Tuần này, Bạn có biết đã được cập nhật bằng một đoạn trong bài viết Internet tại Việt Nam mà bạn đã nỗ lực viết, dịch hoặc mở rộng đáng kể.
Nếu bạn tìm thấy những thông tin thú vị trong các bài viết vừa mới được viết, được dịch hoặc được mở rộng đáng kể trong tuần này, hãy đề cử tại đây. Hãy cùng tham gia đề cử các bài viết cũng như thảo luận chúng, "Bạn có biết" là dành cho tất cả mọi người!
Mời anh Dammio đánh giá lại bài viết Làng Hành Hương
Bình luận mới nhất: 12 năm trước1 bình luận1 người đã thảo luận
Bình luận mới nhất: 12 năm trước1 bình luận1 người đã thảo luận
Mình xin rút kinh nghiệm, quả thật mình tìm nguồn dữ liệu trên Internet không bằng bạn được. Và mình lại chú trọng về các website của Du lịch do đó nên bỏ sót các yếu tố trên. Mình sẽ nâng cấp lại bài này. Cám ơn bạn với những thảo luận quý giá trên.
SonSTC (thảo luận) 04:06, ngày 15 tháng 3 năm 2012 (UTC)Trả lời
tên bài
Bình luận mới nhất: 12 năm trước6 bình luận2 người đã thảo luận
bài này của bạn chắc phải đưa vào kỉ lục tên bài dài nhất trên wiki mất thôi:-D, sao bạn ko thử rút ngắn lại, đại loại như Danh sách các trường cao đẳng khu vực tỉnh thành phía Nam (ngành công nghệ thông tin) hay Danh sách các trường đại học tại Hà Nội (ngành công nghệ thông tin) cho gọn hơn.Jspeed1310 (thảo luận) 04:13, ngày 31 tháng 3 năm 2012 (UTC)Trả lời
các trường ở việt nam hiện nay đào tạo rất nhiều ngành chứ không chỉ 8 ngành như trong bài.Nếu chia ra theo từng khu vực, thành phố như bạn đang làm thì rất khó và tốn nhiều thời gian tạo+chỉnh sửa mà cl bài chưa chắc đã đảm bảo, tốt nhất bạn nên xóa những bài như này đi, gộp tất cả lại phân theo từng ngành như bài này là tốt nhất.Jspeed1310 (thảo luận) 13:02, ngày 31 tháng 3 năm 2012 (UTC)Trả lời
Tạm thời là chia ra 8 ngành sau này thêm bản mẫu sau, cái đó đâu có gì khó. Mình tách ra thành từng vùng nhằm 2 mục đích: 1. Wikipedia có thêm bài, 2. Người đọc sẽ khoanh vùng đại học phù hợp với nhu cầu của mình. Bạn xem tên bài bạn đặt vậy chuẩn chưa, có gì kiến gì nữa không, nếu không thì để mình tiếp tục cv ?? Dammio (thảo luận) 02:48, ngày 1 tháng 4 năm 2012 (UTC)Trả lời
mình lại nghĩ nếu gộp tất cả lại thành các bài theo từng ngành, trong đó chia đề mục theo từng khu vực,tp thì đơn giản hơn cho người đọc, tránh trùng lặp. bài nàycủa Dammio nd trùng với bài này vậy có cần thiết phải tách ra thành từng bài như vậy. tên gọi thì ko có ý kiến gì,bài này mới đc gọi là kỉ lục wiki :D.Jspeed1310 (thảo luận) 03:44, ngày 1 tháng 4 năm 2012 (UTC)Trả lời
Ok vậy gộp thành các nhóm ngành, bạn xóa hộ ngay tất cả các bài viết bạn đã đánh dấu hộ để tránh trùng lặp, mình sẽ làm theo các trường theo chuyên ngành là được. Còn về tên bài dài hay ngắn theo mình không phải là vấn đề quá lớn, nếu muốn mình có thể rút tối đa đại loại như: Danh sách trường ĐH CNTT Hà Nội. Dammio (thảo luận) 04:23, ngày 1 tháng 4 năm 2012 (UTC)Trả lời
Biểu quyết xoá bài
Bình luận mới nhất: 12 năm trước4 bình luận2 người đã thảo luận
Nguồn và bản quyền không xác định đối với Hình:Windows 8 server start screen.png
Bình luận mới nhất: 12 năm trước4 bình luận3 người đã thảo luận
Cảm ơn bạn đã tải lên Hình:Windows 8 server start screen.png. Tôi thấy trang mô tả hình của bạn hiện không xác định ai là người đã tạo nên nó, do đó tình trạngbản quyền cũng không rõ ràng. Nếu bạn không tự tạo ra tập tin, bạn cần phải có lời giải thích hợp lý tại sao bạn có quyền dùng nó tại Wikipedia (xem cách ghi thẻ quyền ở dưới), đồng thời bạn cần ghi rõ bạn tìm thấy nó ở đâu, mà trong đa số trường hợp đó là địa chỉ trang web mà bạn đã lấy, và các điều khoản sử dụng được ghi trong trang web đó.
Tôi tải từ 1 dự án bên Wikipedia với bài viết tương đương, thật ra tôi không hiểu lắm về bản quyền hình trong Wikipedia nó rất lòng vòng và thật sự khá phiền toái. Hình tôi lấy từ bài viết tương đương ở dự án Wiki English. Đơn giản là vậy, tuy nhiên lúc chọn bản quyền thì quá nhiều thứ đáng bàn, nói trắng chả biết chọn cái nào phù hợp. Dammio (thảo luận) 14:23, ngày 24 tháng 4 năm 2012 (UTC)Trả lời
Bài viết thương mại điện tử có nhiều thông tin và định nghĩa mang tính khẳng định, nhưng lại không có nguồn để chứng minh thông tin chính xác. Nghĩa của electronic commerce hiện nay rất rộng, nhưng dù có rộng nghĩa cũng chỉ loanh quanh trong các nghĩa thương mại, buôn bán, hay giao dịch, quản trị có liên quan trực tiếp & gián tiếp đến kinh doanh, thương mại, nhưng bài bên tiếng Việt lại có cả phần viết thêm về những giao dịch trực tuyến giữa 2 đối tượng với nhau thông phương tiện điện tử, (dù là hoàn toàn không liên quan đến thương mại, hay kinh doanh), như chính phủ điện tử, như giao dịch "giữa các cơ quan Chính phủ". Cần có thêm nguồn và thông tin chuẩn xác để chứng minh cách hiểu này. Còn nếu không thì theo tôi, E-goverment (chính phủ điện tử) không thuộc về thương mại điện tử , mà là một phần riêng và cùng với thương mại điện tử là 2 mục con thuộc về thể loại: "giao dịch điện tử" hay "tương tác điện tử", và tất cả những thứ này có thể xếp vào thể loại :dịch vụ trực tuyến đươc. .
Nhưng bên en, bài "Government-to-business" trong tựa đề đâu có ghi (thương mại điện tử), tựa bài và nội dung bài hiện nay, có vẻ không tương thích với nhau ? . Nếu bạn nói thế, thì mấy ông thầy, hoặc ông thầy bạn lạm dụng chữ TMDT rồi, đúng ra phải dịch là "giao dịch điện tử" hay "tương tác điện tử" . Bên tiếng anh cũng xếp bài này vào thể loại: "Electronic commerce" nhưng nghĩa của chữ commerce lúc này rất rộng, không chỉ có nghĩa là "thương mại" đâu. Dùng 1 chữ nghĩa thường dùng theo nghĩa hẹp của tiếng Việt để dịch một chữ nghĩa rộng của tiếng Anh, không hợp lý. VN mình cũng chưa có Viện hàn lâm nghĩ thấu đáo các từ chuyên môn và thống nhất từ ngữ, mạnh ai nấy dịch nên đôi khi không chính xác, nhiều người sau lại đi theo vết xe đổ. Mình nghĩ là nên cân nhắc dùng tử cho chính xác, và thuận với đặc thù tiếng Việt, không nên dịch quá máy móc theo tiếng Anh. Từ ngữ và nghĩa dùng không chuẩn thì nên chỉnh lại. Mình đề nghị dùng thể loại : Giao dịch điện tử (hay "tương tác điện tữ" cũng được), hợp lý vá chính xác, và nghĩa cũng rộng, bạn nghĩ sao ? Mình mến sự thiện chí của bạn, mới vào Wiki mà đã đóng góp rất nhiều, nhất là nhiều bài trong lãnh vực điện tử.--Langtucodoc (thảo luận) 15:50, ngày 5 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời
Về định nghĩa 2 hình thức E-Goverment và E-Commerce là hoàn toàn khác nhau nhưng cũng có 1 số đặc điểm chung. Đây là 2 bài viết riêng biệt nhưng có lẽ E-Commerce lúc xuất hiện ở Việt Nam (khoảng 97-2000) có nhiều tác giả cho rằng trong việc phân loại hình thức tham gia thì có thêm chủ thể G vào (Goverment) + B (Business) + C (Customer) từ đó hình thành 9 hình thức. Tôi nhớ không nhầm ngày trước có 1 vị Tiến sĩ ở Viện CNTT Việt Nam hình thành bảng đó và chỉ ghi B2C, B2C là hình thức TMDT, khái niệm này vẫn tranh cãi ở Việt Nam. Cách đây 5 năm tôi đã nhìn thấy Wikipedia phân theo cách này nhưng hiện giờ thì không có lẽ đã đổi quan điểm. Bạn phải hiểu là kiến thức ngành có được về TMDT phát triển từ khoảng năm 2000, đến nay 12 năm, tuy TMDT là ngành trẻ nhưng có tính năng động quá cao, trước đây tôi có đi khảo sát rất nhiều người vẫn giữ kiến thức từ năm 2000 thì 12 năm không phải thời gian quá dài. Theo nghiên cứu quốc tế thì có chuẩn thống nhất như sau:
1. E-Commerce và E-Goverment có nhiều điểm chung như: quá trình phát triển, tích hợp, tiết kiệm giá thành, chia sẻ thông tin, ...
2. Theo nghiên cứu của tôi thì 2 hình thức khác nhau ở điểm cơ bản là đó cách phân chia hình thức con được thiết lập từ 9 hình thức GBC ở trên.
E-Government: có tính thông tin + giao dịch với 5 cấp độ: G2C, G2G, G2B, G2E, IEE (Internal effectiveness & efficiency + tranh cãi) + thêm hình thức C2G mà Wiki En tranh cãi nảy lửa mới có được
E-Commerce: theo nghĩa hẹp thì phù hợp hơn nhiều, nếu theo rộng thì thật sự chả biết rộng thế nào, bạn có thể tham khảo rằng bản thân cái def của từ E-Commerce cũng rất nhiều org tham gia def nhưng chả ông nào chịu ông nào. E-Commerce cũng có tính tt + gd với các hình thức: B2C (cái này chuẩn), B2B (chuẩn), B2G (tranh cãi), B2E (chuẩn), IEE (Internal effectiveness & efficiency + tranh cãi). Ngày bản thân của Wiki En không dám ghi các hình thức này. Hình thức C2C vẫn tranh cãi (có người cho rằng nó nằm trong mua bán rao vặt => E-Commerce, tôi thiên về ý kiến này hơn)
Có lẽ bạn nên tìm bài "E-Commerce and E-Goverment: How to they compare?" What can they learn from each other của các tác giả từ đại học Cali, camerio (ý) để tham khảo.
=> Hướng giải quyết: viết lại bài theo hướng của Wiki En (chung chung) 2 bài E-Commerce và E-Goverment, 9 hình thức kia thì có thể không liệt kê vào cái nào mà cũng đề chung chung (có thể tiêu đề khó hiểu). Thật sự phân chia rõ vậy nhưng tương lai 9 cái forms ấy được phân chia thế nào thì trời biết. Các hình thức này bên Wiki En lại tuân theo định nghĩa chuẩn của bọn Anh chứ ko phải Mỹ (bọn Anh thì bảo thủ rồi) nhưng tình hình thực tế nhiều chính phủ cũng ra kinh doanh chứ chẳng chơi cho kiến thức có được từ Wiki En chỉ mang tính hình thức. Tôi sẽ nghiên cứu xem cách giải quyết khả dĩ nhất. Dammio(thảo luận) 16:30, ngày 5 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời
Thêm nữa, có điều ngày trước mọi người viết bài về vấn đề kinh doanh của Wiki cũng "sợ thật", ém hết nguồn, viết theo cảm hứng, nên thế hệ chẳng biết đâu mà lần. Sau đó nhiều trang lấy chính nguồn Wiki làm news cho mình, nhiều trường đại học với nhiều ông giảng viên chưa đủ cơ thích Tiếng Việt cũng lấy ngay Wiki...==> bạn hiểu lý do sao rồi đó, cả 1 thế hệ. Dammio (thảo luận) 16:36, ngày 5 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời
Tôi ủng hộ cách làm việc của Dammio. Vì tôi tin là vài người đã hiểu sai về từ TMDT rồi nhiều người sau cứ đi theo vết xe đổ ấy, tạo thành một sự sai lạc hay là thiếu chuẩn xác rộng lớn. Hiện tình khoa học và công nghệ thay đổi theo từng ngày, các ngành học bên Âu Mỹ cũng biến dạng, hay phân hóa, thu nhỏ hay mở rộng theo thời gian. Chứ đừng nói là một khái niệm về công nghệ như TMDT này, chắc chắn khái niệm không đóng khung chết 1 chỗ. Vậy tại sao cứ đóng khuôn trong những mô thức và định nghĩa cũ khi lại không có nguồn chứng minh cho những đoạn suy luận có phần suy diễn và hỗn tạp kia ? Dammio cũng làm việc rất cẩn thận, lấy bài bên tiếng Anh làm chuẩn (tôi tin kiến thức bên Wi en vì bên đó nhiều người đọc và tuần tra hơn bên mình, lại có nhiều chuyên gia, và khái niệm TMDT hay là nhiều khái niệm công nghệ khác là dịch từ gốc tiếng Anh) và thêm một số cách hiểu khác từ VN (có nguồn). Những phần Dammio loại ra ngoài bài, đâu có mất hẳn, nhưng tạm lưu tại trang thảo luận này (Violet cũng thấy là trước đó cũng có nhiều đoạn khác cũng bị tạm lưu tại trang này như thế), và bất cứ lúc nào cũng có thể đem trở lại vào trong bài, nếu có nguồn. Tôi cũng mong là Dammio sẽ theo bên tiếng Anh, loại phần chính phủ điện tử và những giao dịch tương tác không liên quan đến thương mại, kinh doanh ra khỏi phần TMDT này (mà đưa vào phần giao dịch diện tử nói chung), theo chuẩn nghĩa ngữ của quốc tế; và những cách hiểu khác trong tiếng Việt có thể ghi thêm ở một phần nhỏ bên dưới, nhưng chỉ để tham khảo. Tôi cũng tin là tiếng Việt có nhiều nghĩa và cách sử dụng đặc thù, không thể dịch máy móc như bên tiếng Anh, nhất là mình còn thiếu nhiều từ ngữ khoa học, nên nhớ là tiếng Việt có nhiều từ ngữ có nghĩa không rộng như từ tương xứng tiếng Anh.
Tôi thấy là bạn đã bỏ những chữ (thương mại điện tử) trong tựa đề những bài viết về G2B, G2G,.... Hoan nghênh ! Tôi nghĩ bạn có thể lập thể loại riêng cho nó (Chính phủ điện tử hay Giao dịch tương tác). Bạn cứ mạnh dạn sửa bài, nếu chứng minh là có nguồn (Nhưng mong bạn ưu tiên dùng nguồn tiếng Anh, tôi tin là chuẩn theo nghĩa ngữ quốc tế hơn), theo phương châm Wikipedia:Táo bạo. --Langtucodoc (thảo luận) 06:40, ngày 6 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời
Khái niệm TMDT thực chất ở Việt Nam là đúng với bài viết cũ nhưng quan niệm trên TG hơi khác 1 chút, có lẽ tôi sẽ bài TMDT theo hướng, có thể thêm 1 chuyên mục chuyên về VN. Dammio (thảo luận) 12:22, ngày 6 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời
CAM
Bình luận mới nhất: 12 năm trước2 bình luận2 người đã thảo luận
Có thể ở đây không có CAM, nhưng có một sự thật là những thành viên (nhất là người mới) có tư tưởng "fản đŋ" sẽ bị ai đó dùng IP hoặc nick phụ "chăm sóc" đặc biệt. CNBH (thảo luận) 05:51, ngày 8 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời
Thế thì tôi có quyền yêu cầu KDV truy vết IP + ban nick thành viên này (nếu may mắn có chụp ngay acc chính), chiếu theo đúng luật của Wikipedia. Tôi thấy Wikipedia khá dễ dãi đấy. Dammio (thảo luận) 12:28, ngày 9 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời