Thảo luận Thành viên:Võ Thị Kim Loan/Phi logicTrang thảo luận về "Những Hiện Tượng Phi Logic Trong Tiếng Việt".Mình rất mong sự đóng góp của các bạn! Mình đang làm một bài về những "Hiện tượng phi logic trong Tiếng Việt". Mình xin nói cụ thể hơn:Hàng ngày chúng ta thường sử dụng Tiếng Việt(tiếng mẹ đẻ)một cách tự nhiên nên cúng ta không để ý đến một số trường hợp được xem là phi logic(nghĩa trước sau chưa thống nhất hoặc chưa hợp lý).VD:Chúng ta thường xuyên nói: Đi khám bác sĩ hoặc xe cứu hỏa (cần phải dập tắt ngọn lửa?)Còn trong thành ngữ,ca dao:Ruồi bu, kiến đậu,hoặc là câu: cao chạy xa bay, Hay:Sinh con rồi mới sinh cha, sinh cháu ở nhà, rồi mới sinh ông.Hay: Muối chua, chanh mặn, ớt ngọt, đường cay. Lát gừng thì đắng từ ngày xa anh. Còn trong tục ngữ:Không thầy đố mày làm nên; rồi lại có câu: Học thầy không tày học bạn.(hai câu này không mâu thuẫn nhưng trước sau không thống nhất).Tương tự cũng có:Bán anh em xa mua, láng giềng gần,rồi lại có câu: Một giọt máu đào hơn ao nước lã. Hay một số câu ta vẫn thấy:Cấm không được hút thuốc (cấm:nghĩa là không được mà không được dến 2 lân thì câu ấy có nghĩa là:"Không được không hút thuốc" vì 2 lần phủ định là khẳng định,như khi ta nói:Cô ấy không phải là không đẹp.)Một số trường hợp như vậy trong tiếng việt nếu chúng ta nghĩ kỹ lại thì chưa hợp lý nhưng vẫn được chấp nhận).Mình thật sự không muốn làm phiền các bạn nhưng mình thật sự rối,vì khả năng của mình không thể liệt kê hết những trường hợp đặc biệt như thế nên mình mong các bạn mỗi người chỉ cần liệt kê một trường hợp mà bạn cho là chưa hợp lý trong Tiếng Việt (vì cộng đồng của chúng ta đã hơn 50.000 thành viên).Hoặc bạn cho những VD mà mình đưa ra ở trên là sai, chưa hợp lý xin đóng góp ý kiến với mình ở trang: Thảo luận thành viên: Võ Thị Kim Loan.Mọi đóng góp của các bạn mình xin chân thành cảm ơn (các bạn hãy cho mình tạm ứng kiến thức của các bạn sau này mình hứa sẽ góp lại).À các bạn cũng có thể chỉ mình một trang Web nào có liên quan đến ca dao, tục ngữ, thành ngữ phong phú nhất mà bạn biết.--loan 00:30, ngày 1 tháng 10 năm 2007 (UTC) |