Thảo luận Thành viên:Hungda/Lưu 3Re: Xã của Đông AnhCảm ơn, mình tạo xong cái bản mẫu kia thì thấy thừa, những lỗi đấy đã sửa. Milk Coffee (thảo luận) 04:05, ngày 1 tháng 1 năm 2011 (UTC)
Happy new yearChúc Hungda năm mới sức khỏe và thành công trong cuộc sống, tiếp tục những đóng góp đáng quý trong lĩnh vực địa lý và nếu có thể cứ sang "đàm đạo" bên bàn sử với anh.:D--Trungda (thảo luận) 08:52, ngày 1 tháng 1 năm 2011 (UTC)
Thông tin dân sốmình đang định sẽ cập nhập hết các list về tp, thị xã còn về từng cái và list huyện thì khối lượng cv hơi lớn, có lẽ phải làm đồng loạt trong toàn dự án --Harry Pham (thảo luận) 13:33, ngày 18 tháng 1 năm 2011 (UTC) Tên xãTên các xã thì hãy thống nhất để đi kèm với tên huyện theo mẫu xã, huyện vì như thế tránh hiểu lầm sang tên riêng, tên người. Hungda đừng lùi các sửa đổi của tôi nhéKien1980v (thảo luận) 02:23, ngày 8 tháng 2 năm 2011 (UTC) Khi để tên địa danh theo kiểu [xã (phường), huyện (quận)] thì người ta sẽ hiểu ngay đó là đơn vị hành chính, thậm chí định vị luôn được nó thuộc huyện nào, tỉnh nào. Đó là ưu thế rõ rệt và nổi bật cần thống nhất. Riêng trường hợp nhiều xã và nhiều huyện trùng tên như cả nước có 10 huyện Châu Thành và 15 phường, xã tên Lê Lợi thì gọi xã theo kiểu [Lê Lợi, Châu Thành, Tiền Giang] là chuẩn nhất, không trùng lặp và khỏi phải tranh cãi. Đừng để theo kiểu [phường Trần Hưng Đạo], hiện tại nó cũng đã có 4 nơi đặt rồi, trong tương lai nhiều đô thị mọc lên lại đặt tiếp, biết ưu tiên nơi nào? Không lẽ dùng [Phường 1] cho thành phố Hồ Chí Minh còn các tỉnh lẻ thì theo kiểu Phường 1, Sóc Trăng?. Thật khó nhận biết khi đọc tên các xã mà người ta lại nghĩ ngay đến:
Kể cả những cụm từ chưa có bài viết như Bản So, Trung Bình, Nhân Đạo trên đây nếu cho rằng từ đó chưa được sử dụng mà ta để riêng thành tên xã thì rồi nó cũng sẽ bị đưa vào mổ sẻ trong tương lai gần. Kien1980v (thảo luận) 03:27, ngày 8 tháng 2 năm 2011 (UTC)
Tên hóa học (1)Về tên hóa học, thì VN chúng ta không có bất kỳ quy định nào thống nhất cả, tất cả đều do nhiều luồng ảnh hưởng khoa học cùng lúc. Các đại hội đề nghị thống nhất danh pháp cũng không đi đến đâu cả. Việc em lập nên bài hướng dẫn đó là dựa theo các tên đã được sử dụng trước đó trên ViWi và không có bất kỳ nguồn tham khảo nào. Riêng em, vốn là dân hóa, cũng rất mệt đầu vì vụ lộn xộn này và em đồng ý với cách sử dụng như của anh. Nhưng tranh cãi hay giải thích sẽ chẳng đi tới đâu(!!) trong tình hình hiện nay. Đề xuất hay nhất là tạo nhiều chuỷên hướng. 1.52.116.64 (thảo luận) 12:17, ngày 9 tháng 2 năm 2011 (UTC). Người Ơ Đu ở LàoNguồn ethnologue nói người Ơ Đu ở Lào là 190 hay 194? Newone (thảo luận) 08:40, ngày 22 tháng 2 năm 2011 (UTC) Re:Cấp hành chínhÀ, nhầm thật, tại đang đau đầu quá.:(Nhưng bài viết đó vẫn không đủ chất lượng cũng như độ nổi bật để tồn tại trên WP vì ND toàn bài là như sau "Phúc La là một phường thuộc quận Hà Đông.Địa giới hành chính:Phía đông giáp huyện Thanh Trì,phía nam giáp phường Kiến Hưng,phía tây giáp Nguyễn Trãi và phường Hà Cầu,Phía bắc giáp phường Văn Quán "--Lê tl(+) 07:30, ngày 9 tháng 3 năm 2011 (UTC) Ngộ độc thực phẩmTôi cũng đã định lùi lại sửa đổi của mình, nhưng bạn đã sửa trước rồi. Xin cảm ơn bạn đã chỉnh sửa giúp. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 11:38, ngày 22 tháng 3 năm 2011 (UTC) Gantt chart và Đường găngGantt chart là dạng biểu diễn tiến độ dự án nguyên thủy nhất dưới dạng sơ đồ ngang mà người phát minh ra đầu tiên là ông Henry Laurence Gantt, nên gọi là biểu đồ Gantt, hay sơ đồ ngang Gantt. Trong sơ đồ ngang Gantt (Gantt chart) công việc là các đoạn thẳng nằm ngang với đội lớn là thời lượng công việc (duration), sơ đồ ngang là biểu đồ trong hệ trục tọa độ Đề các phẳng: trục hoành là trục thời gian, trục tung là trình tự các công việc theo chiều từ trên xuống, lần lượt theo logic công nghệ (có thể gọi là trục công nghệ). Ông Gantt không phải là công việc găng hay chuỗi công việc găng (căng thẳng về dự trữ thời gian). Phương pháp Đường găng dịch nghĩa là phương pháp đường (công việc) quan trọng, thường được thể hiện bằng sơ đồ mạng, khác xa sơ đồ ngang Gantt (Gantt chart). (chú thích tôi bị lỗi đăng nhập khi dùng mạng ở nhà riêng).--1.55.211.222 (thảo luận) 12:04, ngày 22 tháng 3 năm 2011 (UTC) (Ngokhong-Doãn Hiệu) NhờNhờ bạn xem Daboia russelii có phải là Con nưa, Rắn hổ bướm không? Nếu phải thì nhờ bạn đổi tên bài sang tiếng Việt giúp. Nhờ bạn bổ sung tiếp loạt các bài gừng, nghệ. Cảm ơn. Chúc cuối tuần vui.113.161.220.120 (thảo luận) 10:08, ngày 25 tháng 3 năm 2011 (UTC) Huy chương Đóng góp đặc biệt
Hãy viết tiếp Bò bíaBài như tình trạng hiện tại thì không thể hiểu món bò bía là món thế nào. Nhìn ảnh thì thấy thèm, mà không điều tra nổi thành phần nó ra sao, nên không biết có nên đi ăn thử hay không. --You-Know-Who (thảo luận) 11:10, ngày 15 tháng 4 năm 2011 (UTC)
Cúc ngọt, cỏ ngọtTheo tôi thì đây là loài cây nhập nội, thuộc họ cúc, nên tên gọi cúc ngọt phản ánh đúng và dễ dàng hình dung hơn đối với nhiều người. Meotrangden (thảo luận) 00:25, ngày 23 tháng 4 năm 2011 (UTC) Phong lanChào bạn! Tôi thấy bạn có viết những bài về hoa lan, vậy có thể giúp tôi viết sơ khai bài về Cattleya và Cymbidium được không. Nếu có thể thêm cả bài cải thảo nữa. Tôi muốn tạo những bài sơ khai này để xóa liên kết đỏ nhưng lại không biết về sinh học. Xin cảm ơn bạn trước!--Paris (thảo luận) 09:52, ngày 24 tháng 4 năm 2011 (UTC)
Bạn có biết nguồn nào thống kê diện tích, dân số cho đơn vị hành chính cấp xã không? Tôi muốn tìm thông tin này cho các phường của Đà Lạt mà không có.--Paris 15:48, ngày 3 tháng 5 năm 2011 (UTC) Cải thảoDanh pháp Brassica rapa là tên gọi được chấp nhận (accepted name). Các danh pháp đồng nghĩa: B. campestris, B. dubiosa, B. napella, B. purpuraria, B. rutabaga. Loài này được gieo trồng rộng khắp và lâu đời và có nhiều tên gọi phổ thông cho các phân loài hay giống, thứ cây trồng (cải canh, cải củ, cải thảo v.v). Tương ứng với điều này thì các tên gọi khoa học cũng khá lộn xộn. Nhưng tựu chung, nó bao gồm các phân loài sau:
Meotrangden (thảo luận) 02:01, ngày 25 tháng 4 năm 2011 (UTC) MacluraChi này có 11 danh pháp được công nhận hay có thể được công nhận (M. africana, M. amboinensis, M. andamanica, M. brasiliensis (đang xét), M. cochinchinensis, M. fruticosa, M. pomifera (đang xét), M. pubescens, M. spinosa, M. tinctoria (đang xét), M. tricuspidata), còn các danh pháp khác chỉ là đồng nghĩa. Theo botanyvn thì tại VN có 3 loài M. cochinchinensis, M. fruticosa và M. tricuspidata (phù hợp với các trang về Đông y của Đại học Huế, nhưng tại đó có thông tin thêm là M. tricuspidata chỉ thấy ở Chân Mộng, Vĩnh Phú = Chân Mộng, Đoan Hùng, Phú Thọ). Kết hợp với thông tin trong e-flora Trung Hoa cho rằng chỉ 2 loài đầu tiên có tại VN thì suy ra M. tricuspidata có lẽ không phổ biến rộng tại Việt Nam. Các tên gọi tôi thấy như sau:
Do vậy, nếu dùng tên mỏ quạ/vàng lồ/hoàng lồ thì M. tricuspidata tốt nhất nên gọi là mỏ quạ (vàng lồ/hoàng lồ) 3 mũi. Những tên nào không tranh chấp thì không sao.Meotrangden (thảo luận) 04:24, ngày 26 tháng 4 năm 2011 (UTC)
Hành chínhAnh không thạo trong lĩnh vực hành chính nên không tham gia được nhiều, một số thông tin chi tiết không rõ có khả năng tìm ra để đưa vào không (như hôm nọ Nalzogul có hỏi về diện tích, dân số các phường của ngay quận Đống Đa đây thôi nhưng anh thấy cũng khá bí nguồn, nhất là online). Từ nội dung hiện tại mà Paris tạo ra cùng ý kiến của Hungda, anh thấy có lẽ mỗi bản mẫu phù hợp với một loại đơn vị hành chính. Như bản mẫu hiện nay phù hợp với đơn vị cấp tỉnh/thành, với đơn vị thấp hơn nên xem xét những nội dung cụ thể phù hợp.--Trungda (thảo luận) 10:47, ngày 27 tháng 4 năm 2011 (UTC)
Về bản mẫu hành chính dùng chung như thế này cũng rất là tiện. Hiện tại 1 số đang dùng là chức lãnh đạo, tên lãnh đạo so với trong đây chúng ta phân ra (Bí thư, Chủ tịch UBND, Chủ tịch HĐND). Như vậy cái cũ có vẻ tiện hơn nếu 1 người đảm nhiệm nhiều chức vụ. --Quangluanpro (thảo luận) 07:57, ngày 28 tháng 4 năm 2011 (UTC) Thể loại địa danhAnh đang có một vấn đề muốn hỏi em: Do thay đổi hành chính, một tỉnh bị tách thành nhiều tỉnh, trong đó có thể có (hoặc không) một tỉnh về sau kế thừa tên gọi của tỉnh cũ, có nên xếp thể loại cho chúng trong nhau không? Như thế có tiện tra cứu không? Và nếu xếp thì nên xếp thế nào: thể loại mang tên các tỉnh nhỏ sau này xếp vào bài tỉnh lớn cũ (mà có trường hợp tên gọi (cũng là tên bài) do môt tỉnh mới kế thừa), ví dụ: (Thể loại:Cần Thơ) vào bài An Giang, hay (Thể loai:Đồng Tháp), (Thể loại:Tiền Giang) vào bài Định Tường, hoặc (Thể loại:Cà Mau) vào bài Hà Tiên (tỉnh), (cách này là cách vẫn xếp cho địa danh núi sông nằm trên địa bàn nhiều tỉnh), hay ngược lại xếp thể loại mang tên tỉnh cũ vào các bài viết tỉnh mới?--Doãn Hiệu (thảo luận) 00:57, ngày 30 tháng 4 năm 2011 (UTC) Đà LạtTôi không vào được trang bạn chỉ. Nếu số liệu trước 2009 thì không dùng được vì thời gian này thành phố Đà Lạt đã phân chia lại, gồm 12 phường và 4 chứ không phải 3 xã như trước. Trong mấy cuốn sách của tôi có số liệu năm 2007, nhưng cũng không thể cho vào bài. Dù sao cũng cảm ơn bạn rất nhiều. Hy vọng mọi người sớm cho ý kiến để bản mẫu Thông tin đơn vị hành chính Việt Nam sớm hoàn thành.--Paris 12:56, ngày 4 tháng 5 năm 2011 (UTC)
Infobox v2Mời Hungda tham gia thảo luận tại đây. — fr talk 13:57, ngày 5 tháng 5 năm 2011 (UTC) Cảm ơnCảm ơn vì bạn đã sửa giúp một lỗi chính tả nhỏ trong trang thảo luận của một IP vô danh. Chúc bạn một ngày cuối tuần vui vẻ--British Empire (thảo luận) 17:28, ngày 7 tháng 5 năm 2011 (UTC)
Tinh dầu bạc hàTrên thế giới hiện nay có ba quốc gia sản xuất tinh dầu bạc hà ở quy mô thương mại là Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ.
Theo tôi thì type dịch thành kiểu hợp lý hơn là TCVN đã dịch (loài) vì thực chất cả Native, Chinese và Indian type chỉ là cùng 1 loài sinh học (chỉ khác phân loài hay khác giống), variety dịch là giống hay thứ cũng được. Native là nguyên sản hay thổ sản đều được. Meotrangden (thảo luận) 11:17, ngày 14 tháng 5 năm 2011 (UTC) Phân loại đô thịSao bạn lại đổi hướng đô thị loại 1, 2, 3...sang đô thị Việt Nam. Nhiều quốc gia khác, Philipin chẳng hạn cũng chia loại như thế. Mong bạn xem lại. Cảm ơn.123.28.252.178 (thảo luận) 15:58, ngày 18 tháng 5 năm 2011 (UTC)
HotCatSử dụng HotCat như thế nào vậy bạn?TpDk26 (thảo luận) 12:29, ngày 24 tháng 5 năm 2011 (UTC) Hiện tại tôi đang sửa, và biên tập từng mục nhỏ (từng xã, từng huyện) sau đó mới check lại toàn bộ, do đó, hãy cứ từ từ, vì thời gian của tôi không nhiều, đang làm từng phần TpDk26 (thảo luận) 11:41, ngày 10 tháng 6 năm 2011 (UTC) hỏi chút1 clb bỏ tiền ra để thay đổi kết quả trận đấu gọi là gì hả bạn,tôi nghĩ mãi ko ra,"mua độ" chăng?Jspeed1310 (thảo luận) 16:06, ngày 3 tháng 6 năm 2011 (UTC)
"Cây kim ngân mọc khá phổ biến ở miền Bắc Việt Nam và được khắp Việt Nam[1]." Hình như câu này còn thiếu mấy chữ? --You-Know-Who (thảo luận) 21:11, ngày 3 tháng 6 năm 2011 (UTC)
HCCảm ơn Hungda. Đấy là một trong những thời kỳ có nội dung về hành chính làm "hoa mắt" nhất:D. Anh đang từng bước hoàn thiện chi tiết về lịch sử hành chính, những thời đã có bài nhưng sơ lược quá sẽ bổ sung, chỉ trừ tài liệu không có gì hơn thì đành chịu (như thời Lý mà anh bổ sung tháng trước, để có thể chỉ ra đủ tên các đơn vị cấp cao nhất thôi giới chuyên môn đã "toát mồ hôi":D không thể đi sâu hơn).--Trungda (thảo luận) 08:52, ngày 15 tháng 6 năm 2011 (UTC)
Bản mẫu Lịch sử hành chínhCũng khá nhiều chuyện đấy. Anh nghĩ đây là việc mô tả biến động địa lý hành chính, nên không nhất thiết theo biến động chính trị của bản mẫu:Lịch sử Việt Nam. Ngoài ra, cũng cần xem "tính khả thi" của những ô đỏ có thể biến thành xanh không nữa:D:( Thời nhà Triệu nằm trong Bắc thuộc lần 1, vả lại như sử nêu thì Triệu Đà chia Âu Lạc làm 2 quận Giao Chỉ và Cửu Chân, bên dưới không rõ có gì. Rất sơ sài vậy nên lược luôn nhà Triệu đi, chỉ để Bắc thuộc lần 1. Thời Hai Bà Trưng quá ngắn chỉ có 3 năm, mà chỉ nói Hai Bà thu phục 65 thành không rõ những thành nào, nên cũng phải lược đi và chỉ hiển thị Bắc thuộc lần 1. Nhà Tiền Lý và Triệu Việt Vương về cơ bản giống thời thuộc Lương mà Đào Duy Anh cũng ghi khá sơ lược, nhưng nên gộp vào 1 thành Hành chính Việt Nam thời Tiền Lý và Triệu Việt Vương. Đến thời Hậu Lê, nên trình bày khác đi, không nên để như bản mẫu:Lịch sử Việt Nam vì tính theo triều đại thì là 1 (nhà Hậu Lê ôm cả 360 năm), nhưng tách ra thì có 4 chính thể (Lê, Mạc, Trịnh, Nguyễn) và 3 thời kỳ khác biệt (Lê sơ, Nam Bắc triều, Trịnh Nguyễn phân tranh), dẫu có thừa kế nhau nhưng vẫn có khác biệt, nhất là thời Đàng Trong và Đàng Ngoài có biến động lớn về đất đai miền nam. Nên lập ra 3 dòng ngang nhau theo thời kỳ là Lê sơ, Nam Bắc triều, Trịnh Nguyễn phân tranh, không cần Lê trung hung hay Hậu Lê ôm lấy cột khác. Tương tự, về hành chính thì thời Nguyễn độc lập và Pháp thuộc khác nhau, nên để ra 2 dòng HC thời Nguyễn (đã có bài và trong bài chỉ rõ giới hạn thời độc lập) và HC thời Pháp thuộc (anh sắp xong bài này) ngang nhau, ko dòng nào to hay nhỏ. Thời hiện đại tương tự, 2 chính thể Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Việt Nam Cộng hòa như thời Đàng Trong Đàng Ngoài, còn Cộng hòa Miền Nam Việt Nam thì đã trùng không thể có bài hành chính riêng. Anh băn khoăn chút nữa về cách trình bày. Cho đặc thù dáng dấp hành chính, có thể chen vào vài cái bản đồ nhỏ phản ánh sự biến động Nam Bắc qua ngàn năm được không (sẽ có vài thời kỳ chung 1 cái bản đồ)? Có sợ chật?--Trungda (thảo luận) 04:21, ngày 16 tháng 6 năm 2011 (UTC)
Mình đề nghị bán khóa bài này vì có một số IP thường xuyên xóa một nguồn của Tổng cục thống kê. Nguồn này cho thấy sự lệch nhau lớn về số liệu dân số của thành phố này so với số liệu thành phố tự công bố![1][2] CNBH (thảo luận) 04:59, ngày 16 tháng 6 năm 2011 (UTC) Thảo luậnAnh muốn dành thêm chút thời gian hệ thống hóa lại lĩnh vực mà em nêu vì chuyện địa danh mình gặp hàng ngày nhưng lại chưa từng đi sâu để hệ thống hóa trong môi trường wiki. Thời cổ đã rối, bây giờ còn sợ hơn:D--Trungda (thảo luận) 09:48, ngày 18 tháng 6 năm 2011 (UTC) Bản mẫu:Thông tin đơn vị hành chính Việt NamVí dụ đó tôi làm thử để mọi người có thể thấy cách trình bày của bản mẫu mới. Nó chỉ là ví dụ và nằm trong phầm thảo luận, vì vậy có gì quan trọng đâu. Nếu thấy cần thiết, bạn có thể thêm các ví dụ vào phần hưỡng dẫn sử dụng bản mẫu. Có gì phức tạm, bạn cứ nhắn tin, khi rảnh tôi sẽ sửa lại sau.--Paris (thảo luận) 19:37, ngày 29 tháng 6 năm 2011 (UTC) Thanks. Tôi đã điều chỉnh. Chúc vui. Lê Thy (thảo luận) 09:35, ngày 8 tháng 7 năm 2011 (UTC) |