Thảo luận:Tư tưởng Hồ Chí Minh/Lưu 1Báo đảngBáo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam: Nguồn dẫn tìm không thấy nội dung. — thảo luận quên ký tên này là của 87.98.217.43 (thảo luận • đóng góp).
Trung lậpNgôn ngữ của bài này chưa trung lập, nhiều đoạn vẫn còn quá giống với các tài liệu mang tính tuyên truyền, sử dụng các thuật ngữ không bách khoa và chỉ được sử dụng giới hạn.Tran Quoc123 (thảo luận) 16:28, ngày 24 tháng 7 năm 2008 (UTC)
Tôi xin nói với các ngài là bài này cực kỳ không trung lập, mang đậm tư tưởng của "dảng và nhà nước".Do đó cần thiết có thêm mục:Những ý kiến trái chiều về tư tưởng hồ chí minh.113.23.23.113 (thảo luận) 04:41, ngày 10 tháng 10 năm 2010 (UTC)
Bài viết y chang "Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh". Hắc Quỷ (thảo luận) 09:17, ngày 12 tháng 11 năm 2010 (UTC)
Tư tưởng HCM về Công nghệ Thông tin
--Да или Нет (thảo luận) 02:11, ngày 24 tháng 1 năm 2010 (UTC)
còn thiếuXin nhắc ai đã viết bài này còn thiếu một từ quan trọng là. ở phần khái niệm...toàn diện và sâu sắc.. chứ không phải chỉ toàn diện đề nghị sửa chữa ngay cho
Cần thêm nguồnGiới thiệu Tư tưởng Hồ Chí Minh mà chỉ sử dụng sách của NXB. Chính trị quốc gia thì hơi thiếu. Cần thêm những nguồn khác khách quan và đáng tin cậy hơn để viết và đánh giá tư tưởng của ông. Bùi Thụy Đào Nguyên (thảo luận) 00:29, ngày 4 tháng 5 năm 2010 (UTC)
Cần thêm mục quan điểm của các nước khác về Hồ Chí MinhBài viết hơi thiên vị HCM và đúng theo luận điệu tuyên truyền của Đảng CSVN (sao ko gọi HCM là Người đi cho nó trọn vẹn), tôi cho rằng cần có mục: quan điểm của Phương Tây (những nước tự do dân chủ) về HCM Vì ai cũng biết, nhân dân các nước tự do dân chủ coi HCM, Mao, Stalin, Phi đen, Lê nin... là những kẻ độc tài, mỵ dân, và phản dân chủ
Đây không phải là một diễn đàn để bàn luận chung chung về Tư tưởng Hồ Chí Minh. Những kiểu thảo luận như trên mà không liên quan trực tiếp đến phần nào, đoạn nào, nội dung cụ thể nào của bài viết sẽ bị xóa bỏ thẳng mà không cần thảo luận trước. Xin bạn hãy viết thảo luận trong suy nghĩ rằng chỉ để cải tiến bài viết mà thôi.Que Huong Niem Nho (thảo luận) 17:56, ngày 14 tháng 12 năm 2010 (UTC)
Không có fact, nguồn http://xoathantuong2.tripod.com/lp/lp_05.htm không thể được coi là 1 "fact". Và trong HCM Toàn Tập cũng không có đoạn nào bảo HCM không theo CNCS như thông tin đã suy diễn méo mó. Bạn có thể vào trang Hồ Chí Minh, xuống phần "Tác phẩm của Hồ Chí Minh" tra lại tập 5 của Hồ Chí Minh TT để kiểm định thông tin. Que Huong Niem Nho (thảo luận) 18:50, ngày 14 tháng 12 năm 2010 (UTC)
Vấn đề là link đó có liên quan trực tiếp gì đến nội dung nào của bài viết? Trang "Talk" của Wiki không phải là nơi quăng link ra đó hoặc quảng cáo website, quảng bá các bài viết hợp gu chính trị, hợp gu tuyên truyền của mình. Que Huong Niem Nho (thảo luận) 19:14, ngày 14 tháng 12 năm 2010 (UTC)
Một số vấn đề về ai là tác giả của một số tác phẩm ký tên Nguyễn Ái Quốc tại PhápĐể rộng đưởng mở rộng thông tin, có những ý kiến khác nhau, đưa ra cho mọi người tham khảo: bút hiệu Nguyễn Ái Quốc là của chung ba người: Phan Văn Trường, Nguyễn An Ninh và Nguyễn Thế Truyền. http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20101119-phu-luc-nguyen-ai-quoc-lai-lich-va-van-ban-phan-2a Trong phần 1 của series loạt bài này của RFI, có nói về Hồ Chí Minh toàn tập. Continuoustime (thảo luận) 05:52, ngày 14 tháng 1 năm 2011 (UTC)
Mình vẫn lấy lại quan điểm của mình nhé, cái này bên nước ngoài cũng nói rồi. Về ưu tiên giải phóng dân tộc hơn giai cấp, thì cái này là học theo Lenin, xem lại luận cương Lenin, chỉ sau này Stalin mới đề ra nhấn mạnh giai cấp hơn các đồng chí nhà ta đệ Bác theo đuôi thôi. Thứ hai về vấn đề dân chủ, thì vẫn chcung chung ko có gì mới. Cái khác của cụ Hồ là giai đoạn trước 1951, nhưng sau thì vẫn lấy mấy chủ nghĩa kia làm nền tảng, cho dù cụ có muốn hay không. Tớ nghiên cứu cụ Hồ dựa vào HCM toàn tập, chứ ko cắt xen báo chí rồi nói đó là tư tưởng của cụ.Tuantintuc17 (thảo luận) 11:32, ngày 16 tháng 9 năm 2012 (UTC) To: TemporaBạn Tempora cho tôi hỏi vài vấn đề sau:
Đoạn văn do Tempora mới viết sau đây: "Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã áp dụng các biện pháp cải tạo Xã hội chủ nghĩa như Liên Xô và Trung Quốc đã thực hiện. Trong nông nghiệp trước hết thực hiện Cải cách ruộng đất, sau đó tập thể hóa nông nghiệp bằng việc thành lập các hợp tác xã nông nghiệp. Nhà nước đồng thời quốc hữu hóa tất cả các cơ sở công nghiệp, nắm độc quyền phân phối hàng hóa, thủ tiêu thị trường tự do. Tất cả các ngành khác như vận tải, tài chính... đều do nhà nước độc quyền." chẳng có liên quan gì đến tư tưởng Hồ Chí Minh cả. Hồ Chí Minh cũng chưa bao giờ viết rằng "Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã áp dụng các biện pháp cải tạo Xã hội chủ nghĩa như Liên Xô và Trung Quốc đã thực hiện". Cái này giống như một đoạn văn bình luận trên báo chí hơn là nghiên cứu khoa học về tư tưởng Hồ Chí Minh và hoàn toàn xa rời chủ đề của bài. Ngay cả có đưa chú thích vào đây thì chắc chắn cũng là mạo nguồn. Đoạn này cũng có thể xóa được. --Двина-C75MT 10:32, ngày 26 tháng 10 năm 2012 (UTC)-- Đã tiếp thu và nâng cấp bài viết. Tempora (thảo luận) 11:13, ngày 26 tháng 10 năm 2012 (UTC)
Bạn Tempora có đưa ra nguồn Sáng tạo của Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam, PGS.TS Bùi Đình Phong, Tạp chí Ban Tuyên giáo Trung ương để làm nguồn cho cái mà Tempora gọi là "Học thuyết cách mạng hai giai đoạn" với trích dẫn sau: ...Đây chính là sự phát triển sáng tạo luận điểm của Lênin về hai giai đoạn cách mạng- cách mạng dân tộc dân chủ và cách mạng xã hội chủ nghĩa, giữa hai giai đoạn đó không có một bức tường thành nào ngăn cách...' Nguồn chả nói đến cái gọi là Học thuyết cách mạng hai giai đoạn nào hết, bạn Tempora! Nguồn đang nói về lý luận về cách mạng không ngừng. Đừng xuyên tạc nguồn nữa bạn Tempora! Đây là một bài quan trọng, không chỗ để viết linh tinh! Nếu có thể, mời bạn Tempora vào trả lời cho rõ vấn đề này. Đừng lảng tránh nhé bạn Tempora! Nal (thảo luận) 13:25, ngày 26 tháng 10 năm 2012 (UTC)
Tôi đã cố gắng hết sức dung hòa đóng góp của tôi với của Nalzogul để tránh bút chiến. Tempora (thảo luận) 17:59, ngày 26 tháng 10 năm 2012 (UTC)
Bạn Thái Nhi khóa bài vô lý. Wiki không quy định mỗi lần sửa bài là phải thảo luận trước. Chỉ khi nào có bất đồng không thể giải quyết thì mới phải thảo luận để đi đến đồng thuận. Bạn cẩn thận quá mức rồi. Tempora (thảo luận) 08:35, ngày 27 tháng 10 năm 2012 (UTC) Tôi đề nghị tiếp tục khóa một tuần (một ngày thì "cháo" vẫn còn nóng lắm, không "húp" được đâu). Sau đó, nếu được mở, những dẫn chứng đưa vào bài theo lối không nguồn và mạo nguồn sẽ bị xóa. Những sửa đổi bẻ nguồn, vặn nguồn và những xử lý văn bản (chính văn và chú thích) sai quy định của wiki sẽ được chỉnh sửa cho đúng. --Двина-C75MT 09:22, ngày 27 tháng 10 năm 2012 (UTC)-- Bác Minh Tâm dẫn nguồn theo kiểu "Đau bụng uống nhân sâm... chết chắc" để bảo vệ quan điểm cá nhân bị tôi phát giác còn nói ai.:D Đề nghị khóa 1 tuần là vô lý. Mọi người ai cũng muốn xây dựng, chẳng ai muốn phá hoại việc gì phải khóa 1 tuần. Tempora (thảo luận) 09:56, ngày 27 tháng 10 năm 2012 (UTC)
Nal thấy đoạn nào cần nguồn thì cứ đánh [cần dẫn nguồn] chứ đừng tự tiện xóa sẽ dẫn đến bút chiến vì chưa chắc cái Nal nghĩ là bịa đặt là hoàn toàn không có căn cứ. Tempora (thảo luận) 10:17, ngày 27 tháng 10 năm 2012 (UTC)
Hai đoạn sau đây:
Đây là hai đoạn đã dán [cần dẫn nguồn] từ lâu mà chưa có bổ sung, Tempora mới sửa đổi hai đoạn này. Vui lòng thêm nguồn cho những nhận định có thể gọi là từ trên trời rơi xuống này. Nếu không chúng có thể xóa vì đã quá lâu rồi mà không có nguồn tham khảo. Nal (thảo luận) 15:39, ngày 28 tháng 10 năm 2012 (UTC) Tôi chơi đẹp lắm. Để tôi xóa 2 đoạn đó dùm Nal luôn. Tempora (thảo luận) 18:04, ngày 28 tháng 10 năm 2012 (UTC) Đã bảo không được tùy tiện xóa mà Nal cứ xóa những đoạn không thích hoặc không hiểu. Tôi chời đẹp còn Nal chơi xấu lắm.Tempora (thảo luận) 06:42, ngày 30 tháng 10 năm 2012 (UTC)
Hồ Chí Minh là người đầu tiên chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phầnKhẳng định này sai. Xem: http://en.wikipedia.org/wiki/New_Economic_Policy http://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%C3%ADnh_s%C3%A1ch_kinh_t%E1%BA%BF_m%E1%BB%9Bi_%28Nga%29
Vậy thì ghi rõ ràng là ở VN. Nhưng vẫn phải có nguồn. Tôi không xóa nhưng vẫn để fact. Tempora (thảo luận) 14:00, ngày 3 tháng 11 năm 2012 (UTC)
Vấn đề dân tộcTôi không hiểu Tempora đưa đoạn này: Theo Các Mác, Ph.Ăngghen quá trình hình thành dân tộc gắn liền với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản...... Hơn nữa học thuyết do hai người đề xướng cho rằng sự cách biệt dân tộc và những sự đối lập giữa nhân dân các nước cũng ngày càng mất đi cùng với sự phát triển của giai cấp tư sản, tự do buôn bán, thị trường thế giới sự đồng đều của sản xuất công nghiệp và những điều kiện sinh hoạt thích ứng với nền sản xuất ấy vào để làm gì? Đoạn này trợ giúp rất ít để giải thích cho lý do vì sao Mác và Ăngghen không tìm hiểu sâu về vấn đề dân tộc thuộc địa (lý do chính "ở Tây Âu vấn đề dân tộc đã được giải quyết trong cách mạng tư sản"). Trong khi đoạn cũ đã đủ để người đọc hiểu. Tôi thấy viết thế là thừa, thành ra viết lan man rồi! Tôi không rõ câu ...quá trình hình thành dân tộc gắn liền với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản của bạn Tempora, bạn Tempora có thể giải thích cho nhận định này không? Nal (thảo luận) 15:39, ngày 3 tháng 11 năm 2012 (UTC) Trong nguồn Tuyên ngôn đảng cộng sản có rồi đó. Đưa những quan diểm của Marx vào không thừa vì làm như vậy mới thấy được sáng tạo của Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc. Tempora (thảo luận) 02:52, ngày 4 tháng 11 năm 2012 (UTC) Nhận định "quá trình hình thành dân tộc gắn liền với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản" của Marx và Engels không phải của tôi. nal chịu khó tìm đọc những tài liệu tôi đã dẫn là hiểu ngay. Tempora (thảo luận) 03:00, ngày 4 tháng 11 năm 2012 (UTC) Tempora dẫn luận cũng không đúng nốt. Luận điểm dân tộc hình thành từ sự phát triển của quốc gia tư bản là của I. V. Stalin (các bạn có thể tìm đọc Stalin toàn tập). Karl Marx, Friedrich Engels và V. I. Lenin cho rằng quốc gia dân tộc (Nation, national) hình thành từ khi có chế độ chiếm hữu, tức là từ khi có nhà nước. Tuy nhiên, nhận thức (ý thức của bản ngã) về quốc gia dân tộc lại hình thành muộn hơn do ý thức luôn di sau thực tế. Đến thời kỳ phát triển lý luận của chủ nghĩa Marx - Lenin về vấn đề dân tộc những năm 1960 - 1970 ở các nước XHCN, lý thuyết của I. V. Stalin đã bị phủ nhận. Ngoài ra, con đường dẫn luận của Tempora không có gì lạ. Nó đã diễn ra ở Liên Xô trong thời kỳ Gorbachov khi người ta cố tình tách Marx khỏi Engels, tách Lenin khỏi Marx. Và bây giờ, trong bài này, Tempora đang cố tách Hồ Chí Minh khỏi Marx càng xa càng tốt. Nếu có điều kiện thì hạn chế luôn cả mối liên hệ giữa tư tưởng Hồ Chí Minh với tư tưởng của Lenin, trong đó có các vấn đề về các dân tộc thuộc địa. Ngay cả đến Luận cương của Lenin về vấn đề dân tộc và thuộc địa mà Hồ Chí Minh đọc được ngay trong thời gian Đại hội Tour cũng không được nhắc đến. Thâm ý sâu xa của Tempora là đang muốn phân lập hai phần: phần dân tộc và phần cộng sản trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Sau đó cô lập hai phần này với nhau để rồi phủ nhận từng phần, tiến tới phủ nhận toàn bộ tư tưởng Hồ Chí Minh. Chẳng cần phải học hành cao siêu gì cũng nhận ra được ngón võ này. --Двина-C75MT 10:41, ngày 4 tháng 11 năm 2012 (UTC)-- Bác suy nghĩ sâu xa quá! Nghĩ ra những điều người viết còn chưa nghĩ ra. Bái phục bác! Bác có "Luận cương của Lenin về vấn đề dân tộc và thuộc địa" thì dẫn vào bài. Em không biết nó nằm trong tập mấy của Lenin toàn tập để trích ra. Tempora (thảo luận) 12:30, ngày 4 tháng 11 năm 2012 (UTC) Vấn đề là lịch sử nó có sao thì phải nói thế. Bất kể ai đó hài lòng hay không hài lòng. Cái suy nghĩ mà Tempora coi là sâu sa ấy thực ra chẳng phải do tôi phát minh ra. Nhiều người đã nhận xét như vậy khi không ít người đã làm như vậy. Còn Tempora có nghĩ đến hay có làm hay không thì đấy lại là chuyện khác. --Двина-C75MT 13:24, ngày 4 tháng 11 năm 2012 (UTC)--
Không đưa Luận cương của Lenin về vấn đề dân tộc và thuộc địa vào thì nói là muốn tách Hồ Chí Minh ra khỏi Lenin. Đưa vào thì nói cho vào làm gì. Chẳng hiểu nổi làm thế nào mới vừa ý 2 người. Tempora (thảo luận) 14:28, ngày 4 tháng 11 năm 2012 (UTC) Bạn không hiểu ý của bác Minh Tâm à? Tôi đã khuyên đọc kỹ vào. Trong bài không nói đến luận cương hay sao mà phải thêm vào làm gì? HCM tiếp thu tư tưởng của Chủ nghĩa Mác-Lênin về vấn đề dân tộc, không phải chỉ mỗi chủ nghĩa Lênin. Bạn cố tình không hiểu à? Thế Lênin tự mình ông nghiên cứu về vấn đề dân tộc, thuộc địa hay ông tiếp thu và phát triển tiếp các lý luận của Mác? Nếu bạn có thể sửa được bài này thì chắc chắn bạn phải tìm hiểu qua về Chủ nghĩa Mác-Lênin, trong đó người ta có đánh giá vai trò của Lênin phát triển bổ sung các lý luận của Mác và Ăngghen đấy. Bạn toàn viết xuyên tạc thế này thì tôi đến chịu. Tôi sẽ hồi sửa lại về phiên bản của Cheers!, nếu bạn có ý kiến gì bổ sung, xin vui lòng vào thảo luận trước khi bổ sung. Nal (thảo luận) 16:25, ngày 4 tháng 11 năm 2012 (UTC) Đã thay Lênin bằng Mác - Lênin. Nal không được xóa thông tin có nguồn. Tempora (thảo luận) 01:52, ngày 5 tháng 11 năm 2012 (UTC) Tempora lại trích dẫn lung tung rồi. Riêng về đoạn lưu ý của Lenin mà tôi đã đọc, đang đọc lại và cầm trong tay thì có đoạn sau đây: (Bản của NXB Tiến Bộ. Moskva. 1977. Tập 41 của Lenin toàn tập)
Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề vấn đề dân tộc và về vấn đề thuộc địa của Lê Nin (trình bày tại Đại hội II Quốc tế cộng sản) gồm 12 luận điểm và 6 tiểu luận điểm cho luận điểm thứ 11, dài 10 trang in khổ 14,5 - 20,5. Chỉ riêng đoạn mà Tempora dẫn ra cũng đã dài đến 2 trang in khổ này. Ngoài ra còn có Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề ruộng đất của Lenin (cũng được trình bày tại Đại hội này), gồm 9 luận điểm và 3 tiểu luận điểm cho luận điểm thứ hai, dài đến 8 trang in khổ 14,5 - 20,5. Nếu trích dẫn tất cả ra đây thì cũng chẳng nói lên cái gì cả. Những luận điểm nào mà Hồ Chí Minh tiếp thu ? Những luận điểm nào mà Hồ Chí Minh vận dụng ? Những luận điểm nào mà Hồ Chí Minh phát triển ? Những luận điểm nào mà Hồ Chí Minh chỉ tham khảo vì nó không tiếp cận với thực tế Việt Nam ? Thế mà cách viết của Tempora lại là "quăng ra" những dẫn chứng này một cách không đầy đủ như vậy giống như quang "một cục mực" lên văn bản. Và điều này chỉ làm cho bài viết thêm rối rắm, người đọc như lạc vào mê cung mà không thể định hướng được mạch tư duy của mình. Các tác giả tham gia viết bài này trước Tempora đã cố gắng nối liền cái mạch đó và giờ thì Tempora đã làm đứt mạch tư duy đó thành nhiều đoạn. Đó là cách làm việc đối phó, thiếu khoa học và không phù hợp trên wiki. --Двина-C75MT 04:20, ngày 5 tháng 11 năm 2012 (UTC)-- Chỉ nêu những luận điểm liên quan đến VN. Những luận điểm không liên quan đưa vào làm gì. Bác thích thì đưa vào. Việc gì phải xóa thông tin có nguồn. Còn chuyên đứt mạch tư duy chỉ là ý kiến chủ quan của bác. CHính việc xóa thông tin mới làm đứt mạch tư duy vì chẳng biết Marx, Lenin viết gì để Hồ CHí Minh tiếp thu mà chỉ nói chung chung Hồ Chí Minh tiếp thu chủ nghĩa Marx Lenin. Có đưa tư tưởng Marx-Lenin vào người đọc mới thấy Bác Hồ có sự sáng tạo so với Marx Lenin điều đó chứng tỏ Bác là nhà tưởng đích thực chứ không phải con vẹt nhai lại lời người khác. Nal và Minh Tâm cố tình loại bỏ tư tưởng Marx-Lenin chứng tỏ 2 người đang muốn làm giảm giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh. Âm mưu thật thâm độc!Tempora (thảo luận) 04:39, ngày 5 tháng 11 năm 2012 (UTC)
Giáo trình giành cho học sinh, viết chung chung làm người đọc không thấy được sáng tạo của Bác. Bởi vậy tôi mới nêu chi tiết để làm nổi bật tầm vóc tư tưởng của Bác. Tôi quyết không để Minh Tâm và Nal phá hoại. Tempora (thảo luận) 07:06, ngày 5 tháng 11 năm 2012 (UTC)
Kinh nhỉ? Phá không xong lại quay sang giở trò bảo người khác phá hoại! Thế giáo trình dành cho học sinh-sinh viên nó viết chung chung thế nào? Giải thích thử cho tôi xem cái? Nó là giáo trình viết để cho mọi học sinh-sinh viên ai cũng có thể hiểu, chỉ có mỗi Tempora là chẳng hiểu, xem ra việc đọc hiểu của bạn hơi có vấn đề! Đã thảo luận từ trước rồi. Mọi sửa đổi lớn đều phải ra thảo luận đạt được sự đồng thuận trước khi cho vào bài. Bạn có làm thế không? Muốn thêm gì thì cho vào thảo luận đi, đồng thuận rồi cho vào. Viết linh tinh sợ người khác chỉ chỗ sai, nên không muốn thảo luận chứ gì? Viết đúng chả ai nói, viết sai người ta mới nói. Đừng vừa ăn cướp vừa la làng nữa đi Tempora! Nal (thảo luận) 07:18, ngày 5 tháng 11 năm 2012 (UTC)
Tempora bảo:"Giáo trình giành cho học sinh, viết chung chung làm người đọc không thấy được sáng tạo của Bác. Bởi vậy tôi mới nêu chi tiết để làm nổi bật tầm vóc tư tưởng của Bác.". Nghe ghê chưa ? Thôi nhé, quá đủ rồi! Cái kiểu hô khẩu hiệu để đánh trống lấp ấy chỉ có ở những người đại loại như nhân vật "Trưởng thôn" trong phim "Ma làng" của đạo diễn Nguyễn Hữu Phần thôi. Mà thậm chí còn không thể bằng được tay trưởng thôn ấy đâu! Quá rõ về cái kiểu ăn nói lấp liếm như thế. Đọc mà chỉ để đọc thì đọc thì đọc để làm gì ? --Двина-C75MT 13:21, ngày 5 tháng 11 năm 2012 (UTC)-- Em nói đúng sao bác phản đối ? Wiki là nơi phổ biến kiến thức chứ có phải là chỗ thủ tiêu kiến thức đâu. Kiến thức ở đây là chủ nghĩa Marx Lenin chứ có phải tư tưởng của bọn phản động đâu mà bác đòi xóa. Em thấy chỉ những người cố tình xuyên tạc tư tưởng của Bác Hồ bằng cách trích dẫn bậy mới có lỗi chứ em quang minh chính đại. Marx Lenin có gì em nói thế thì sao lại xóa nhỉ ? Các vụ nhầm lẫn từ quan điểm của Stalin thành quan điểm của Marx là do trình độ em có hạn chứ chẳng cố ý. Bác học cao hiểu rộng sao không truyền chút kiến thức cho thế hệ trẻ mà cứ nhăm nhe đòi xóa ? Tempora (thảo luận) 13:56, ngày 5 tháng 11 năm 2012 (UTC)
Vì sao loại thông tin ra khỏi bài viết ?Đây là những thông tin cậu Nal loại ra khỏi bài viết: Các cuộc Cách mạng tư sản ở Tây Âu đánh dấu sự ra đời của các quốc gia hiện đại và ý thức dân tộc.[1] Học thuyết do hai người đề xướng cho rằng sự cách biệt dân tộc và những sự đối lập giữa nhân dân các nước cũng ngày càng mất đi cùng với sự phát triển của giai cấp tư sản, tự do buôn bán, thị trường thế giới sự đồng đều của sản xuất công nghiệp và những điều kiện sinh hoạt thích ứng với nền sản xuất ấy.[2] Trong tác phẩm này, Lenin chỉ ra rằng phong trào công nhân các nước văn minh có trách nhiệm ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc, phong trào nông dân tại các thuộc địa và các nước chậm tiến đồng thời chống những tàn dư của chế độ phong kiến, chế độ chiếm hữu nhiều ruộng đất, chống bọn địa chủ, giới tăng lữ và những phần tử phản động trung cổ khác. Tuy nhiên Quốc tế cộng sản chỉ nên ủng hộ những phong trào dân tộc dân chủ tư sản ở các thuộc địa và các nước chậm tiến với điều kiện ở đó những phần tử của các đảng vô sản tương lai được tập hợp và giáo dục theo tinh thần đấu tranh chống những phong trào dân chủ tư sản trong nội bộ dân tộc họ. Đối với các dân tộc phụ thuộc và nhỏ yếu, không có con đường nào khác ngoài con đường liên minh với Liên Xô.[3]
Đây đều là thông tin có nguồn hợp lệ. Cậu nói cho tôi biết tại sao cậu làm vậy ? Romelone (thảo luận) 14:03, ngày 22 tháng 11 năm 2012 (UTC)
Nal thảo luận nghiêm túc đi. Tại sao bạn lại không muốn đưa nội dung này vào bài ? Romelone (thảo luận) 15:47, ngày 26 tháng 11 năm 2012 (UTC) Cùng thảo luậnTheo yêu câu của Romelone, tôi trích ra một số đoạn mà Romelone muốn đưa vào bài. Cần lưu ý là để đạt sự đồng thuận, các thành viên cần phải tìm cách diễn đạt khả dĩ mà người kia có thể chấp nhận được chứ không nhằm vào việc không thừa nhận lập luận của bên kia. Mong rằng các bạn giữ bình tĩnh để bài viết có thể phát triển. Thái Nhi (thảo luận) 16:00, ngày 26 tháng 11 năm 2012 (UTC) Đoạn 1
Đoạn 2
Đoạn 3
Đoạn 4Hồ Chí Minh là người đầu tiên chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội tại Việt Nam[1] Đoạn 5K. Marx và F. Engels cho rằng cuộc cách mạng cộng sản chủ nghĩa sẽ đồng thời xảy ra ở tất cả các nước văn minh như Anh, Pháp, Mỹ và Đức do đó có tính chất thế giới và có quy mô toàn thế giới.[2] Lenin lại cho rằng trong các điều kiện phát triển khác nhau thì trong hệ thống đế quốc chủ nghĩa đã xuất hiện các "mắt xích yếu" là nước Nga do đó cách mạng xã hội chủ nghĩa có thể xảy ra mở một quốc gia duy nhất bằng cách thực hiện liên tiếp hai giai đoạn cách mạng: cách mạng dân chủ tư sản và sau đó là cách mạng xã hội chủ nghĩa.[3] Stalin tiếp tục khẳng định có thể xây dựng được chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản tại các dân tộc chưa phát triển chưa trải qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa, trong xã hội chưa có giai cấp công nhân nếu có sự giúp đỡ của giai cấp công nhân Nga làm đầu tàu trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.[4]. Nói đi nói lại, nói tái nói hồi, vẫn là cái giọng cũ của người quen. Tôi tưởng lập nick mới thì phải biết rút ra bài học từ nick cũ, giờ vẫn "ngựa quen đường cũ". Mời đọc lại cho kỹ tiêu đề trong bài, xem cái tiêu đề đấy nó đang nói về cái gì. Đang lạc đường rồi đấy. Lên phía trên, có hẳn mục thảo luận về vấn đề dân tộc đấy. Những cái đoạn mà Romelone hay nói chính xác là Tempora cho vào cũng đề cập trên đấy rồi. Tôi không muốn nói dài dòng ở đây nữa. Nal (thảo luận) 17:12, ngày 26 tháng 11 năm 2012 (UTC)
Theo tôi, những đoạn trên thêm vào bài là thừa.
Theo tôi đoạn 1 nội dung rất rõ ràng. Nal cần phân tích kỹ hơn Nal không hiểu chỗ nào. Đoạn 2 nên bỏ cuối thế kỷ 19. Đầu thế kỷ 20 có nhiều phong trào giải phóng dân tộc như tại Ấn Độ, Việt Nam (tuy chưa thành công)... Đoạn 3 cho thấy quan điểm của Lenin từ đó mới thấy được quan điểm của Bác kế thừa từ Lenin thế nào. Romelone (thảo luận) 07:23, ngày 28 tháng 11 năm 2012 (UTC) Lại nhận định hàm hồ rồi, cái đoạn trong bài, nó có nguồn viết ngắn gọn mạch lạc như vậy, giờ thêm một mớ hỗn độn vào chả còn gì hết. Đọc như nhai sạn vậy! Đã nói rồi, đang nói về tư tưởng của Hồ Chí Minh, dẫn người đọc sang Mác, Lênin làm cái gì? Đoạn văn trong bài đã đủ ý rõ ý rồi, không cần thêm vào những câu văn lủng củng, cháp vá của Tempora nữa đâu. Đây là lần thứ 2 thảo luận về vấn đề này rồi, vẫn một kiểu lý do của Tempora như ở trên, tôi dừng thảo luận ở đây. Chừng nào mà vẫn còn kiểu viết chắp vá, lung tung thế này thì nhất quyết sẽ không đưa vào bài. Nal (thảo luận) 16:10, ngày 28 tháng 11 năm 2012 (UTC) Nal cứ nói là chắp vá nhưng không phân tích cụ thể chắp vá như thế nào. Có Mác - Lênin mới có tư tưởng Hồ Chí Minh vì các nhà nghiên cứu đã khẳng định tư tưởng Hồ Chí Minh kế thừa chủ nghĩa Mác Lênin mà. Bởi vậy phải nói về Mác Lênin một tí để cho người đọc thấy sự kế thừa đó.Romelone (thảo luận) 17:17, ngày 28 tháng 11 năm 2012 (UTC) Nói thêm tí là trong đoạn 4 phát triển khác chấp nhận nhé Nal. Nguồn nói rõ ràng kinh tế tư nhân còn rất ít và sẽ bị cải tạo. Vậy sao gọi là phát triển được ? Nal không thấy mình dùng từ sai sao ? Romelone (thảo luận) 18:10, ngày 28 tháng 11 năm 2012 (UTC) Nói cho rõ: Hồ Chí Minh kế thừa tư tưởng của Mác-Lê Nin. Đúng thế! Nhưng cái sáng tạo của Hồ Chí Minh là vận dụng nó vào thời kỳ quá độ. Tức là thời mà chế độ cũ đã qua nhưng ché độ mới thì còn đang được xây dựng và chưa có tiền lệ ở Việt Nam. Và "nền kinh té nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa" chính là sáng tạo đó. Vì thế, bê nguyên si những nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lê nin về sở hữu toàn dân, về một nền kinh tế 100% nhà nước vào tư tưởng Hồ Chí Minh là không phù hợp với các điều kiện đặc trưng của Việt Nam. Còn trong giai đoạn từ 1960 đến 1969 thì còn phải xét đến một đặc điểm quan trọng nữa: đó là tình trạng chiến tranh ở Việt Nam. Tình trạng chiến tranh thì ở nước nào cũng vậy thôi, nền kinh tế phải được tập trung hóa hết. Mỹ, Anh, Liên Xô, Đức Quốc xã, Nhật Bản.v.v... trong Chiến tranh thế giới thứ hai đều tập trung hóa nền kinh tế. Vì vậy, việc tập trung hóa nền kinh tế của Việt Nam dân chủ cộng hòa trong những năm 1960-1975 chủ yếu là do tình trạng chiến tranh bắn buộc phải làm như vậy. Đây là nguyên nhân khách quan chủ yếu nhất, còn việc vạn dụng những ký thuyết của Chủ nghĩa Mác-Lê nin về nền kinh tế tập trung hóa hay việc tập thể hóa ồ ạt ở Trung Quốc chỉ là nguyên nhân thứ yếu. --Двина-C75MT 01:33, ngày 29 tháng 11 năm 2012 (UTC)--
"nền kinh té nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa" chính là sáng tạo đó là ý rất hay có điều nguồn Nal trích dẫn không hỗ trợ cho thông tin này. Bởi vậy hiện thời không nên đưa vào. Chỉ đưa vào thông tin mà nguồn có hỗ trợ. Bởi vậy dùng từ chấp nhận thì hợp lý hơn phát triển vì nguồn nói rõ ràng kinh tế tư nhân còn rất ít và sẽ bị cải tạo. Romelone (thảo luận) 01:56, ngày 29 tháng 11 năm 2012 (UTC)
Nguồn ghi rõ ràng: "Đối với những nhà tư sản công thương, Nhà nước không xóa bỏ quyền sở hữu về tư liệu sản xuất và của cải khác của họ mà ra sức hướng dẫn họ hoạt động nhằm làm lợi cho quốc kế dân sinh, phù hợp với kế hoạch kinh tế của Nhà nước. Đồng thời Nhà nước khuyến khích và giúp đỡ họ cải tạo theo chủ nghĩa xã hội bằng hình thức công tư hợp doanh và những hình thức cải tạo khác.". Sao gọi là phát triển được ? Kinh tế nhiều thành phần đã có từ trước và HCM chấp nhận nó là điều quá hiển nhiên. Kinh tế nhiều thành phần là chuyện hiển nhiên, chẳng có ai khởi xướng được hết. Chỉ có những người khởi xướng thủ tiêu nó để người khác phải khởi xướng khôi phục nó thôi! Romelone (thảo luận) 02:52, ngày 29 tháng 11 năm 2012 (UTC)
Kinh tế cũ của Pháp để lại là kinh tế nhiều thành phần đó Nal. Hồ Chí Minh muốn cải tạo nó thành kinh tế xã hội chủ nghĩa trong đó kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo, các thành phần kinh tế khác sẽ bị cải tạo. Nguồn ghi rõ ràng mà điều này mà. Romelone (thảo luận) 03:07, ngày 29 tháng 11 năm 2012 (UTC) Nguồn không nói "kinh tế tư nhân còn rất ít và sẽ bị cải tạo" mà chỉ nói một số ít (không phải là rất ít) sẽ được cải tạo. Tuy nhiên, lúc nào và thời điểm nào cải tạo thì lại là chuyện khác. Hồ Chí Minh chỉ đặt vấn đề sẽ cải tạo, còn lúc nào cải tạo thì cái đó phải do diễn biến của quy luật khách quan. Romelone đừng nhầm lẫn "huy động kinh tế tư nhân để phục vụ cho cuộc chiến giải phóng dân tộc (1960-1975)" (một mục tiêu chiến thuật trước mắt) với "cải tạo kinh tế tư nhân" (một mực tiêu chiến lược lâu dài có thể để vài chục năm, thậm chí cả trăm năm). Ngay cả ở các nước tư bản thời chiến tranh thế giới thứ hai, người ta cũng tiến hành việc huy động này. Ngay cả một số học trò của Hồ Chí Minh cũng nhầm lẫn như vậy. Còn việc cải tạo kinh tế tư nhân sau chiến tranh một cách thực sự thì chỉ có sau năm 1975, dựa trên cái nền mà việc "huy động toàn bộ nền kinh tế phục vụ cuộc chiến giải phóng dân tộc" đã tạo ra. Đây mới là sai lầm, nhưng lại không phải sai lầm của Hồ Chí Minh và nó không nằm trong tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế trong thời kỳ quá độ. Vì thế, Romelone không sử dụng cái cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh mà lại sử dụng cái phần mà chính bạn muốn khai thác vì mục đich riêng của bạn. Cái đó từng có nhiều người làm, nhưng tất cả đều dẫn đến sai lầm về nhận thức. Hai là Romelone nhầm lẫn khái niệm "cải tạo" và khái niệm "quốc hữu hóa". Cải tạo đâu chỉ nhất thiết là quốc hữu hóa ? Có cả trăm nghìn biện pháp dể cải tạo mà không cần quốc hữu hóa. Cái hẹp trong tầm nhìn của Romelone chính là điểm này. Chỉ nguyên một việc dùng từ "bị" của bạn đủ nói lên điều đó.--Двина-C75MT 03:23, ngày 29 tháng 11 năm 2012 (UTC)-- Romelone viết: "Kinh tế cũ của Pháp để lại là kinh tế nhiều thành phần"??? Sai rất nghiêm trọng. Nền kinh tế mà Pháp để lại ở Việt Nam sau năm 1954 là nền kinh tế thuộc địa, chủ yếu là bóc lột tài nguyên và sức lao động ở thuộc địa. Nó chỉ có một cặp đối tác duy nhất: Ông chủ Pháp và người làm thuê Việt Nam. Muốn cải tạo nền kinh tế này thì việc đầu tiên là phải đem lại độc lập cho nó về tiền tệ, về quản lý và về kinh tế đối ngoại. Với những nhận thức sai lầm như thế mà lại muốn viết về "Tư tưởng Hồ Chí Minh" thì chỉ có thể làm nát bài này. --Двина-C75MT 03:27, ngày 29 tháng 11 năm 2012 (UTC)-- Theo tôi thấy qua thảo luận trên thì Tempora đã có lời lẽ nhún nhường, Nalzogul lời lẽ có vẻ còn công kích, mong rằng bạn có lời hoà nhã hơn. Demon Witch (thảo luận) 10:27, ngày 29 tháng 11 năm 2012 (UTC) Thật sự em đọc đi đọc lại nguồn của Nal cả chục lần cũng chẳng tìm đâu ra chỗ nào Hồ Chí Minh nói rằng phải "phát triển kinh tế nhiều thành phần". Nguồn chỉ nói rằng: "- Đối với những nhà tư sản công thương, Nhà nước không xóa bỏ quyền sở hữu về tư liệu sản xuất và của cải khác của họ mà ra sức hướng dẫn họ hoạt động nhằm làm lợi cho quốc kế dân sinh, phù hợp với kế hoạch kinh tế của Nhà nước. Đồng thời Nhà nước khuyến khích và giúp đỡ họ cải tạo theo chủ nghĩa xã hội bằng hình thức công tư hợp doanh và những hình thức cải tạo khác." Vậy tại sao ta không bám sát nguồn ? Theo em nên viết là: "Hồ Chí Minh là người chủ trương không xóa bỏ quyền sở hữu về tư liệu sản xuất và của cải khác của những nhà tư sản công thương trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội tại Việt Nam, tiến dần đến việc xóa bỏ các hình thức sở hữu không xã hội chủ nghĩa bằng cách khuyến khích những người làm nghề thủ công và lao động riêng lẻ tổ chức hợp tác xã theo nguyên tắc tự nguyện, khuyến khích và giúp đỡ những nhà tư sản công thương cải tạo theo chủ nghĩa xã hội bằng hình thức công tư hợp doanh và những hình thức cải tạo khác. Đây cũng là quan điểm của Đảng Lao động Việt Nam về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. ". Còn chuyện "huy động kinh tế tư nhân để phục vụ cho cuộc chiến giải phóng dân tộc (1960-1975)" thì không thấy nguồn nói đến. Bác Tâm muốn thêm nội dung này vào bài thì cứ thêm nhưng nên có nguồn. "Nền kinh tế mà Pháp để lại ở Việt Nam sau năm 1954 là nền kinh tế thuộc địa, chủ yếu là bóc lột tài nguyên và sức lao động ở thuộc địa." Em thấy khẳng định này của bác cũng hợp lý. Thời Pháp thuộc, nhiều công ty Pháp hoạt động trong các lĩnh vực khai khoáng, cao su, trồng lúa, xuất nhập khẩu... Giá nhân công, giá đất, thuế khai khoáng tại thuộc địa rẻ hơn chính quốc nên lợi nhuận thu được rất lớn. Nhưng điều đó không phủ nhận nền kinh tế thời Pháp thuộc là nền kinh tế nhiều thành phần. Thế nào là nền kinh tế nhiều thành phần ? Nền kinh tế nhiều thành phần là từ dùng để chỉ một nền kinh tế trong đó có nhiều hình thức sở hữu tư bản, nhiều đối tượng sở hữu tư bản. Ví dụ như doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp nước ngoài, hộ sản xuất, cá nhân... Trong nền kinh tế thời Pháp thuộc có các công ty Pháp và các nước khác, có các doanh nghiệp của người Việt, Hoa Kiều, Ấn Kiều, có nông dân, thợ thủ công, địa chủ... Vậy là có quá nhiều thành phần chứ bác Tâm. Hay bác nghĩ rằng chỉ có các công ty Pháp mới làm kinh tế còn người Việt (nông dân, địa chủ, tư sản, thợ thủ công...), người Hoa, người Ấn... không biết làm kinh tế hay không được luật pháp cho phép làm kinh tế ? Romelone (thảo luận) 11:57, ngày 29 tháng 11 năm 2012 (UTC) Romelone không hiểu khái niệm về "thành phần kinh tế". Việc liệt kê ra một đống các chủ thể tham gia nền kinh tế để rồi bảo nó là nền kinh tế nhiều thành phần một sai lầm. Để được coi là một thành phần kinh tế cần phải đạt mấy tiêu chí này: Chủ thể sở hữu, tính chất sở hữu, quy mô sở hữu, phương thức sở hữu, cơ chế vận hành của sở hữu, sự sở hữu đối với tư liệu sản xuất chính yếu (các tư liệu sản xuất nay có tác động trực tiếp và gián tiếp đến các chủ sở hữu các tư liệu sản xuất không phải là chủ yếu), cơ chế kiểm soát nền kinh tế, các chính sách tài chính, nội thương, ngoại thương, hối đoái.v.v... và nhiều yếu tố khác nữa. Xét nền kinh tế Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc thì các tư liệu sản xuất chủ yếu như đất đai, tài nguyên, khoáng sản, công xưởng, nhà máy, công xưởng, phương tiện vận tải đường sắt, đường thủy, đường bộ đều do tư sản mại bản (tư sản Pháp ở chính quốc) nắm giữ với tỷ lệ lên đến trên 90%. Địa chủ ở Việt Nam là một trong các chủ thể nhưng không được quyền định đoạt số phận của tư liệu sản xuất chủ yếu nhất của họ là đất đai. Nông dân thì lại càng không. Tư liệu đất đai do nhà nước Pháp thông qua chính quyền thuộc địa nắm giữ quyền sở hữu tối cao. Tổng số tư liệu sản xuất còn lại bị chia nhỏ cho nhiều chủ thể nhưng quy mô không đủ lớn để tạo thành một thành phần kinh tế. Cơ ché vận hành của nền kinh tế chỉ có lợi cho một chủ thể lớn nhất là tư sản mại bản Pháp. Tư sản Việt Nam nhỏ về quy mô và rất yếu về tài chính. Những thợ thủ công, những người buôn thúng bán mẹt thì khỏi phải nói về sự manh mún của họ. Thế thì làm sao gọi đó là nền kinh tế nhiều thành phần được. Nếu Việt Nam là thuộc địa của Anh thì lại khác. Nó sẽ có một mô hình kinh tế nhiều thành phần thực sự tựa như Ấn Độ, Malaysia hay Úc (trước khi tách khỏi Liên hiệp Anh) mặc dù vẫn là thuộc địa do toàn quyền Anh lãnh đạo. Thực dân Pháp khác hẳn với thực dân Anh ở chỗ chỉ đào tài nguyên mang về chính quốc là chủ yếu và rất ít mở mang công nghệ chế biến tại chỗ các tài nguyên đó. Chính quyền thuộc địa Pháp là chính quyền cai trị trực tiếp khác với chính quyền thuộc địa Anh nghiên về cai trị gián tiếp. Với cơ chế chính trị kinh tế như vậy thì làm sao mà thuộc địa Việt Nam, cả xứ Đông Dương và những thuộc địa khác của Pháp lại có nền kinh tế nhiều thành phần được ? --Двина-C75MT 04:17, ngày 30 tháng 11 năm 2012 (UTC)-- Nói như bác Tâm thì hiện nay nông dân Việt Nam cũng không được coi là một thành phần kinh tế vì họ không có quyền sở hữu ruộng đất mà chỉ có quyền sử dụng ruộng đất trong 20 năm như luật đất đai quy định. Bác đọc tài liệu nào khẳng định nông dân thời Pháp thuộc không có quyền sở hữu rộng đất ? Hay bác tư duy theo kiểu nay sao thì xưa vậy ? Em không biết bác căn cứ vào sách vở nào mà nói rằng chỉ những công ty lớn sở hữu nhiều tư bản mới được coi là một thành phần kinh tế còn những doanh nghiệp nhỏ hay người hành nghề tự do, hộ sản xuất không được coi là thành phần kinh tế. Vậy bao nhiêu tư bản mới là lớn, mới được công nhận là thành phần kinh tế ? Nói như bác thì hiện nay ở VN hàng chục ngàn công ty nhỏ, các hộ kinh doanh như quán ăn, quán cafe, tiệm tạp hóa... chắc không được coi là thành phần kinh tế. Hiên nay nhà nước vẫn kiểm soát phần lớn hệ thống điện, đường sắt, đường bộ, viễn thông, dầu khí... nên VN không phải là kinh tế nhiều thành phần! Lập luận như bác hóa ra VN hiện nay không phải là kinh tế nhiều thành phần. Em thấy chúng ta thảo luận lan man rồi. Cứ theo nguyên tắc của Wiki thì thông tin đưa vào bài có kèm theo nguồn thì thông tin phải bám sát nguồn. Không thể dùng nguồn để suy diễn ra những điều không có trong nguồn. Em đọc nguồn của Nal chẳng thấy chỗ nào Bác Hồ viết là "phát triển kinh tế nhiều thành phần". Chỉ thấy Bác viết "Đối với những nhà tư sản công thương, Nhà nước không xóa bỏ quyền sở hữu về tư liệu sản xuất và của cải khác của họ mà ra sức hướng dẫn họ hoạt động nhằm làm lợi cho quốc kế dân sinh". Vậy ta cứ bám sát nguồn là xong. Vì vậy đề nghị sửa thành: Hồ Chí Minh chủ trương không xóa bỏ quyền sở hữu về tư liệu sản xuất và của cải khác của những nhà tư sản công thương trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội tại Việt Nam
Nal thảo luận nghiêm túc đi. Khi nào Bác viết là "phát triển kinh tế nhiều thành phần" thì hãy đưa thông tin này vào bài viết. Bác mới chỉ viết "Đối với những nhà tư sản công thương, Nhà nước không xóa bỏ quyền sở hữu về tư liệu sản xuất và của cải khác của họ" mà đã suy diễn thành "phát triển kinh tế nhiều thành phần" thì không hay tí nào. Romelone (thảo luận) 11:37, ngày 30 tháng 11 năm 2012 (UTC) Khổng tử nói: "Một hình bốn cạnh có bốn góc. Dạy cho biết một góc mà không suy ra được ba góc còn lại thì thôi không dạy nữa". --Двина-C75MT 09:50, ngày 1 tháng 12 năm 2012 (UTC)--
Tôi cũng chẳng hiểu các bạn hiểu thế nào là kinh tế nhiều thành phần nữa. Liên Xô là kinh tế nhiều thành phần thì chỉ có Solokhov nói chứ tôi không nói. Lập luận của tôi cũng chẳng có chỗ nào suy ra được Liên Xô là kinh tế nhiều thành phần. Bác Minh Tâm giờ trích Khổng Tử ra nói. Em cũng chịu bác! Nói túm lại không tranh cãi lan man. Nguồn không viết là "phát triển kinh tế nhiều thành phần" thì không suy diễn lung tung trái quy định Wiki. Quy định về trích dẫn: "Câu trích dẫn cần mang tính đại diện cho toàn bộ tài liệu nguồn; người viết bài phải thật cẩn thận để tránh diễn giải sai ý nghĩa gốc của câu trích trong nguồn." http://vi.wikipedia.org/wiki/Wikipedia:Tr%C3%ADch_d%E1%BA%ABn Romelone (thảo luận) 10:36, ngày 1 tháng 12 năm 2012 (UTC) Đọc nguồn không hề thấy "Hồ Chí Minh là người đầu tiên chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội tại Việt Nam" sao Nal cứ viết như vậy hoài ? Nal đang sử dụng nguồn sơ cấp. Đọc lại quy định về việc sử dụng nguồn sơ cấp đi. Romelone (thảo luận) 10:29, ngày 3 tháng 1 năm 2013 (UTC)
Sợ Nal chưa nắm được cách dùng nguồn sơ cấp tôi trích dẫn quy định ra cho Nal coi: Nguồn sơ cấp, nguồn thứ cấp, và nguồn hạng ba Viết tắt quy định: Để phục vụ mục đích của quy định và hướng dẫn trên Wikipedia, nguồn sơ cấp, nguồn thứ cấp và nguồn hạng ba được định nghĩa như sau[1]: Nguồn sơ cấp là những nguồn rất gần với căn nguyên của một đề tài riêng biệt. Một ví dụ là bản tường trình của nhân chứng của một tai nạn giao thông. Tại Wikipedia, có thể sử dụng các nguồn sơ cấp đã được đăng bởi một nguồn đáng tin cậy, nhưng cần phải cẩn trọng, bởi vì nó rất dễ bị dùng sai. Vì lý do này, bất cứ ai không có kiến thức chuyên ngành khi đọc nguồn sơ cấp đều phải có thể tự kiểm chứng được rằng đoạn văn viết tại Wikipedia thống nhất với nguồn. Bất cứ một cách giải thích nào về nội dung nguồn sơ cấp đều phải được dẫn từ một nguồn thứ cấp đáng tin cậy - nơi trình bầy cách hiểu đó. Ở phạm vi mà bài viết dựa vào một nguồn sơ cấp, nó phải thỏa mãn các tiêu chí sau: Chỉ đưa ra các khẳng định mang tính miêu tả về thông tin tìm thấy trong nguồn chính, bất cứ người nào có học và biết suy xét đều có thể kiểm tra độ chính xác và mức độ liên quan của nó mà không cần kiến thức chuyên gia, và Không đưa ra các khẳng định có tính chất phân tích, tổng hợp, diễn giải, giải thích, hay đánh giá về thông tin tìm thấy trong nguồn sơ cấp. Ví dụ về nguồn sơ cấp bao gồm: các di tích khảo cổ học; hình ảnh; tư liệu lịch sử như là nhật ký, kết quả điều tra dân số, phim hay biên bản của việc giám sát, điều trần công khai, xử án, hay phỏng vấn; bảng kết quả của các cuộc điều tra, thăm dò ý kiến; các kết quả được ghi lại hoặc thu lại của các thực nghiệm trong phòng thí nghiệm hoặc ngoài thực địa, các thí nghiệm hoặc quan sát, các kết quả thí nghiệm đã được công bố bởi những người thực sự tham gia nghiên cứu; hồi ký tự truyện, tác phẩm triết học gốc, kinh sách của các tôn giáo, văn bản của cơ quan quản lý, các tác phẩm nghệ thuật và giả tưởng như thơ, kịch bản, kịch bản phim, tiểu thuyết, phim, video, và chương trình truyền hình[2]. Tôi mà viết và dẫn nguồn như Nal chắc bị đánh hội đồng tơi tả vì tội vặn nguồn còn Nal làm vậy mà không sợ gì. Có lẽ cần có bảo quản viên nào đó nghiêm khắc với Nal một tí để Nal tuân thủ quy định nghiêm túc hơn. Romelone (thảo luận) 15:56, ngày 3 tháng 1 năm 2013 (UTC) Romelone (thảo luận) 15:56, ngày 3 tháng 1 năm 2013 (UTC) Ý kiến khácBài này nên được viết lại dưới dạng viết về một cuốn sách; giáo trình; tài liệu...mang tên "Tư tưởng Hồ Chí Minh", nội dung của nó chỉ cần tóm lược các ý chính của quyển sách đó và rất dễ tìm nguồn. Phần mở rộng, đề cập các vấn đề khác, cũng như những nhận định A,B,C... từ những nguồn khác, vậy là ổn. Lưu Ly (thảo luận) 07:46, ngày 4 tháng 1 năm 2013 (UTC)
Nhiều SGK lắm Lưu Ly ơi. Biết lấy sách nào làm chuẩn. Thật ra muốn viết bài tư tưởng Hồ Chí Minh cho nghiêm túc thì phải đọc Hồ Chí Minh toàn tập rồi trích dẫn đưa vào bài chứ không phải đọc SGK. SGK chỉ là mấy ông ăn lương nhà nước nói Bác có tư tưởng này, tư tưởng kia thôi. Romelone (thảo luận) 12:03, ngày 4 tháng 1 năm 2013 (UTC)
Mình chỉ tin những gì Bác viết thôi. Những gì mấy ông khác bảo rằng của Bác mình ko tin đâu. Lưu Ly thấy nguồn nào hợp lệ thì cứ đưa vào. Nếu thấy cần cải tiến cấu trúc bài viết cho khoa học hơn thì cứ làm. Mình sẽ hỗ trợ Lưu Ly. Romelone (thảo luận) 16:03, ngày 4 tháng 1 năm 2013 (UTC) Dùng nguồn sơ cấpNal đang dùng nguồn sơ cấp để suy luận ra điều không có trong nguồn. Romelone (thảo luận) 17:30, ngày 17 tháng 2 năm 2013 (UTC) Khóa bàiÝ kiến tranh chấp giữa Nalzogul và Romelone, xem trong lịch sử bài có suốt từ cuối năm 2012. Do 2 thành viên đều là những người có đóng góp khá tích cực và mới hết hạn cấm nên tôi không thực hiện cấm 2 TV này do 3RR mới nhất mà chỉ tạm thời khóa bài lại trong 1 tuần. Đề nghị 2 thành viên giữ bình tĩnh, thảo luận cho rõ về nội dung đưa vào và nguồn sử dụng, tránh lặp lại việc hồi sửa kéo dài.--Trungda (thảo luận) 04:19, ngày 21 tháng 2 năm 2013 (UTC) |