo 26 km
chứ không hề ghi các địa phương tiếp giáp
Đây là một bài viết rất hoàn chỉnh, không có gì bàn cãi rồi. Nó hoàn chỉnh như vậy đấy nhưng mà bạn xem coi nó có viết về địa phương giáp ranh theo kiểu "phía đông giáp..., phía tây giáp...." không? Hoàn toàn không, và lý do không ghi là vì ghi như vậy không có ích gì cả, giờ một người không biết về địa phương Tàm Xá nên mới đọc vào bài này, nhưng mà trong bài lại ghi là "giáp xã Hải Bối", ghi như vậy là vô ích, vì vô hình chung người đọc muốn biết vị trí xã Tàm Xá lại phải biết vị trí xã Hải Bối (thế thì lại huề vốn). Mục đích của đề mục này là giúp người đọc mường tượng, hình dung được địa phương này nằm ở đâu. Cách ghi như tôi mà tranh cãi bữa giờ thực chất là cũng không phù hợp rồi, huống gì như quan điểm của Doãn Hiệu là phải ghi thật chi tiết đề mục này.
Suy cho cùng việc quá chú trọng vào phần tiếp giáp địa lý là sai, nó cũng giống như bạn định nghĩa "vua là Hoàng đế", rồi "Hoàng đế là vua" vậy. Nếu ghi một cách khoa học như ở enwiki thì ở phần vị trí địa lý của xã Tàm Xá này chỉ cần 3 ý là đủ:
Đây là một xã nằm ở phía nam huyện, tại ngã ba sông Hồng
Thị trấn cách trung tâm huyện ? km, cách trung tâm Hà Nội ? km theo những tuyến đường nào
Tôi nghĩ rằng việc ghi "phía đông giáp, phía tây giáp...." là bổ sung thông tin cho 1 bài viết về 1 thực thể địa lý, nếu nhất nhất yêu cầu lược bỏ là cực đoan. Mỗi đơn vị hành chính đều có vị trí tương đối, liệt kê các địa phương giáp ranh càng làm rõ hơn vị trí của ĐVHC đó so với các ĐVHC khác lân cận, sao lại nói vô ích? Bạn dẫn 1 bài bên wiki tiếng Anh thì cũng chỉ là để tham khảo, không thể lấy làm chuẩn để áp đặt cho 1 bài khác bên vi.wiki, hay cao hơn là áp đặt về tư duy cho 1 bài viết trên wiki. Nguồn dẫn có nhiều loại, tôi thấy việc bắt bẻ nguồn dẫn trong trường hợp này thực sự làm nản lòng người viết. Hungda (thảo luận) 16:51, ngày 15 tháng 6 năm 2020 (UTC)Trả lời
Phần vị trí tương đối là một thẻ minh họa hợp lý, giúp cho người xem nhanh chóng hình dung qua hình ảnh phương vị. Ngoài ra, việc liệt kê các địa phương giáp ranh là một bổ sung có lợi mà không có hại. Thái Nhi (thảo luận) 17:04, ngày 15 tháng 6 năm 2020 (UTC)Trả lời
Hungda Do chỉ vì cách trình bày mà cãi nhau suốt nên tôi mới bất đắc dĩ tính đến phương án như vậy. Tuy nhiên tôi không đề nghị bỏ hẳn mà thay vào đó là dùng bản mẫu "Địa phương lân cận" ở cuối bài, trong đó sẽ ghi rõ đến tên từng đơn vị hành chính giáp ranh cấp xã (kể cả đvhc đó thuộc địa phương lân cận, và Doãn Hiệu cũng đã đồng ý phương án này 30ChuaPhaiLaTet (thảo luận) 18:40, ngày 15 tháng 6 năm 2020 (UTC)Trả lời
cứu
Bình luận mới nhất: 10 tháng trước3 bình luận2 người đã thảo luận
mình mới tham gia vào dự án này nhưng cũng không biết là còn đơn vị cấp huyện nào mà tớ chưa làm được ạ ?
Bình luận mới nhất: 13 ngày trước6 bình luận6 người đã thảo luận
Đến năm 2025, tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ trở thành thành phố trực thuộc trung ương với tên gọi "Huế". Chúng ta nên thống nhất cách đặt tên các bài liên quan để giữ được lịch sử các bài viết đang tồn tại. Tôi có một số đề xuất như sau, xin mọi người cho ý kiến:
Đồng ý. Chỉ có tỉnh bị phân chia hoặc sáp nhập mới để lại trang như là trang về tỉnh cũ. Trường hợp của Huế hay Thừa Thiên Huế, thì thành phố này giữ nguyên địa giới hảnh chính của tỉnh trước đây nên chỉ cần đổi tên trang Thừa Thiên Huế thành Huế. Hai quận Thuận Hóa và Phú Xuân kia là quận mới lập nên cần trang mới ghi thêm đóng mở ngoặc là quận, để không nhầm lẫn với hai địa danh văn hóa và lịch sử Thuận Hóa, Phú Xuân. – Minh.sweden (thảo luận) 07:31, ngày 9 tháng 12 năm 2024 (UTC)Trả lời