Hồ Chí Minh là người đầu tiên?
"Hồ Chí Minh có lẽ là người đầu tiên đưa ra quan niệm này."
- Xem civil servant, "servant of the people". Nguyễn Hữu Dụng. 23:28, 5 tháng 10 2006 (UTC)
Tôi cắt bỏ câu ấy, quan niệm đó đã có lâu rồi. Avia (thảo luận) 07:04, 6 tháng 10 2006 (UTC)
- Vậy nếu có thời gian, Avia viết thêm mấy câu về nguồn gốc quan niệm đó đi, bắt đầu có trên thế giới từ bao giờ, nhập vào VN từ bao giờ, tôi khá tò mò. Tôi đoán Hồ Chí Minh cũng nhập khẩu khái niệm này từ Mỹ như đã nhập khẩu "Mỗi con người đều có quyền hưởng tự do độc lập..." từ Tuyên ngôn độc lập của Mỹ, nhưng không biết có phải người Việt đầu tiên làm việc này ? (chắc khó mà tìm được nguồn), và là người chuyển từ tên gọi một nghề nghiệp (civil servant) trong tiếng Anh sang một từ được dùng kèm ý nghĩa về trách nhiệm/đạo đức...
- Về bài civil servant, nội dung như nói về một nghề, không có hàm ý "quan niệm"/"đạo đức" như (hoặc không bằng) từ "công bộc" trong tiếng Việt. Nếu dịch civil servant ra tiếng Việt thì chỉ nên ra một từ "trung lập", đại khái như nhân viên dân sự".
- Tmct 08:10, 6 tháng 10 2006 (UTC)
- Khái niệm này đã có từ khi nền dân chủ ra đời tại Athena. Theo bài en:Athenian democracy: "While citizens voting in the assembly were the people and so were free of review or punishment, those same citizens when holding an office served the people and could be punished very severely. All of them were subject to a review beforehand that might disqualify them for office and an examination after stepping down. Officeholders were the agents of the people, not their representatives.". Thật vậy, trong tiếng Anh, khi một viên chức giữ một chức vụ gì, tiếng Anh gọi là "serve" (chữ "serve" có gốc Latin từ chữ servus, nô lệ). Nguyễn Hữu Dụng 16:01, 6 tháng 10 2006 (UTC)
- Hỏi ngoài lề tí. Trong tiếng Việt, từ "đầy tớ" có nghĩa hạ thấp, "công bộc" do là gốc Hán nên nghe trịnh trọng hơn, còn "người phục vụ" thì hoàn toàn không có sắc thái gì. Vậy từ "servant" trong "civil servant" có hàm ý sắc thái nào không? Tmct 09:31, 7 tháng 10 2006 (UTC)
- Theo tôi nghĩa thì chữ "công bộc" được Bác Hồ sử dụng hoàn toàn không thể ngang bằng với "servant" trong "civil servant". "Công bộc" mang ý khiêm nhường hơn, tỏ thái độ tôn trọng nhân dân hơn. Khái niệm "phục vụ nhân dân" thì có thể đã có từ lâu ở các nước phương Tây, nhưng người dùng và lựa chọn sử dụng chữ "công bộc" là Hồ Chủ tịch, là người đầu tiên trong giai cấp lãnh đạo, cầm quyền có thái độ với nhân dân như vậy, đối lập hẳn với quan niệm thời phong kiến và thời đô hộ của thực dân Pháp trước đó. Casablanca1911 12:01, 9 tháng 10 2006 (UTC)
- Hừm, chính chữ "công bộc" này cũng ko chắc là original đâu. Hình như nguyên gốc là "đầy tớ" (dạo đó Bác dùng từ thuần Việt cho bà con dễ hiểu), sau này ai đó sửa thành "công bộc" cho nó đỡ hạ thấp (ko có dẫn chứng). Thực tế là gần đây mới nghe "công bộc của dân". Còn "đầy tớ của dân" thì quen tai lắm rồi, đài, báo...và nhất là trong các chuyện châm biếm vỉa hè, và gần đây trên đài báo thì tịch không nghe thấy nữa.
- Còn về sắc thái của "servant" trong tiếng Anh thì phải để cho native speaker phát biểu. Tôi và Casa ko làm được. Tmct 12:32, 9 tháng 10 2006 (UTC)
- Ngày nay thì chữ "servant" trong "civil servant" chả ai chú ý đến. Nhưng theo nghĩa gốc thì chữ "servant" có nguồn từ chữ "servus" trong tiếng Latin, có nghĩa là "nô lệ". Chú ý là "người phục vụ" là "server", còn "servant" chỉ có nghĩa là "đầy tớ". Nguyễn Hữu Dụng 16:32, 9 tháng 10 2006 (UTC)
Tôi thấy, câu đầu tiên trong bài là ý chính và là ý giải thích cho tên bài (định nghĩa), còn các ý sau là viết giải thích những vấn đề liên quan đến cụm từ này. Liệu tôi có thể viết các bài như Tang trung bộc thượng, má đào, chén quỳnh tương, phong trần, hồ điệp...tương tự như dàn ý bài này không ? Casablanca1911 04:38, 6 tháng 10 2006 (UTC)
- Tại sao không? Bên en:Wiki có đầy những bài như en:Knocking on wood. Tôi thấy rất có ích.Tmct 08:14, 6 tháng 10 2006 (UTC)
Khái niệm này phổ biến, đã có từ ngàn xưa nhưng danh từ Công bộc của dân chỉ có 280 hits và chưa rõ ràng là Hồ Chủ Tịch dùng chữ công bộc của dân hay là đày tớ nhân dân. Đề nghị đổi tên bài, dùng mục từ phục vụ nhân dân hoặc đày tớ nhân dân, có vẻ phổ biến và trung lập hơn. 77.128.217.72 (thảo luận) 19:08, ngày 30 tháng 1 năm 2008 (UTC)Trả lời
- Đề nghị của bạn thật là vớ vẩn. "Công bộc của dân" là du nhập từ Trung Quốc. Nó được Tôn Trung Sơn tiên sinh nhắc đến nhiều lần. Trong một số trước tác viết trước năm 1945 của Hồ Chí Minh đã thấy có cụm từ "công bộc của dân" hoặc "công bộc của nhân dân". "Đầy tớ của dân" chỉ là lối dịch nôm na của nó, nghe không hay chút nào. Ai lại muốn làm thằng đầy tớ cho người khác bao giờ. Quân đội nhân dân Việt Nam có khẩu hiệu "Vì nhân dân phục vụ" cũng có xuất xứ từ Trung Quốc (quan điểm "Vị nhân dân phục vụ" của Mao Trạch Đông). Có điều nó đã bị dịch sai không đúng với ngữ pháp tiếng Việt, "Vị nhaan đan phục vụ" lẽ ra phải dịch là "Phục vụ vì nhân dân" thì lại bị dịch thành "Vì nhân dân phục vụ'. Quân ca Việt Nam có bài Vì nhân dân quên mình do ông Doãn Quang Khải sáng tác lấy cảm hứng từ khẩu hiệu "Vì nhân dân phục vụ" mà ông thấy trên báo. Ông thấy "Vì nhân dân phục vụ" nghe không hay nên đã đổi nó thành "Vì nhân dân quên mình".Hihihiha (thảo luận) 06:38, ngày 22 tháng 12 năm 2009 (UTC)Trả lời
Do bài viết chỉ đưa ra cái nhìn từ Việt Nam nên tôi treo bản {{tầm nhìn hẹp}} Magnifier (♋•♍) 06:39, ngày 31 tháng 1 năm 2008 (UTC)Trả lời