Thảo luận Wikipedia:Biểu quyết/Cơ sở giáo dục bậc Đại học

Đề nghị cần nêu cho rõ, những thành viên chưa từng tham gia thảo luận phải nêu lý do lúc bỏ phiếu.--Soekarno-Hatta/Jakarta (thảo luận) 14:13, ngày 7 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

Tôi đã thay đổi tên gọi của cuộc biểu quyết theo đúng với ý tưởng các thảo luận tại Wikipedia:Thảo luận/Đại học. Nó sẽ giúp những người bỏ phiếu hiểu rằng mình đang bỏ phiếu cho cái gì chứ không phải bỏ phiếu suông. Tân (thảo luận) 01:59, ngày 8 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

Phản đối biểu quyết

Tôi nghĩ chúng ta đang làm dụng biểu quyết chăng? Thế từ sau này số đông trên wiki này nghĩ và cho A thì A sẽ đúng à? Thật nực cười.Ai đảm bảo rằng số đông đã đúng nào.Vì vậy tôi đề nghị một hành chính viên đóng biểu quyết này (vì ở đây các BQV cũng đang tham gia biểu quyết -nhưng có lẽ không được vì các HCV không có chức năng cao hơn về vấn đề này) còn nếu không được tôi sẽ nhờ bên meta xem xét lại tính đúng đắn của cuộc biểu quyết này.

Việc phải mở biểu quyết là chuyện "buộc phải có" vì ai cũng muốn có sự thống nhất về tên bài tại Wikipedia cả. Cuộc biểu quyết chắc chắn không đại diện cho ai đúng, ai sai, nhưng nó sẽ tạo ra quy ước chung giúp Wikipedia thống nhất được về hình thức. Tân (thảo luận) 03:04, ngày 8 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

Tôi chẳng nghe thêm ai nữa, xem cái trang trường này là đủ biết.--*khi người ta trẻ* 03:09, ngày 8 tháng 1 năm 2010 (UTC)

Nghe ai hay không là việc của cậu, nhưng đừng nói người khác như thế, mọi người thảo luận cả gần tháng nay mà chưa có kết quả nên bq là con đường duy nhất, nếu không đồng ý cậu thử đưa ra giải pháp gì tốt hơn đi. Cậu cho rằng cái lý lẽ xem trang gì gì đó là đúng mà không cần nghe ai hết thì thật là...--137.132.3.8 (thảo luận) 03:21, ngày 8 tháng 1 năm 2010 (UTC)có câu của IP này là do tôi có P/s đã xóa, các bạn có thể xem lại vào thời gian kí tên của thỏa luận này--*khi người ta trẻ* 16:56, ngày 8 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

do tôi có P/s đã xóa chẳng ai hiểu gì đâu.*khi người ta trẻ* đã có thảo luận xúc phạm nhiều người dùng khác nên mới bị gạch.cần nói rõ ra như vậy.--137.132.3.8 (thảo luận) 15:24, ngày 10 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

Tôi đưa ra ý kiến này có lẽ là ý kiến giữa dòng, vẫn biết trước sẽ có cuộc công kích mới nhắm vào tôi!Tôi phản đối bởi vì có thể cái sai sẽ thành cái đúng.Chúng ta đang ăn thua trong vấn đề này, hoàn toàn ăn thua trong chuyện này và sẽ còn nhiều chuyện ăn thua tương tự trong tương lai nữa.Chúng ta đang biến chúng ta thành những nhà làm luật trong khi chúng ta có dám khẳng định chúng ta hiểu luật không?

Đi một vòng Hà Nội, chịu khó nhìn tên cái biển ở cổng trường', còn nếu là những người đang công tác trong ngành giáo dục thì chịu khó nhìn xem mấy cái biên lai, hóa đơn, thông báo nó ghi như thế nào.

Ý kiến tôi là thế, thành viên nào muốn thảo luận với tôi thì mời vào trang của tôi cho nó dễ theo dõi chứ ở đây lại làm dàn trang ra.--*khi người ta trẻ* 03:41, ngày 8 tháng 1 năm 2010 (UTC)

Đâu cần phải nhọc công dữ dzậy. Coi danh sách các cơ sở giáo dục Việt Nam trên website của cơ quan chủ quản cùa nó, tức là Bộ Giáo dục và Đào tạo thì sẽ biết: (1) Danh sách các cơ sở ở phía Nam; (2) Danh sách các cơ sở ở phía Bắc. Không lẽ Bộ GD-ĐT viết sai tên của các cơ sở mà mình quản lý? Mà có ghi sai đi nữa thì người ta viết thiếu chứ ai lại dám tự tiện viết thêm chữ "Trường" hay "Viện". Zaahuu (thảo luận) 03:55, ngày 8 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

Tôi cũng chẳng hào hứng gì với cuộc biểu quyết này. Như một thành viên đã nói, không ai biểu quyết để chọn lựa một cái sai và một cái đúng! Nhưng để xem vi.wiki có được bao nhiêu người am hiểu về ngôn ngữ và giáo dục. Zaahuu (thảo luận) 03:54, ngày 9 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

Ý sẽ nói với meta

  • Vi:

Xin chào các bạn tôi là người dùng có tên là Thành viên:*khi người ta trẻ* tại Wikipedia Tiếng Việt. Hiện nay tại đây đang có một cuộc biểu quyết mà cá nhân tôi cho rằng nó không đúng qui tắc của chúng ta mà như có BQV Apple của chúng tôi đã nói nó sẽ biến cái sai thành cái đúng.

Cá nhân tôi nghĩ chúng ta chỉ biểu quyết khi ranh giới của cái ‘’có thể chấp nhận và không chấp nhận’’ có thể sẽ mất đi sau biểu quyết hay cụ thể hơn là ‘’cái đúng và cái sai không có ranh giới rõ rệt’’. Sau khi đọc kĩ các thảo luận tôi thấy cuộc biểu quyết này nó không thể hiện cho điều đó, bởi vì trong vấn đề nêu ra thảo luận đã được qui định trong các văn bản pháp qui ở Việt Nam (vấn đề ở đây là các văn bản luật ở Việt Nam về vấn đề này có nhiều chỗ chưa được tốt dẫn đến có nhiếu chỗ sẽ được hiểu và diễn đạt theo các cách là khác nhau). Trên đây là những tóm tắt của tôi, nếu vấn đề này nằm trong quyền hạn giải quyết của các bạn, mong các bạn có thể cho ý kiến. Do trình độ đọc hiểu và diễn đạt tiếng Anh của tôi nên các bạn có thể liên hệ với các sysop của chúng tôi để hiểu rõ hơn, nếu có thể hơn là các thành viên như Mxn, DHN, Vietbio.

  • En:

Hello everyone.

My name is vi:Thành viên:*khi người ta trẻ*.Now, here there (Vietnamese) is a vote which I think it is not reasonable. According to sysop vi:Apple, “it will turn the wrong thing into the right thing”. Personally, I think that we only vote when the boundary of “acceptable things and unacceptable ones” can die after the vote. Concretely, “there is no clear boundary between the right and the wrong”. After carefully read the reports, I see that this vote cannot stand for this. It’s because among the problems raised to discuss have been set in the Vietnam’s regulative documents (the problem here is the rule documents of Vietnam about this issue have many weak points that make people misunderstand and they will express by different ways). Above is my brief opinions, if this issue belongs to your competence, I hope that you will willing to give your ideas. My English is not very good, so you can contact with our sysops to understand more clearly, specially, them members like vi:Thành viên:Mxn, vi:Thành viên:DHN, vi:Thành viên:Vietbio--*khi người ta trẻ* 14:06, ngày 13 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

Trả lời của meta: As that project has its own bureaucrats, it's not within our area of influence for matters such as this, sorry.. (thành viên:Kylu trả lời).:(--*khi người ta trẻ* 15:11, ngày 17 tháng 1 năm 2010 (UTC)

Ý kiến

  1. Cuộc bỏ phiếu này không hợp lệ vì nó không phản ảnh đúng chủ đề của cuộc thảo luận. Chủ đề của cuộc thảo luận không phải là thêm chữ "Trường" hay bỏ chữ "Trường" mà là ghi đúng tên các cơ sở giáo dục, không thay đổi tên của các cơ sở giáo dục một cách tùy tiện. Tôi đâu có đề nghị thêm "Trường" vào "Đại học Quốc gia Hà Nội" hay "Đại học Đà Nẵng"! Ai là người quyết định thời điểm biểu quyết? Tại sao biểu quyết khi các bên chưa tóm tắt những lập luận của mình sau một cuộc thảo luận quá dài? (Nếu không thì những thành viên không theo dõi toàn bộ cuộc thảo luận căn cứ vào đâu để bỏ phiếu?) Với các bạn muốn dựa vào logo để quyết định, xin đọc mục từ logo để xem nó là cái gì. Zaahuu (thảo luận) 15:51, ngày 7 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời
Tôi sẽ biểu quyết sau khi có sự thay đổi trong cách thức thực hiện biểu quyết. Zaahuu (thảo luận) 19:43, ngày 10 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời
  1. Bạn Zaahuu nhầm rồi. Ai theo dõi thảo luận thì hiểu mục đích cuộc biểu quyết và đều có thể hiểu đại ý lập luận của cả hai bên. Bạn nói đã rõ ý kiến của mình rồi, sợ gì mọi người hiểu lầm bạn? Bộ bạn lo người ngoài không có thể hiểu ý bạn loại trừ những Đại học vùng à?
    Lập luận quá dài không phân định được thì phải biểu quyết. Cần gì tóm tắt ý kiến nữa, khi mọi người đã nói đi nói lại từ vài tuần, vẫn chỉ phủ nhận nhau bằng những lý lẽ y xì mấy ngày đầu. Nếu sợ mọi người lầm, nhờ bạn Trần Nguyễn Minh Huy nói tóm tắt về chính kiến của hai bên trong vài dòng. Nếu vài dòng không thể nói đủ thì tóm tắt sự khác nhau giữa Đại học vùng với các cơ sở đào tạo đại học, thế là được rồi.
    Dùng theo logo là lập luận của những người bỏ phiếu bày tỏ với quan điểm của họ, sao bạn lại ngăn cản?
    Thông lệ từ trước đến nay vẫn lấy 01 tháng là thời gian tối đa cho biểu quyết. Wiki giải quyết bất đồng bằng đồng thuận. Chẳng làm còn để đến bao giờ nữa?--79.174.64.146 (thảo luận) 16:45, ngày 7 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời
    Mời bạn IP thảo luận bên này: Wikipedia:Thảo_luận/Đại_học. Zaahuu (thảo luận) 16:58, ngày 7 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời
    Không biểu quyết thì thôi. Cãi nhau tiếp vậy. Mà cãi nhau đến bao giờ? Mỗi bên chỉ có 1 hay 2 lập luận mà cứ trình bày đi trình bày lại làm tràn trang thay đổi gần đây. Hay là biến các vị tham gia tranh cãi này thành bot để cho đỡ ngứa mắt mọi người? --Ashitagaarusa (thảo luận) 00:00, ngày 8 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời
    Biểu quyết mở ra là để kêu gọi nhiều người khác (ngoài những người thảo luận) tham gia ý kiến, IP tin vào chuyện người ta sẽ chịu khó ngồi đọc Wikipedia:Thảo luận/Đại học sao? Một cuộc thảo luận không đi đến thống nhất vì nhiều lý do, lý lẽ của một người có thể không thuyết phục được người này nhưng lại rất có thể thuyết phục được người khác. Ở đây không phải là cái chính kiến, mà là tóm tắt lý lẽ các bên để người mới đọc vào và họ quyết định cái nào thuyết phục họ hơn. Mở một cuộc bỏ phiếu "mù" là vô ích. Tân (thảo luận) 02:13, ngày 8 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

Đề nghị tạm ngưng để bổ sung

Tôi đề nghị tạm ngưng biểu quyết này trong vòng 4 ngày để bổ sung các thông tin sau:

  1. Có thời gian cho mỗi bên tóm tắt các lý lẽ của mình (3 ngày) và một thành viên có kinh nghiệm chỉnh sửa cho phù hợp và cân bằng các lý luận đó (1 ngày). Lý do để cần các lý luận như sau:
    1. Nhiều thành viên sẽ không thể đọc hoặc theo dõi nổi thảo luận rất dài tại Wikipedia:Thảo luận/Đại học
    2. Từ đó, sẽ có thể có các lý do bỏ phiếu trùng với ý đã thảo luận trước đó nhưng lại không đọc được phản biện, từ đó gây ức chế cho những người đã tham gia thảo luận, vì trang biểu quyết hạn chế các tranh luận.
    3. Một lý lẽ có thể không thuyết phục được người này, vẫn có thể thuyết phục được người khác.
    4. Người bỏ phiếu sẽ có đầy đủ thông tin để quyết định lá phiếu của mình, tránh việc bỏ phiếu mù mờ, thiếu thông tin.
  2. Cuộc bỏ phiếu sẽ bắt đầu lại vào lúc 12 giờ trưa, giờ Hà Nội, ngày 13 tháng 1 năm 2010. Và sẽ kéo dài đến hết ngày 12 tháng 2 năm 2010 (29 tháng chạp âm lịch).
  3. Thông báo này sẽ được gửi đến các thành viên đã tham gia bỏ phiếu, các thành viên mở cuộc bỏ phiếu để họ có thể góp phiếu lại khi biểu quyết mở lại.
  4. Thông báo về viết tóm tắt lý lẽ sẽ được tôi gửi tới User:Zaahuu, User:Tranletuhan, User:Llevanloc, User:Trungda, User:Ngokhong, User:Khốttabít, User:Meotrangden. Nếu bất cứ ai cảm thấy cần sự tham gia của người nào, xin gửi thư mời đến những người đó.
  5. Bản nháp tóm tắt sẽ được đặt tại Wikipedia:Thảo luận/Đại học. Sau khi hoàn chỉnh, sẽ đặt tại ngay trang biểu quyết.

Tân (thảo luận) 03:00, ngày 8 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

Theo tôi thì hai bên (không) tóm tắt phải có một mức hạn định nào đó (ví dụ 200 từ, 500 từ...), nếu không lại bê nguyên lí lẽ từ thảo luận sang thì mệt mỏi lắm. Việc hạn định này bắt buộc mỗi bên (có thể bàn bạc với nhau) chọn những từ ngữ, lí lẽ súc tích, cô đọng và thuyết phục người đọc nhất. conbo trả lời 03:10, ngày 8 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời
Đúng vậy, chỉ cần có hoặc không thôi chứ trình bày lý do là lại gây ra cãi nhau ngay tại chỗ biểu quyết. Mà Tân quên không nhắn anh Long à? --222.252.90.150 (thảo luận) 03:13, ngày 8 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời
Ok, tôi sẽ nhắn thêm cho anh ấy. Tân (thảo luận) 03:13, ngày 8 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời
Có thể nhắn tin thêm tới các thành viên lâu năm, nhiều kinh nghiệm và am hiểu tương đối rộng về nhiều lĩnh vực ở Wikipedia, không nhất thiết xoay quanh các thành viên đang quan tâm và liên quan đến sự việc này. ASM (thảo luận) 04:34, ngày 8 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời
Những thành viên đang quan tâm và liên quan mới có thể tóm tắt các thảo luận dài dòng cả tháng nay, chứ những thành viên lâu năm đóng góp vào thảo luận thì tốt hơn, mà tôi không nghĩ có gì mới hơn nữa để thảo luận và thuyết phục nhau. Mục tiêu giờ đây là thuyết phục những thành viên khác trong cộng đồng thôi. Tân (thảo luận) 05:28, ngày 8 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời
Còn một số thành viên khác đã tham gia thảo luận này là User:Lưu Ly, User:An Apple of Newton, User:Phuongcacanh, User:Minh Tâm-T41-BCA.--Trungda (thảo luận) 07:14, ngày 8 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời
Lại còn chưa thống nhất được cả cách biểu quyết như thế nào được, mệt đây. Mà có IP 222.52 quen lắm đó nha, sao không ý kiến gì cụ thể gì vậy?--113.22.105.151 (thảo luận) 03:17, ngày 11 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

Ý kiến

  1.  Ý kiến Tên phải theo Quyết định hay Giấy phép hoạt động của cơ quan có thẩm quyền - Như tên của cá nhân mỗi người là Giấy khai sinh của Ủy ban Nhân dân phường, xã. Ở Việt Nam, trường đại học phải có quyết định của Thủ tướng; Ví dụ: Quyết định Số: 244/QĐ-TTg, ngày 28 tháng 02 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ... Quyết định:
Điều 1. Cho phép thành lập Trường Đại học Hòa Bình tại tỉnh Hòa Bình.
Điều 2. Trường Đại học Hòa Bình là cơ sở giáo dục đại học có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.
Điều 3. Trường Đại học Hòa Bình hoạt động theo Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường Đại học tư thục ban hành kèm theo Quyết định số 14/2005/QĐ-TTg ngày 17 tháng 01 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 5. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
☑YVậy tên trường là: Trường Đại học Hòa Bình (và PC13 Công an Hòa Bình cho phép khắc dấu với tên đầy đủ là: Trường Đại học Hòa Bình)
Không ai giận hay buồn phiền gì bạn đâu. Bạn đủ điều kiện biểu quyết ! --92.230.50.6 (thảo luận) 06:08, ngày 8 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

Tài khoản Wikipedia

Tôi nghĩ khi tranh luận hay bỏ phiếu vấn đề đang tranh cãi, thì phải dùng Tài khoản có danh chứ không nên dùng IP. Ngoài đời người ta thường gọi là nặc danh hay mạo danh.--Haiyen42 (thảo luận) 15:31, ngày 10 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

 Ý kiến Ai cũng có thể có ý kiến về vấn đề này nhưng chỉ khác nhau ở quyền bỏ phiếu.--113.22.105.151 (thảo luận) 03:04, ngày 11 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

Quan điểm của ASM

Đã có tại Thảo luận Wikipedia:Thảo luận/Đại học (2), không nên chép ra đây.--Vietuy (thảo luận) 14:59, ngày 16 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

Tôi phản đối hoạt động sao chép lại ý kiến tranh luận của Thành viên:ASM vào trang này. Ý kiến của bạn đã nêu trong phần Wikipedia:Thảo luận/Đại học. Hành động này nhằm lái những ai chưa có thời gian theo dõi đầy đủ tranh luận sẽ chỉ đọc ý kiến của 1 bên tại đây, không đọc các ý kiến bên đối lập. Nếu bạn không chịu xóa ý kiến của bạn, tôi đề nghị các BQV xóa ý kiến này. Nếu không ai xóa. tôi sẽ: hoặc xóa ý kiến này, hoặc copy toàn bộ ý kiến bên B sang đây. --Nguyễn Việt Long (thảo luận) 14:19, ngày 16 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

Việt Long hơi nhầm, chính xác là ý kiến của ASM đã được ai đó bệ ra từ Thảo luận Wikipedia:Thảo luận/Đại học (2). Việc copy ra đây là không nên vì có vẻ không fairplay, do đó ủng hộ xóa đi.--Vietuy (thảo luận) 14:56, ngày 16 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

Xin lỗi, tôi định cắt ở bên đó đưa ý kiến sang đây nhưng quên lại dùng lệnh copy. Cám ơn bác Việt Long đã có ý kiến và Vietuy đã kịp thời khắc phục. ASM (thảo luận) 05:11, ngày 17 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

Các trả lời phiếu của User:Phan Trong Nghĩa

  1. Phan Trọng Nghĩa có thể bỏ chút thời gian để xem lại các văn bản chính thức không? Lý do của bạn đang mâu thuẫn nhau, đơn cử ở hình chụp dòng chữ gắn ở tòa nhà, và quyết định thành lập trường. Sự thực là logo có trường có chữ "trường" có trường không, nhưng văn bản chính thức (cụ thể là quyết định thành lập trường) đều có chữ "trường". Bạn có thể tìm hiểu thêm rồi quyết định bỏ phiếu được không? Tân (thảo luận) 02:08, ngày 8 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời
    Tôi xin dẫn lời Dụng trong Thảo luận Thành viên:Motthoangwehuong về biểu quyết lựa chọn tên không gian wikipedia:Chủ đề, vào đây là: “Xin bạn lưu ý việc khuyến khích các thành viên tham gia một cuộc biểu quyết được hoan nghênh, nhưng bạn không nên vận động cho một lựa chọn nào đó.“ Tân ạ! Tân có vẻ như đang lái Nghĩa theo quan điểm của bên A khi nói: “Nghĩa … xem lại các văn bản chính thức vì lý do … mâu thuẫn… ở hình ĐHXD, và quyết định thành lập trường“. Bên B thì cho rằng Nghĩa không mâu thuẫn. Trong cái trang gọi là quyết định thành lập trường chỉ chứa duy nhất một dòng dẫn nguồn là: “Trường Đại học Xây dựng được thành lập năm 1966 theo Quyết định số 144/CP ngày 8/8/1966 của Hội đồng Chính phủ“, chứ không hề chứa nội dung văn bản Quyết định này.--Ngokhong (thảo luận) 22:45, ngày 12 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời
    Ai có đọc thảo luận và tóm tắt bên trên đều sẽ thấy Trong Nghia chưa nắm hết thông tin. Tôi biết tôi làm gì và biết Ngokhong muốn gì nên không thích nói chuyện thêm. Tân (thảo luận) 01:30, ngày 13 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời
    Tôi cũng có cảm giác có vẻ như Phan Trọng Nghĩa bỏ phiếu sai chỗ (!). Không có ý lôi kéo thành viên này bỏ phiếu cho Bên A. Nhưng nếu muốn thì Phan Trọng Nghĩa có thể xác nhận lại ý kiến của mình. Tôi nghĩ các ý kiến thêm vào này (từ ý kiến của Tân cho đến ý kiến của tôi) nên di chuyển qua trang thành viên Phan Trọng Nghĩa. Zaahuu (thảo luận) 01:33, ngày 13 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời
    Tốt hơn hết là để Nghĩa tự xác nhận. Không nên tự suy diễn suy nghĩ của người khác.--Vietuy (thảo luận) 01:37, ngày 13 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời
    Đã chỉnh lại nội dung lá phiếu.Phan Trọng Nghĩa (thảo luận) 00:29, ngày 16 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

Số sửa đổi để đủ điều kiện bỏ phiếu

Bầu bảo quản viên cũng chỉ yêu cầu có 10 sửa đổi, vì sao lại đặt ra yêu cầu ở đây là 100 sửa đổi? Làm sao kết luận được một người mới đăng ký là kém hiểu biết? Nếu mọi người nghĩ người đó chưa hiểu biết về wiki thì làm sao người đó hiểu được về người mà họ bỏ phiếu bầu bảo quản viên được? Tôi không hiểu ở đây áp dụng theo cái gì.--Vietuy (thảo luận) 01:42, ngày 13 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

Xem Wikipedia:Biểu quyết#Đang thảo luận để biết lý do. Chọn BQV phải hơn 100, chỉ có xóa bài mới hơn 10 mà thôi. Ở đây không phải đánh giá trình độ hiểu biết mà đánh giá mức độ thông hiểu Wikipedia. Xin không bàn cãi về quy định ở đây nữa. Tân (thảo luận) 01:55, ngày 13 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời
Tôi chỉ thấy chỗ bầu bảo quản viên có ghi10 nên tôi thấy không giống nhau. Mời anh Tân nhìn lại.--Vietuy (thảo luận) 03:09, ngày 13 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời
Đã xem lại thảo luận ở trang bầu bảo quản viên, nó mới hơn thảo luận tại biểu quyết và áp dụng ở nhiều biểu quyết trước. Tôi đã nhầm, nên sửa lại thành 10 sửa đổi. Tân (thảo luận) 04:02, ngày 13 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

Các trả lời phiếu của Thanh Efron (thảo luận · đóng góp)

  1. Xin bổ sung lý do vì bạn chưa tham gia thảo luận --minhhuy*=talk-butions 14:16, ngày 7 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời
    Thêm nữa là đề nghị giải thích rõ: ai muốn thể hiện mình và thể hiện ở những chỗ nào ? Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 07:54, ngày 13 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời
    Tôi không tin là thành viên này theo rất sát thảo luận như bạn đã nói. Thảo luận của chúng ta bắt đầu ngày 19 tháng 12, 2009 còn bạn lại mở tài khoản ngày 30 tháng 12 Llevanloc (thảo luận) 10:50, ngày 13 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời
    Llevanlov nhầm, Михаил Александрович Шолохов mở tài khoản từ ngày 28 tháng 12 năm 2007. Công khai danh tính tại đây ngày 30 tháng 1 năm 2008. Đến nay đã hơn hai năm rồi. Tôi không biết nói thế nào nữa!.--Двина-C75MT 10:55, ngày 13 tháng 1 năm 2010 (UTC)--Trả lời
    Khách quan mà nói thì chúng ta buộc phải tin. Khó có cách nào chứng minh người nói không theo sát. Có thể có những người đã theo dõi sự việc dù không tham gia thảo luận hoặc không bỏ phiếu. Nếu có người lại đặt câu hỏi chất vấn với tất cả những phiếu chỉ ghi "đồng ý với bên A" hoặc "đồng ý với bên B" thì không biết cuộc thảo luận còn kéo ra như thế nào.--Vietuy (thảo luận) 14:39, ngày 16 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

Các trả lời phiếu của Lưu Ly (thảo luận · đóng góp)

Dựa theo ý chính từ Wikipedia:Biểu quyết/Cơ sở giáo dục bậc Đại học#Tóm tắt các ý chính tại trang thảo luận#Ý kiến của Bên A tôi có ý kiến:

Theo [1], từ đại học có thể là: Học vấn chuyên nghiệp bậc cao hoặc Trường ĐH đào tạo cử nhân có trình độ văn hoá đại học của nhà nước, tôn giáo, tư nhân hoặc Bậc ĐH, một bậc đào tạo gồm cao đẳng, đại học, sau đại học trong cấu trúc hệ thống giáo dục quốc dân – do đó, việc có chữ trường hay không trong tên bài không phải là sự chuyển đúng thành sai (theo nghĩa 2) hoặc thiếu chính xác, cho nên không thể cho rằng wiki thay đổi để làm sai nghĩa của cụm từ.

Ở VN, trường đại học, đại học, viện đại học v.v. là danh từ chỉ những loại hình cơ sở giáo dục hoàn toàn khác nhau, nhưng chỉ xét Trường ĐH A và Trường ĐH B thì đã có sự khác nhau cơ bản về loại hình (chính quy tập trung dài hạn, chính quy tập trung ngắn hạn, tại chức, phi chính quy, mở rộng, quốc lập, bán công, dân lập…) do đó chỉ nhìn vào tên trường không thể thấy sự khác biệt mà bắt buộc phải đọc nội dung bài mới thấy sự khác biệt đó. Chưa kể đến việc trường đại học tuyển sinh tốt nghiệp trung học cơ sở (cấp 2) thì khái niệm đại học nay e phải mở rộng thêm nghĩa khác nữa.

Việc thêm chữ Trường là có ảnh hưởng tới hiệu quả tìm kiếm mục từ trên Internet vì việc tìm kiếm không đơn thuần là thông tin cơ bản của trường đó mà còn là những sự kiện liên quan đến trường đó. Thí dụ Đại học khoa học tự nhiênTrường Đại học khoa học tự nhiên hay cụ thể hơn [2][3] hay [4][5]

Theo [6] có khoảng xấp xỉ 200 đại học sẽ cần thêm vào chữ “trường” tại wiki để ‘’phân biệt’’ rõ với 7 (hình như thế:D) đại học quốc gia, đại học vùng … (khoảng 3,5%) và chưa ai chỉ ra ví dụ Trường Đại học A, Trường Đại học B, Trường Đại học C...khi bỏ chữ Trường (còn lại là Đại học A, Đại học B, Đại học C...) mà gây nhầm lẫn và trong thực tế đã xảy ra, do đó việc thêm chữ Trường là chưa thực sự cần thiết. Lưu Ly (thảo luận) 02:41, ngày 14 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

Tôi không biết Lưu Ly có đọc kỹ phần tóm tắt cũng như theo dõi cuộc thảo luận không vì có vẻ như bạn chưa nắm rõ một số thông tin căn bản. Xin phản hồi như sau:

Ôi trời! Cứ mỗi một phiếu lại kéo dài thảo luận về việc bỏ phiếu như thế này thì không biết cuộc bỏ phiếu này sẽ ngốn bao nhiêu tài nguyên của wiki, và bao nhiêu thời gian, công sức của các thành viên.--Ngokhong (thảo luận) 04:25, ngày 14 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời
Thì có ai bắt Ngokhong phải đọc đâu. Nếu không muốn có ai phản hồi gì thì cứ bỏ phiếu và nói là theo ý kiến của X, Y, Z nào đó chứ thêm ý kiến của mình làm gì. Zaahuu (thảo luận) 04:29, ngày 14 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời


Tôi có một chút nhầm khi đọc mà nguyên nhân là đây. Tạm thời tôi bảo lưu ý kiến trên chỉ cho tên trường đại học và không mở rộng ra cho cơ sở giáo dục bậc đại học vì nó quá rộng. Lưu Ly (thảo luận) 08:32, ngày 14 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

Thêm một chút nữa là, đến 15:37, ngày 16 tháng 1 năm 2010 (UTC) chưa ai chỉ ra ví dụ Trường Đại học A, Trường Đại học B, Trường Đại học C...khi bỏ chữ Trường (còn lại là Đại học A, Đại học B, Đại học C...) mà gây nhầm lẫn và trong thực tế đã xảy ra. Lưu Ly (thảo luận) 15:37, ngày 16 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

Tôi đã trả lời ở trên. Chẳng hạn, nếu bỏ chữ "Trường" trong Trường Đại học Sài Gòn thì [cần dẫn nguồn] nó là Viện Đại học Sài Gòn (vì "Viện Đại học Sài Gòn" cũng thường bị gọi ngắn lại thành "Đại học Sài Gòn") -- cứ google sẽ thấy; những ví dụ khác cũng tương tự. Nếu bỏ "Trường" trong "Trường Đại học ABC" sao không bỏ "Viện" trong "Viện Đại học ABC" hay thêm "Trường" vào "Đại học ABC" (vì những tình huống này đều xảy ra trong ngôn ngữ hàng ngày)? Nhưng câu hỏi quan trọng hơn cả là: Tại sao lại bỏ? Tôi đã phân tích những điều này trong trang thảo luận. Mời bạn xem lại. Nếu có ý kiến phản bác lại thì xin thêm vào trang đó. Zaahuu (thảo luận) 15:56, ngày 16 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

Ví dụ chơi, "Đại học Thái Nguyên", "Đại học Cần Thơ", "Đại học Huế", "Đại học Nha Trang", viết vậy đấy, theo anh chúng có giống nhau không? Tân (thảo luận) 16:03, ngày 16 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời
Liệu đã có tài liệu nào sử dụng cả 4 cụm trên chưa nhỉ? Lưu Ly (thảo luận) 16:39, ngày 16 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

Trả lời Lưu Ly: Đây là trang thảo luận, chứ không phải là trang "bách khoa" do đó bạn đừng hy vọng là tôi liệt kê hết bằng chứng theo kiểu giấy trắng mực đen. Ngoài ra, câu tôi viết là câu "nếu"... "thì"; tôi cũng đã gợi ý "cứ google sẽ thấy". Thực tế, người ta thường phải chua thêm chú thích "trước 1975" hay "trước đây là Trường Cao đẳng Sư phạm..." để người đọc không lẫn lộn hai cơ sở này; như trên, cứ google sẽ thấy. Và cũng xin lưu ý là chủ đề đang nói là về việc viết tên của các cơ sở giáo dục trên vi.wiki chứ không bàn lan man việc bên ngoài vi.wiki người ta viết như thế nào. Nếu bạn có lập luận gì khác để phản bác lập luận của Bên A và thực sự muốn trao đổi thêm thì mời bạn qua trang Wikipedia:Thảo luận/Đại học (2) để khỏi làm dài trang này. Zaahuu (thảo luận) 17:14, ngày 16 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

Tôi tra google đã nhiều trang (tất nhiên không hết được vì nhiều quá) nhưng chưa thấy chỗ nào nói Đại học Sài Gòn=Viện Đại học Sài Gòn, đề nghị Zaahuu chỉ ra. Chỉ thấy thêm là có 1 tạp chí gọi là "ĐH Sài Gòn" () ra mắt ("Là cơ quan báo chí của một trường ĐH"). Tôi có cảm tưởng phen này toàn dân dùng sai thuật ngữ, kể cả các giáo sư, giảng viên, lãnh đạo, sinh viên,... trừ nhóm A của wiki.--Nguyễn Việt Long (thảo luận) 02:59, ngày 18 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

Bạn Nguyễn Việt Long làm biếng google quá. Thì đây:

Cám ơn Zaahuu đã tra google giúp nhưng không biết Zaahuu có để ý xem nội dung của cụm từ luôn đặt trong ngữ cảnh, chẳng hạn như Sau khi đất nước bị chia cắt năm 1954, miền Nam Việt Nam, khi đó được gọi là Việt Nam Cộng Hoà,Bán sách luật trước 1975 hay khoa Toán, Đại học Khoa học Sài gòn trước đây hay không? Lưu Ly (thảo luận) 01:48, ngày 19 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

Đọc những link trên, tôi thấy rút ra 2 điều:

  1. Thời trước 1975 người ta cũng gọi tắt "Viện Đại học Sài Gòn" là "Đại học Sài Gòn" hay "Trường Đại học Sài Gòn" vỉ cũng không hề có cái gì gây nhầm lẫn (cái "Trường Đại học Sài Gòn" chưa ra đời)
  2. Một khi đã tồn tại nhiều cách gọi như trên trong các website của cơ quan, tổ chức (chắc là cũng tồn tại trong văn bản của cơ quan, tổ chức đó) thì không thể đơn giản loại bỏ cách gọi đó như cách làm của Zaahuu, mà phải coi đây là thực tế ngôn ngữ và lập trang "Đại học Sài Gòn" rồi chuyển hướng đến cả 2 nghĩa là "Trường Đại học Sài Gòn" và "Viện Đại học Sài Gòn" (như tôi đã nói, đây chỉ là những trường hợp cá biệt, khác với đa số trường hợp, kiểu ĐHXD và "Trường ĐHXD"). --Nguyễn Việt Long (thảo luận) 14:03, ngày 19 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

Ý kiến của Zaahuu

(2) Quan điểm của Bên B không chỉ sai lầm mà còn, nếu đem thực hiện trên vi.wiki, làm cho vi.wiki thiếu chính xác, không có tính hệ thống, biến một số tên riêng viết sai thành hầu hết đều sai, và khiến vi.wiki lạc hậu hàng chục năm so với sự phát triển của giáo dục VN, của các loại hình cơ sở giáo dục ở VN, và của ngôn ngữ tiếng Việt.

Ý kiến trên của Zaahuu trong phần bỏ phiếu. Theo thiển ý của tôi thì không nên lợi dụng việc bỏ phiếu mà đưa ý kiến phản bác ý kiến bên kia trong lá phiếu của mình. Đã có phần tóm tắt lý lẽ là đủ rồi. Do đó tôi chuyển ý kiến của thành viên này vào đây, ai cần tham khảo thì đọc. Hoàng Văn Điển (thảo luận) 15:39, ngày 17 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

Ý kiến của Harry Pham

Ý kiến của Harry Pham khá lạ: "Đại học ngoài giảng dạy còn là cơ sở nghiên cứu nên ko chỉ là một trường". Nếu có thời gian thì mời bạn giải thích thêm cho mọi người rõ hơn. Zaahuu (thảo luận) 18:36, ngày 17 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

Về chức năng nghiên cứu (khoa học và công nghệ) của trường đại học chắc chắn là có (điều này không phải bàn cãi). Ví dụ, nghiên cứu giống lúa hay rộng hơn là giống cây con của Đại học Nông nghiệp I, hay nguyên cứu sử dụng nhiên liệu ga thay cho xăng xe gắn máy của Đại học Bách khoa Đà Nẵng.--Ngokhong (thảo luận) 05:07, ngày 18 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời
Điều Đại học ngoài giảng dạy còn là cơ sở nghiên cứu thì thành chân lý rồi, trường nào mà không có cơ sở nghiên cứu thì chứng tỏ là chưa đủ lớn và "xịn". Nhưng vế sau nên không chỉ là một trường thì mới khó hiểu. Nếu Harry Pham có thêm thời gian thì nói rõ hơn điều suy ra này đúng thế nào với giáo dục Việt Nam. Tân (thảo luận) 10:59, ngày 18 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời